Lộ diện ‘quái vật hồ Loch Ness’ hoàn toàn mới ở Đức
Quái vật hồ Loch Ness được cho là liên quan đến thằn lằn cổ rắn (Plesiosaur), thuộc nhóm bò sát biển cổ đại, bởi có chung đặc trưng là chiếc cổ dài quái dị, thân hình thuôn dài khổng lồ.
Hai sinh vật vừa được khai quật ở Đức cũng vậy.
Theo Sci-News, loài mới được đặt tên là Franconiasaurus brevispinus và thuộc về một chi cũng hoàn toàn mới.
“Chân dung” loài quái vật mới – Ảnh: Joschua Knüppe
Niên đại của hai mẫu vật (hai bộ xương được bảo quản tinh xảo, 3 chiều) khoảng 175 triệu năm, tức chúng sống vào thế Jura sớm của kỷ Jura.
“Trong suốt lịch sử tiến hóa hơn 140 triệu năm, thằn lằn cổ rắn đã phân tán trên toàn cầu, đạt được sự đa dạng đáng kể, chiếm giữa nhiều hốc sinh thái và trải qua nhiều lần chuyển đổi hệ động vật” – TS Sven Sachs từ Bảo tàng Naturkunde Bielefeld, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Video đang HOT
Các phần hài cốt của hai con quái vật kỷ Jura – Ảnh: Frontiers in Earth Science
Cũng theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Earth Science, giai đoạn chuyển tiếp giữa hai thế địa chất Jura sớm và Jura giữa (175 đến 171 triệu năm trước) đã ảnh hưởng sâu sắc đến cả ba dòng dõi chính của thằn lằn cổ rắn.
Một trong ba dòng dõi đó là Rhomaleosauridae, đã sớm tuyệt chủng vào khoảng 161,5 triệu năm trước, trong khi hai dòng dõi còn lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn.
Pliosauridae tạo thành một nhóm động vật ăn thịt khổng lồ thống trị hệ sinh thái biển 171 đến 90 triệu năm về trước.
Trong khi đó, Plesiosauroidea nhỏ hơn len lỏi từ vùng đại dương quanh châu Âu ngày nay lan tỏa đi khắp thế giới, cho đến khi bị thay thế bởi các loài cạnh tranh đầu kỷ Phấn trắng.
Trở lại với hai mẫu vật đã tìm thấy, chúng chính là loài đại diện tuyệt vời sống vào đầu thời kỳ chuyển tiếp Jura sớm – Jura giữa, có thể góp phần giải thích cách mà ba dòng dõi thằn lằn cổ rắn sau đó đã thay đổi.
Loài quái vật biển mới này thể hiện các đặc điểm kết hợp của của loài thằn lằn cổ rắn đầu tiên trên Trái Đất với nhiều loài sau này.
Hai bộ xương hóa thạch của chúng đã được khai quật như một may mắn bất ngờ từ một hố khai thác đất sét bị bỏ hoang ở hệ tầng Jurensismergel thuộc thị trấn Mistelgau của bang Bavaria.
Hãi hùng quái vật Trung Quốc cổ mọc dài thêm qua từng thế hệ
Hóa thạch của một loài hoàn toàn mới vừa được tìm thấy ở Trung Quốc đã giúp hé lộ sự thật về một trong những dòng họ quái vật kinh dị nhất thế giới.
Theo Sci-News, đó là một vị tổ tiên cực kỳ cổ xưa của thằn lằn cổ rắn (plesiosaur), tức những bò sát biển có chiếc cổ thậm chí dài hơn cả phần còn lại của thân mình.
Hóa thạch vừa lộ diện từ địa điểm động vật cổ đại Nanzhang-Yuan'an của tỉnh Hồ Bắc- Trung Quốc, có niên đại tới 248 triệu năm, tức đầu kỷ Tam Điệp, là kỷ nguyên đầu tiên trong thời đại bùng nổ của các bò sát khổng lồ Tam Điệp - Jura - Phấn Trắng.
Biểu đổ cho thấy cách các quái vật tổ tiên đã tiến hóa cực nhanh để tạo ra nhóm thằn lằn cổ rắn kinh dị - Ảnh: Qi-Ling Liu
"Kỷ Tam Điệp sớm là giai đoạn diễn ra các quá trình tiến hóa nhanh chóng của sự sống đại dương, sau đại tuyệt chủng tàn khốc vào cuối kỷ Permi. Điều này đặc biệt được đánh dấu bằng sự xuất hiện của các loài động vật mới và phương thức sống mới" - TS Qi-Ling Liu từ Trường Đại học Khoa học địa chất Vũ Hán (Trung Quốc) giải thích.
Loài tổ tiên của thằn lằn cổ rắn này được đặt tên Chusaurus xiangensis, thuộc nhóm pachycephalosaur, có chiếc cổ ngắn hơn nhiều thế hệ "con cháu" sau này, theo bài công bố trên tạp chí BMC Ecology and Evolution.
Nhóm quái vật này cũng chính là kết nối mà bấy lâu giới sinh vật học tìm kiếm: Nhóm ở giữa các eosauroterygian - một nhóm bò sát biển cổ ngắn - với thằn lằn cổ rắn sau này.
Chusaurus xiangensis là con pachycephalosaur có cổ ngắn nhất từng được biết, nhưng cho thấy rõ ràng sự tiến hóa của cổ theo xu hướng bắt đầu dài ra.
Kết hợp với các hóa thạch cùng nhóm, nó trở thành bằng chứng sống động cho việc thằn lằn cổ rằng đã sở hữu thân hình quái dị là nhờ loài tổ tiên cổ mọc dài thêm qua từng thế hệ, thông qua việc bổ sung dần những đốt sống mới.
Chiếc cổ dài hơn trở nên linh hoạt hơn, khiến chúng có thể tóm lấy con mồi uyển chuyển như một con rắn trong khi vẫn giữ thân hình ổn định.
Với sự xuất hiện của những cá thể được coi là thằn rằn cổ rắn thật sự vào kỷ Jura ngay sau đó, rõ ràng nhóm tổ tiên này đã tiến hóa cực kỳ nhanh, vượt bậc trong việc mọc dài thêm chiếc cổ. Điều này có thể được kích thích ngay từ đầu bởi chính thế giới khắc nghiệt hậu đại tuyệt chủng mà chúng đã ra đời.
Các nhà khoa học chính thức tiết lộ hóa thạch của loài 'rồng' Trung Quốc! Các hóa thạch mới được phát hiện đã cho phép các nhà khoa học có cái nhìn toàn bộ về loài "rồng" 240 triệu năm tuổi. Loài bò sát dài 5 đến 6 mét từ kỷ Triassic này ở Trung Quốc lần đầu tiên được xác định vào năm 2003, nhưng sau khi nghiên cứu 5 mẫu vật mới hơn trong 10 năm,...