Lộ diện máy bay đầu tiên của Vietravel Airlines
Ngày 5/12, Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam ( Vietravel Airlines) đã đón tàu bay đầu tiên tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Tàu bay đầu tiên trong đội bay của Vietravel Airlines là mẫu Airbus A321CEO. Được xem như phiên bản thay đổi kéo dài của dòng A320 thuộc Airbus. Airbus A321 có tầm bay tối đa là 5.950 km, chiều dài thân máy bay 44,51 m và sải cánh 35,8 m.
Đây cũng là mẫu máy bay được Airbus cài đặt hệ thống máy vi tính và các thiết bị liên lạc thế hệ mới; cho phép truyền tải tức thời các dữ liệu, cung cấp đầy đủ tình trạng tổng thể và từng bộ phận của phi cơ, góp phần ngăn chặn từ xa những sự cố có thể gây nguy hiểm.
Chủ tịch Vietravel Airlines Nguyễn Quốc Kỳ cho biết đang nhanh chóng hoàn thiện đội tàu bay cũng như đáp ứng các yêu cầu cần thiết để có thể nhận Chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (AOC).
Vietravel Airlines
Video đang HOT
Cùng đợt này, Vietravel Airlines chính thức công bố hình ảnh thiết kế thương hiệu trên thân máy bay. Logo Vietravel Airlines là hình ảnh 2 tam giác tạo thành đôi cánh. Bên cạnh đó, cánh tên vàng của Vietravel Airlines còn chính là sự cách điệu vươn lên từ Logo cánh diều của Vietravel, đại diện cho ước mơ bay sau 25 năm của Công ty Du lịch Lữ hành hàng đầu Việt Nam.
Vietravel Airlines đặt mục tiêu năm thứ nhất sẽ phục vụ 1 triệu lượt khách, tạo việc làm cho gần 600 lao động. Trong thời gian đầu, Vietravel Airlines dự kiến khai thác hơn 80 chuyến bay mỗi tuần, tập trung từ TP.HCM – Huế – Hà Nội và các điểm đến du lịch như: Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc.
Vietravel Airlines là hãng hàng không do Vietravel làm chủ đầu tư. Với tổng vốn đầu tư thực hiện dự án 700 tỷ đồng, hãng đủ điều kiện để thực hiện khai thác vận tải hàng không trong 50 năm với trên 30 máy bay bao gồm các đối tượng vận chuyển như hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện.
Vietravel Airlines đặt sân bay căn cứ tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên Huế), thực hiện loại hình vận chuyển thường lệ và không thường lệ trên phạm vi quốc tế lẫn nội địa với chủng loại máy bay Airbus, Boeing hoặc tương đương.
Tập đoàn Sara làm ăn sao dưới thời Chủ tịch Trần Khắc Hùng đang bị truy nã?
Từ năm 2015 đến năm 2019, Tập đoàn Sara làm ăn liên tục bị thua lỗ, dù trước đó, doanh nghiệp này cho biết việc ông Trần Khắc Hùng bị truy nã với tội danh "Giả mạo trong công tác" tại trường đại học Đông Đô, không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Khoảng năm 2003-2004, ông Trần Khắc Hùng (SN 1972) nổi danh ở xứ Nghệ sau khi thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn Sara (Sara Group) cùng một loạt Công ty thành viên hoạt động ở nhiều lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, đào tạo, xây dựng, kinh doanh các loại vật tư thiết bị...
Năm 2014, trường đại học Đông Đô có nhà đầu tư mới là Tập đoàn Sara, ông Trần Khắc Hùng trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tháng 8/2019, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) ra quyết định truy nã bị can Trần Khắc Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục - Trường Đại học Đông Đô về tội "Giả mạo trong công tác".
Trước khi bỏ trốn, ông Hùng ở tại phòng 908 nhà 24T1, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Cựu Sếp đại học Đông Đô Trần Khắc Hùng.
Phía Tập đoàn Sara sau đó đã thông qua quyết định miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT đối với ông Hùng. Đồng thời bầu thành viên HĐQT là ông Trần Hữu Trọng giữ quyền Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp từ ngày 17/9/2019, đến nay là Chủ tịch HĐQT.
Thời điểm đó, dù Tập đoàn Sara khẳng định việc ông Trần Khắc Hùng bị truy nã với tội danh "Giả mạo trong công tác" tại trường đại học Đông Đô, không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Thế nhưng dư luận vẫn rất tò mò về Tập đoàn Sara làm ăn sao?
Tập đoàn Sara tiền thân là Công ty cổ phần Đào tạo và Phát triển Công nghệ thông tin Quốc gia được thành lập ngày 6/6/2003 với số vốn điều lệ ban đầu là 1,9 tỷ đồng.
Công ty hoạt động trong các lĩnh vực: Giáo dục nghề nghiệp, đào tạo cao đẳng, bán buôn máy vi tính, xây dựng công trình, kinh doanh bất động sản, tư vấn du học, cho thuê xe ô tô, dịch vụ bảo vệ, đào tạo đại học và sau đại học.
Về hoạt động kinh doanh, năm 2019 tổng doanh thu của Tập đoàn Sara đạt hơn 382 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ bán hàng đạt hơn 374 tỷ đồng, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác đạt hơn 50 tỷ đồng. Trong năm 2019, doanh nghiệp thông báo lỗ 1,4 tỷ đồng.
Tập đoàn Sara đặt kế hoạch doanh thu của Công ty trong năm 2020 là 3 tỷ đồng.
Trước đó, những năm gần đây, Tập đoàn Sara làm ăn cũng liên tục lỗ. Cụ thể, năm 2015 doanh nghiệp này lỗ tới 2,5 tỷ đồng, năm 2016 lỗ 13 tỷ, năm 2017 lỗ 10,2 tỷ, năm 2018 lỗ 3,3 tỷ đồng.
Thách thức chờ đón Vietravel Airlines Gia nhập thị trường hàng không trong giai đoạn khắc nghiệt nhất, có quá nhiều khó khăn đang chờ đón "chú chim nhỏ" Vietravel Airlines ở phía trước. Ra đời giữa bão Covid-19 Bộ Giao thông Vận tải vừa cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines). Dự kiến, hãng...