Lộ diện quỹ ngoại quy mô 2,75 tỉ USD âm thầm gom cổ phiếu MWG từ Dragon Capital và Pyn Elite Fund
Do chưa trở thành cổ đông lớn và không phải công bố công thông tin, đa số nhà đầu tư vẫn chưa biết tới sự xuất hiện của các cổ đông này.
Trong khi nhóm quĩ Dragon Capital liên tục giảm tỉ lệ sở hữu tại Thế giới Di động, một số tổ chức nước ngoài đã âm thầm gom vào cổ phiếu MWG.
Nhóm Dragon Capital liên tục thoái vốn tại Thế Giới Di động kể từ tháng 2/2019
Mới đây, nhóm quĩ Dragon Capital công bố thông tin đã bán ra 200.000 cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động, theo đó giảm sở hữu từ 48,8 triệu cp (tương đương tỉ lệ 11,03%) xuống còn 48,62 triệu cp (10,9837%). Ngày thay đổi tỉ lệ sở hữu của cả nhóm có liên quan vượt quá ngưỡng 1% là 5/12.
Đây là lần thứ hai trong năm 2019 nhóm Dragon Capital công bố giảm tỉ lệ sở hữu tại Thế giới Di động. Lần gần đây nhất, nhóm quĩ này báo cáo thay đổi sở hữu tại Thế Giới Di Động là vào cuối tháng 5 sau khi bán 1,5 triệu cổ phiếu MWG, giảm sở hữu từ khoảng 53,4 triệu đơn vị (12,04%) xuống còn khoảng 51,9 triệu đơn vị (11,7%).
Trên thực tế, lượng cổ phiếu MWG mà Dragon Capital đã bán ra sau lần cuối mua vào kể từ tháng 2/2019 lớn hơn nhiều so với số lượng công bố do qui định cổ đông lớn, nhóm người liên quan có tỉ lệ sở hữu từ 5% trở lên phải công bố thông tin khi có sự tăng hoặc giảm tỉ lệ sở hữu qua các ngưỡng 1%.
Trước đó, trong lần cuối mua vào hồi tháng 2/2019, nhóm Dragon Capital đã mua 1,7 triệu cổ phiếu MWG, nâng tổng số lượng cổ phiếu sở hữu lên 53,7 triệu đơn vị, tương ứng tỉ lệ sở hữu tăng lên 12,123%. Sau giao dịch này, nhóm quĩ ngoại này không có thêm lần nào công bố mua vào cổ phiếu của Thế giới Di động.
Đến lần công bố thay đổi sở hữu gần nhất vào ngày 5/12 vừa qua, nhóm Dragon Capital còn nắm giữ 48,6 triệu cổ phiếu MWG, tương ứng tỉ lệ sở hữu 10,984%. Như vậy, trong vòng 10 tháng từ tháng 2/2019 đến nay, nhóm Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 5,1 triệu cổ phiếu MWG.
Báo cáo thay đổi sở hữu của nhóm Dragon Capital tại Thế giới Di động vào ngày 1/2/2019. Nguồn: HOSE.
Báo cáo thay đổi sở hữu gần nhất của nhóm Dragon Capital tại Thế giới Di động vào ngày 5/12/2019. Nguồn: HOSE.
Lộ diện quĩ ngoại “tỉ đô” liên tục gom vào cổ phiếu MWG
Trái với động thái của nhóm Dragon Capital, một quĩ ngoại “tỉ đô” đã âm thầm gom cổ phiếu của Thế giới Di động trong nhiều tháng gần đây, chính là Arisaig Asia Consumer Fund Limited.
Tuy nhiên, do không phải công bố thông tin bởi tỉ lệ sở hữu dưới 5%, đồng thời các giao dịch đều được thực hiện thông qua hình thức chuyển quyền sở hữu tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), nhiều nhà đầu tư vẫn chưa biết tới sự xuất hiện của quĩ ngoại này tại Thế giới Di động.
Theo giới thiệu trên website, Arisaig Asia Consumer Fund Limited là một quĩ mở được thành lập năm 1996 tại Quần đảo Virgin thuộc Anh với mục tiêu là đạt được sự tăng trưởng vốn dài hạn thông qua đầu tư vào công ty tiêu dùng hoạt động tại châu Á (trừ Nhật Bản).
Thông tin trên Bloomberg cho thấy, tính đến ngày 29/11, Arisaig Asia Consumer Fund Limited đang quản lí tài sản có qui mô lên tới 2,75 tỉ USD với lợi suất kể từ đầu năm 2019 đạt 4,07%.
Về quá trình rót vốn vào Thế giới Di động, theo dữ liệu từ VSD, ngày 24/10 quĩ này đã nhận chuyển nhượng gần 2 triệu cổ phiếu MWG từ các quĩ thành viên của nhóm Dragon Capital. Đến ngày 4/11, một quĩ ngoại khác là Pyn Elite Fund cũng trao tay 2 triệu cổ phiếu MWG cho Arisaig Asia Consumer Fund Limited.
Video đang HOT
Chưa dừng lại ở đó, ngày 2/12 Arisaig Asia Consumer Fund Limited tiếp tục nhận chuyển nhượng 200.000 cổ phiếu MWG từ hai quĩ thành viên Dragon Capital và 620.000 cp từ các quĩ đầu tư đến từ Thái Lan.
Như vậy, chỉ trong vòng hơn một tháng, quĩ đầu tư “tỉ đô” đến từ Anh đã gom được tổng cộng 4,8 triệu cổ phiếu MWG. Đến thời điểm hiện tại, con số sở hữu cụ thể của Arisaig Asia Consumer Fund Limited tại Thế giới Di động chưa được công bố do vẫn chưa trở thành cổ đông lớn tại doanh nghiệp này.
Arisaig Asia Consumer Fund Limited đã gom được 4,8 triệu triệu cổ phiếu MWG từ Dragon Capital, Pyn Elite Fund và một số quĩ ngoại khác. Nguồn: VSD.
Cùng với Arisaig Asia Consumer Fund Limited, quĩ đầu tư với tài sản quản lí gần 190 triệu USD đến từ Cayman – NTAsian Emerging Leaders Master Fund cũng gom được số lượng lớn cổ phiếu MWG, đặc biệt là từ các quĩ thành viên của Dragon Capital.
Cụ thể, ngày 27/9, NTAsian Emerging Leaders đã mua vào 1,52 triệu cổ phiếu, trong đó 700.000 cp mua từ JPMorgan Vietnam Opportunities Fund và 852.000 cp còn lại giao dịch với các quĩ thành viên Dragon Capital gồm Aquila SPC Ltd, Idris Ltd và Viola Ltd.
Đến ngày 29/11, quĩ này tiếp tục nhận chuyển nhượng 800.000 cp từ các thành viên khác của Dragon Capital gồm Norges Bank và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust. Sau hai lần gom, NTAsian Emerging Leaders cũng nắm giữ thêm tổng cộng 2,32 triệu cổ phiếu MWG.
NTAsian Emerging Leaders Master Fund gom được 2,32 triệu cổ phiếu MWG trong hai ngày 27/9 và 29/11 qua phương thức chuyển nhượng trên VSD. Nguồn: VSD.
Ngoài ra, Công ty chứng khoán KT Zmico Securities Company Limited đến từ Thái Lan cũng liên tục gom cổ phiếu cảu Thế giới Di động trong thời gian nhóm Dragon Capital bán ra.
Thương vụ đầu tiên là vào ngày 20/5, KT Zmico Securities nhận chuyển nhượng 133.333 cổ phiếu MWG từ quĩ Driehaus Frontier Emerging Markets Fund .
Ngay trong ngày sau đó (21/5), công ty chứng khoán này tiếp tục nhận chuyển nhượng 280.520 cổ phiếu từ Dempsey Hill Asia Fund. Đáng chú ý, trong đợt tái cơ cấu của Deutsche Bank AG London, KT Zmico Securities cũng nhận chuyển nhượng 983.720 cổ phiếu từ cổ đông này.
Ngoài ra, KT Zmico Securities cũng nhận chuyển nhượng từ SCB Securities Company Limited, JPMorgan Vietnam Opportunities Fund và quĩ thành viên Aquila SPC Ltd của Dragon Capital.
Sau 7 tháng âm thầm gom, công ty chứng khoán Thái Lan đã sở hữu thêm 1,8 triệu cổ phiếu MWG, tương đương 0,4% vốn cổ phần của Thế giới Di động.
Các giao dịch mua cổ phiếu MWG của KT Zmico Securities Company Limited kể từ tháng 5/2019. Nguồn: VSD
Nguồn Theo Sơn Tùng – Kinh tế tiêu dùng
Nhà đầu tư tổ chức còn phân vân 5 vấn đề
Trước thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán được Quốc hội bấm nút thông qua, ông Dominic Scriven, Chủ tịch HĐQT Công ty quản lý quỹ Dragon Capital chia sẻ về những vấn đề mà các tổ chức đầu tư còn phân vân và kỳ vọng sẽ có thể giải quyết trong tiến trình hoàn thiện pháp lý cho thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Ông Dominic Scriven, Chủ tịch HĐQT Công ty quản lý quỹ Dragon Capital.
Một trong những dấu ấn lớn nhất trên TTCK Việt Nam năm 2019 là việc Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán. Theo ông, các thành viên thị trường chờ đợi gì ở dự Luật này?
Chúng tôi tin rằng, Luật Chứng khoán sửa đổi thông qua với những điểm mới sẽ hoàn chỉnh hệ thống pháp lý liên quan đến TTCK và cùng với việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn, đồng thời có thể kỳ vọng nâng cấp mặt bằng pháp lý về TTCK trong năm 2020, khi Luật có hiệu lực.
Thực tế luôn phát sinh các vấn đề mới cần giải quyết. Ông có thể chia sẻ về những vấn đề mà thành viên thị trường như Dragon Capital quan tâm hiện nay?
Các thành viên thị trường còn thắc mắc một vài vấn đề, chẳng hạn chưa có quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR), nhưng Luật có mở đường về việc nghiên cứu tiếp và cho phép thí điểm.
Vai trò của các nhà đầu tư tổ chức trong nước còn nhỏ. Hiện nay, các công ty quản lý quỹ trong nước mới chỉ chiếm khoảng 7% tổng giá trị vốn hóa các sàn giao dịch chứng khoán, còn nếu tính trên giá trị giao dịch hàng ngày có thể cao hơn.
Trong khi ở các nước khác, tổ chức đầu tư chiếm khoảng 60% giá trị vốn hóa và giao dịch thường xuyên. Vấn đề này Luật không thể tác động trực tiếp trong phát triển tổ chức đầu tư, nhưng cần có một giải pháp đồng bộ để phát triển nhà đầu tư tổ chức giúp thị trường chuyên nghiệp hơn, ổn định, giúp các công ty phát hành tốt hơn và nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư tổ chức cũng không được giao dịch công bằng với nhà đầu tư cá nhân khi không được giao dịch ký quỹ, không được mua cổ phiếu trước, thanh toán sau. Lý do là cơ quan quản lý không muốn có một giao dịch rủi ro mà không thanh toán bù trừ được. Động cơ của những hạn chế này là tốt, vì muốn giảm thiểu rủi ro hệ thống.
Trên thực tế là có rủi ro vì các ngân hàng đảm bảo thanh toán là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với thị trường cổ phiếu và Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) với thị trường phái sinh.
Ban đầu, hai ngân hàng này Nhà nước sở hữu 100% vốn nên có thể hiểu là Nhà nước đảm bảo thanh toán.
Tuy nhiên, hiện nay hai ngân hàng này đều là ngân hàng cổ phần, Nhà nước chỉ là cổ đông lớn nên điều này được hiểu là Nhà nước sẽ không đảm bảo cho thanh toán.
Về mặt lý thuyết, hai ngân hàng trên là ngân hàng thương mại, nên ở đó có rủi ro không đảm bảo thanh toán.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi cho rằng, Việt Nam nên thành lập một ngân hàng 100% vốn nhà nước để đảm bảo thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán và phái sinh như thông lệ toàn cầu.
Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu rằng, đặt vấn đề đó trên lý thuyết, còn trên thực tế ở Việt Nam, đặt vấn đề lúc này có lẽ hơi quá và chắc không phải ưu tiên hiện nay.
Điểm phân vân tiếp theo là nhà đầu tư tổ chức không được ký quỹ sẽ tạo ra các bất lợi cho nhà đầu tư tổ chức.
Ví dụ, khi mua cổ phiếu một công ty với giá trị 1 triệu USD, nhà đầu tư phải mua dần dần, không biết đến khi nào mới mua xong, mà họ phải đưa hết 1 triệu USD vào tài khoản thì sẽ có rủi ro về tỷ giá và tiền bị đóng băng.
Thông thường ở các nước, họ có thể vay của công ty chứng khoán hoặc đặt lệnh khớp được bao nhiêu họ chuyển tiền bấy nhiêu.
Hiện đang có làn sóng các doanh nghiệp trong nước phát hành trái phiếu huy động vốn. Theo ông, vì sao các nhà đầu tư tổ chức không tham gia tích cực ở thị trường này?
Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Nghị định 163/2018/NĐ-CP yêu cầu đảm bảo việc công bố thông tin của nhà phát hành minh bạch trước khi phát hành để thị trường có đủ thông tin.
Đây là ý tưởng tốt, nhưng trên thực tế khi triển khai lại vướng, vì phát hành trái phiếu riêng lẻ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Nên giảm bớt lượng thông tin cần công khai để doanh nghiệp phát hành linh hoạt, hiệu quả. Do điều kiện khắt khe về công bố thông tin, tức là doanh nghiệp phải công bố quá nhiều thông tin khi phát hành riêng lẻ, nên rất ít công ty phát hành riêng lẻ.
Theo thông lệ, các doanh nghiệp khi lựa chọn nhà đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng chuyên môn và chịu rủi ro cao hơn. Nên có cơ chế để họ tham gia đầu tư trái phiếu mà không đòi hỏi các điều kiện như phát hành đại chúng.
Ở các nước, phát hành trái phiếu riêng lẻ chủ yếu cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp, còn phát hành đại chúng rất ít.
Vấn đề này, cơ quan quản lý đã biết, mong rằng sẽ sớm có những điều chỉnh quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Dragon Capital kỳ vọng, Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ nâng cấp mặt bằng pháp lý về thị trường chứng khoán từ năm 2020 . Trong ảnh: Triển lãm những bức ảnh về môi trường tại Lễ kỷ niệm 25 năm của Dragon Capital.
Trên thị trường vốn, một vấn đề thời sự hiện nay là xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực. Là nhà đầu tư lớn gắn bó lâu năm với Việt Nam, ông thấy cần quan tâm đến những yếu tố gì để đề án này thành hiện thực?
TP.HCM hiện đang là trung tâm tài chính của cả nước. Theo tôi, nếu đặt mục tiêu trở thành trung tâm tài chính khu vực thì cần nhìn vào một số vấn đề cơ bản. Thứ nhất là ngôn ngữ, không thể chỉ dựa vào tiếng Việt mà thôi. T
hứ hai là chuẩn hóa hệ thống pháp lý theo thông lệ. Nếu chưa thể chuẩn hóa ngay thì có thể đẩy mạnh vai trò, tăng quyền lực của các trung tâm trọng tài để các nhà đầu tư từ các nước, vùng lãnh thổ khác nhau có thể phân giải dựa trên các hợp đồng đã ký ở các lãnh thổ khác.
Ví dụ, một hợp đồng ký kết ở Singapore có thể được cho phép hiệu lực ở Việt Nam. Thứ ba là các doanh nghiệp cần được khuyến khích nhiều hơn trong thực hiện chuẩn mực kế toán quốc tế.
Thứ tư là hạ tầng cơ sở đảm bảo, không để thiếu điện, thiếu an toàn, trật tự, không khí ô nhiễm. Việt Nam có an ninh tốt, điều kiện, thủ tục cho người nước ngoài thuê tốt, dịch vụ đời sống tốt, nhưng đi lại thì khó khăn và vấn đề ô nhiễm môi trường khá là nặng. Hai vấn đề này với nhà đầu tư nước ngoài là quan trọng.
Vì thế, cần đẩy nhanh đầu tư hạ tầng cơ sở, hoàn thành tuyến metro để giải quyết vấn đề giao thông thành phố. Đồng thời, thúc đẩy các hoạt động đảm bảo môi trường, giảm phát thải carbon, phát triển công nghiệp xanh...
Một vấn đề quan trọng nữa là ngoại hối, khi nói đến hoạt động tài chính xuyên biên giới thì phải nói đến khả năng chuyển đổi ngoại tệ. Có thể có hạn mức chuyển đổi giữa nội tệ và ngoại tệ, nhưng phải là chuyển đổi thông suốt.
Nếu tìm thế mạnh riêng cho trung tâm tài chính TP.HCM, có thể nhìn vào những lĩnh vực nào?
Trung tâm tài chính Bangkok của Thái Lan lớn hơn TP.HCM nhiều, Singapore thì rất mạnh về quản lý danh mục đầu tư, Hồng Kông được biết là thị trường vốn và tài trợ dự án.
Việt Nam cũng có thể chọn cho mình một lĩnh vực nào đó để biến nó trở thành thế mạnh trên thị trường tài chính khu vực.
Tôi ví dụ, có thể đặt mục tiêu trở thành trung tâm tài chính cho khu vực Mekong, đảm bảo các doanh nghiệp ở khu vực Mekong đều có thể đến đây huy động vốn.
Hay là trung tâm của năng lượng tái tạo, trở thành địa chỉ để các nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo tìm đến, không chỉ để huy động vốn mà còn tìm kiếm công nghệ, chuyên gia trong lĩnh vực này, bởi nhu cầu về năng lượng tái tạo sẽ vô cùng lớn trong tương lai để chống lại biến đổi khí hậu, là vấn đề nghiêm trọng mà các nước trong khu vực đang phải đối mặt.
Ý tưởng phát triển TP. HCM, Việt Nam nói chung thành trung tâm tài chính của khu vực chỉ có thể thành hiện thực khi đáp ứng được đúng nhu cầu bức thiết của kinh tế - tài chính khu vực.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Quỹ có quy mô 2,8 tỷ USD tiếp tục gom cổ phiếu Thế Giới Di Động (MWG) Asisaig Asia Consumer Fund Limited vừa nhận chuyển nhượng 820.000 cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động. Tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cho biết, Asisaig Asia Consumer Fund Limited vừa nhận chuyển nhượng 820.000 cổ phiếu MWG từ Coeli Sicav I Frontier Markets Fund, Chambers Street Global Fund, Thanachart Securities Public Company limited và 2 quỹ do...