Lộ diện siêu vật thể “giữa 2 thế giới” khiến NASA bối rối
Kính viễn vọng Hubble đã chụp được một vật thể mà các nhà khoa học không thể phân loại được, nằm cách chúng ta 54 triệu năm ánh sáng.
Theo NASA, hầu hết các thiên hà mà nhân loại vẫn quan sát được trước đây đều thuộc về một trong 2 loại vật thể cơ bản gọi là “thiên hà xoắn ốc” hoặc “thiên hà hình elip”.
Nhưng NGC 4694, một thế giới nằm cách chúng ta 54 triệu năm ánh sáng trong cụm thiên hà Xử Nữ dường như nằm lơ lửng giữa hai thế giới thiên hà hoàn toàn đối lập đó.
Vật thể gây bối rối NGC 4694
Các thiên hà xoắn ốc trẻ trung và năng động, chứa đầy khí cần thiết để hình thành các ngôi sao mới, có các nhánh xoắn ốc chứa những ngôi sao trẻ sáng và nóng này.
Các thiên hà hình elip thì yên tĩnh hơn với các ngôi sao già hơn, đỏ hơn, không có những nhánh xoắn ốc rực rỡ.
NGC 4694 có một đĩa trông nhẵn, không có nhánh xoắn ốc, tức mang vẻ ngoài tổng thể của một thiên hà hình elip.
Nhưng vật thể này cũng đồng thời sở hữu một quần thể sao tương đối trẻ và các ngôi sao mới đang tích cực hình thành trong lõi của nó, tạo ra một vùng trung tâm rực rỡ với cấu hình sao khác biệt rõ rệt so với các thiên hà elip cổ điển.
Video đang HOT
Mặc dù các thiên hà hình elip thường chứa một lượng bụi đáng kể, nhưng chúng thường không chứa nhiên liệu cần thiết để hình thành các ngôi sao mới.
NGC 4694 chứa đầy khí hydro và bụi thường thấy trong một thiên hà xoắn ốc trẻ, hoạt bát, và một đám mây khí hydro vô hình khổng lồ đang bao quanh thiên hà.
Các phân tích kỹ lưỡng hơn cho thấy đám mây khí hydro bao quanh này tạo thành một cây cầu dài dẫn đến một thiên hà lùn mờ gần đó có tên là VCC 2062.
Vì vậy, các nhà khoa học kết luận đây là mấu chốt của sự kỳ lạ.
Vật thể “giữa 2 thế giới” NGC 4694 có thể vốn là một thiên hà hình elip cơ bản thật, đã được trẻ hóa theo kiểu của ma cà rồng trong truyền thuyết.
Hai thiên hà đã trải qua một vụ va chạm dữ dội và NGC 4694 lớn hơn đang tích tụ khí từ thiên hà nhỏ hơn.
Vụ va chạm này đã giúp NGC 4694 có hình dạng đặc biệt và hoạt động hình thành sao, khiến chúng gần như trở thành một nhóm thiên hà không cơ bản, được đề cập khá gần đây và có rất ít đại diện.
Các thiên hà thấu kính không có các nhánh xoắn ốc rõ ràng, nhưng vẫn có một khối phình và đĩa ở trung tâm. Chúng cũng chứa nhiều khí hình thành sao hơn một thiên hà hình elip cơ bản.
Nhưng vẫn còn nhiều đặc điểm khiến NGC 4694 trở nên không dễ phân loại.
“Cần phải đào sâu hơn một chút để khám phá bản chất thực sự của chúng và nhờ Hubble, chúng ta có khả năng khám phá ra bí mật của chúng” – NASA cho biết.
Kính viễn vọng chụp được dấu chấm hỏi ma quái giữa vũ trụ
Một "thông điệp vũ trụ" kỳ lạ từ 7 tỉ năm trước đã được kính viễn vọng không gian James Webb nắm bắt.
Theo Sci-News, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Guillaume Desprez từ Đại học Saint Mary (Canada) đã tìm thấy một dấu chấm hỏi ma quái làm bằng ánh sáng đỏ hiện lên giữa vũ trụ thông qua dữ liệu mới của kính viễn vọng không gian James Webb.
Góc nhìn này đã được kính viễn vọng lâu đời hơn là Hubble quan sát, nhưng khi đó không có dấu chấm hỏi nào hiện ra, do cấu trúc này vốn ở quá xa và ánh sáng từ nó đã bị bụi vũ trụ chặn lại trên đường đi.
Nhưng với khả năng quan sát tối tân hơn, James Webb - "trẻ" hơn Hubble hơn 30 tuổi - đã nắm bắt được ánh sáng hồng ngoại với bước sóng dài hơn. Cũng vì vậy dấu chấm hỏi có màu đỏ.
Cấu trúc dạng đấu chấm hỏi bí ẩn hiện ra từ dữ liệu James Webb - Ảnh: NASA/ESA/CSA
Bài nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society khẳng định đó không phải một ký tự được gửi từ người ngoài hành tinh, mà là một sự trêu đùa thú vị của tự nhiên.
Dấu chấm hỏi trong dữ liệu James Webb thật ra là một thiên hà. Các tính toán về khoảng cách cho thấy hình ảnh mà chúng ta thấy về nó thuộc về vùng không gian quá khứ tận 7 tỉ năm trước.
Nó được tìm thấy tình cờ khi các nhà thiên văn học nghiên cứu cụm thiên hà MACS-J0417.5-1154.
Cụm thiên hà khổng lồ này đóng vai trò như một "thấu kính hấp dẫn", tức nó có khối lượng lớn đến mức gây ra tương tác hấp dẫn làm cong vênh cấu trúc không - thời gian.
Khi nhìn vào các thấu kính hấp dẫn này, các kính viễn vọng giống như đang nhìn qua một chiếc kính lúp, với các vật thể phía sau được phóng to.
Điều này giúp chúng ta có thể nhìn thấy được các vật thể ở rất xa, đáng lẽ ngoài tầm mắt của kính viễn vọng. Tuy vậy, cũng như kính lúp, các thấu kính hấp dẫn đôi khi làm méo mó những thứ phía sau nó.
Dấu chấm hỏi ma quái trong hình ảnh vừa cong bố là một ví dụ.
Nhóm nghiên cứu cho biết trên thực tế, phần lớn dấu chấm hỏi là một thiên hà có độ lớn tương đương thiên hà Milky Way (Ngân Hà) mà Trái Đất đang trú ngụ.
Thiên hà đỏ được phát hiện cùng với một thiên hà xoắn ốc mà nó tương tác và đã được Hubble phát hiện trước đó.
Cả hai đang được phóng đại và bóp méo theo một cách bất thường, và kết quả là thứ trông như một thông điệp hoài nghi từ vũ trụ.
Cả hai thiên hà trong cụm "dấu chấm hỏi" này đều đang hình thành sao mạnh mẽ, vốn được kích hoạt bởi sự hợp nhất đang bắt đầu.
Vì vậy có thể nói chúng ta đang quan sát chúng trong một khoảnh khắc đặc biệt, có ý nghĩa lớn đối với các nghiên cứu thiên văn.
Ngân Hà của chúng ta được cho là đã trải qua trên 20 vụ hợp nhất. Quan sát các sự việc tương tự đối với một thiên hà khá giống Ngân Hà có thể giúp chúng ta hiểu thêm về lịch sử thế giới của chính mình.
Ảnh độc về "thế giới song song" giống hệt nơi Trái Đất trú ngụ NASA gọi siêu vật thể NGC 6744 là "anh cả" của thiên hà chứa Trái Đất. Theo Live Science, sử dụng công cụ Dark Energy Camera (DECam) trên Kính viễn vọng Víctor M. Blanco 4 mét tại Đài quan sát liên Mỹ Cerro Tololo của Quỹ khoa học quốc gia Mỹ, các nhà khoa học đã chụp được hình ảnh chi tiết về...