Lộ diện kẻ thù lớn nhất khiến Mỹ vừa mất hai tàu chiến
Với việc tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis thứ hai bị loại khỏi “vòng chiến đấu” chỉ trong vài tháng qua, hải quân Mỹ ngày càng để lộ điểm yếu chí mạng.
Tàu khu trục Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk.
Theo National Interest, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG-62) hiện không còn có thể ra biển sau cú va chạm mạnh với tàu chở hàng ở ngoài khơi Nhật Bản vào ngày 17.6.
Hơn hai tháng sau đó, vào ngày 21.8, đến lượt chiến hạm USS John S. McCain (DDG-56) phải ngừng hoạt động vì đâm vào tàu hàng lớn hơn gấp 3 lần.
Hai vụ việc này xảy ra đúng vào lúc hải quân Mỹ phải tập trung lực lượng để đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên ở vùng biển Thái Bình Dương.
Theo tác giả Dave Majumdar, hải quân Mỹ đang không có phương án thay thế cho hai tàu trên, trong bối cảnh hạm đội chỉ 275 tàu chiến phải hiện diện tại khắp tất cả các vùng biển trên thế giới.
“Hạm đội tàu chiến Mỹ đang phải hoạt động quá sức”, Seth Cropsey, Giám đốc Viện Hudson, và là cựu quan chức cấp cao trong hải quân Mỹ nói.
Ông Cropsey nhấn mạnh, “Điều này cho thấy các tàu chiến đang phải hoạt động vượt qua giới hạn an toàn cho phép cũng như công tác đào tạo huấn luyện chưa thực sự đem lại hiệu quả”.
Video đang HOT
Lỗ hổng lớn xuất hiện sau khi tàu khu trục USS John S. McCain đâm phải tàu chở hàng.
Bryan McGrath, một chuyên gia hàng hải cũng đồng ý với nhận định của ông Cropsey. “Vậy là chúng ta đã mất 2 tàu khu trục DDG, cả hai đều có khả năng tạo lá chắn chống tên lửa đạn đạo. Hạm đội Mỹ vốn chỉ có quy mô nhỏ lại càng phải gồng mình trước lỗ hổng lớn ở mặt trận tây Thái Bình Dương”.
“Tôi đã nghĩ đến khả năng hải quân Mỹ sẽ phải huy động các tàu chiến chưa từng rời Bắc Mỹ để đến hỗ trợ cho lực lượng ở Thái Bình Dương”, ông McCrath nói.
Thật không dễ để khỏa lấp khoảng trống của hai tàu khu trục, Chuyên gia Bryan Clark tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Tài chính có trụ sở tại Washington nhận định.
“10 tàu tuần dương và tàu khu trục còn lại là lực lượng quá mỏng ở tây Thái Bình Dương. Hải quân Mỹ sẽ phải điều tàu chiến từ lục địa Mỹ đến thay thế”, ông Clark nói.
Theo National Interest, đây là những dấu hiệu cho thấy hải quân Mỹ đang buộc các hạm đội với ít tàu chiến hơn thời Thế chiến 2, phải thực hiện hết nhiệm vụ toàn cầu này đến nhiệm vụ khác. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn và chính là kẻ thù lớn nhất của Hải quân Mỹ hiện nay.
“Việc thay thế các tàu chiến cũng không hề đơn giản. Theo kế hoạch, 2 tàu chiến bị loại khỏi “vòng chiến đấu” sẽ phải thay thế bằng 5 tàu khác vì các thủy thủ trên tàu này còn thiếu kinh nghiệm và không thể ra khơi dài ngày”.
Tàu khu trục USS Fitzgerald cũng đã bị loại khỏi “vòng chiến đấu” sau cú va chạm hồi tháng 6.
Chuyên gia hải quân Mỹ Jerry Hendrix nhận định, không loại trừ khả năng hải quân Mỹ đang buộc các tàu chiến phải tận dụng thời gian huấn luyện trên biển ngay trong các nhiệm vụ thực chiến.
“Chúng ta có thể đang buộc các thủy thủ phải huấn luyện ngay trong các sứ mệnh thực sự, bởi vì không có thời gian từ khi tàu trở về cảng bảo dưỡng cho đến lúc trở lại ra khơi”, ông Hendrix nói.
Rõ ràng, hải quân Mỹ với 275 tàu chiến, bao gồm 100 tàu trực chiến 24/24 giờ ở bất kỳ vùng biển nào trên thế giới là một lực lượng quá mỏng.
Từ đó, các chuyên gia kêu gọi hải quân Mỹ đóng mới thêm các tàu chiến đa năng, cỡ nhỏ với chi phí sản xuất rẻ để bù đắp thiếu hụt về mặt số lượng. Sự xuất hiện của khinh hạm trong hạm đội Mỹ cũng giúp các tàu khu trục giảm bớt gánh nặng tác chiến hơn.
“Chúng ta cần 50-75 khinh hạm, đó là chưa kể đến nhiều tàu ngầm tấn công nhanh hơn nữa để bù đắp thiếu hụt”, ông Hendrix đề xuất.
Nhưng việc chế tạo các tàu chiến mới cần thời gian. Việc hải quân Mỹ có thể làm ngay là khả năng đưa các khinh hạm đã loại biên thuộc lớp Oliver Hazard Perry trở lại biển.
“Gắn thêm tên lửa lên các khinh hạm này, hải quân Mỹ lại có thể tăng số lượng tàu chiến mà không tốn quá nhiều chi phí”, ông Hendrix nói.
Theo Danviet
Putin gọi lá chắn tên lửa Mỹ là "mối đe dọa cực lớn"
Nga coi là chắn tên lửa Mỹ ở Đông Âu là "mối đe dọa cực lớn" và Moscow sẽ buộc phải đối phó bằng cách nâng cao khả năng tấn công tên lửa.
"Chúng tôi sẽ hoàn thiện khả năng tấn công tên lửa để duy trì sự cân bằng, đó là lý do duy nhất", hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St Petersburg hôm 17/6.
Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh, Moscow sẽ buộc phải đối phó với sự xâm lấn của phương Tây, đồng thời nói rằng việc duy trì sự cân bằng chiến lược của các lực lượng là vô cùng quan trọng.
"Tôi cam đoan với các bạn, ngày nay nước Nga đã đạt được những thành công đáng kể trong tiến trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa. Chúng tôi đã hiện đại hóa các tổ hợp của chúng tôi và đang phát triển thành công thế hệ mới", ông Putin nói.
Các hệ thống phòng thủ tên lửa đã trở thành một vấn đề gai góc giữa Nga và phương Tây, với lễ khánh thành một lá chắn phòng thủ tên lửa NATO tại Romania vào tháng trước và các kế hoạch triển khai một hệ thống tương tự tại Ba Lan. Khả năng tên lửa tầm xa của Mỹ cũng mang tới một mối đe dọa đối với Nga.
"Chúng tôi biết trong thời gian tới Mỹ sẽ trang bị một tên lửa mới có tầm bắn lên tới 1.000km và hơn thế nữa, từ giây phút đó trở đi, họ sẽ bắt đầu đe dọa tiềm năng hạt nhân của chúng tôi", ông Putin nói.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới St Petersburg, Tổng thống Nga cũng khẳng định rằng, Nga tôn trọng Mỹ là cường quốc duy nhất trên thế giới, nhưng không chấp nhận việc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Nga.
"Mỹ là một cường quốc mạnh, có thể ngày nay là siêu cường duy nhất. Chúng tôi chấp nhận điều đó", Reuters dẫn lời ông Putin. "Chúng tôi muốn và sẵn sàng làm việc với Mỹ".
Theo Sầm Hoa
vietnamnet
Theo_Giáo dục thời đại
Bộ trưởng Hàn Quốc: Cần tên lửa Mỹ để đối phó Triều Tiên Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cho biết việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến của Mỹ tới Hàn Quốc sẽ giúp "tăng cường đáng kể" năng lực của Seoul để chống lại các mối đe dọa tên lửa của Triều Tiên. Seoul và Washington đã thảo luận về khả năng triển khai một Hệ thống phòng thủ...