Lộ diện hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa Exocet Block 3
Tại triển lãm quốc phòng KADEX 2014 ở Kazakhstan, tập đoàn MBDA (Pháp) đã lần đầu tiên tiết lộ hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa chống hạm Exocet Block 3.
Đây là hệ thống tên lửa bờ mới nhất của tập đoàn MBDA. Trước đó, vào thập niên 80 của thế kỷ XX, MBDA đã nghiên cứu và chế tạo hệ thống tương tự nhưng sử dụng tên lửa chống hạm Exocet Block 1 và Block 2. Cùng với việc giới thiệu Exocet Block 3 cách đây 5 năm, MBDA cũng bắt tay nghiên cứu hệ thống phòng thủ bờ biển mới sử dụng loại tên lửa này.
Mô hình hệ thống tên lửa bờ mới của tập đoàn MBDA sử dụng tên lửa chống hạm Exocet Block 3.
Hệ thống tên lửa bờ mới gồm 2 thành phần:
- Xe đầu kéo và bệ phóng.
- Xe chỉ huy, vận hành.
Bệ phóng tên lửa được đặt lên một rơ moóc có thể tách rời xe kéo giúp tăng cường tính cơ động cũng như dễ dàng chuyển đổi giữa nhiều loại xe đầu kéo khác nhau, mỗi bệ phóng có 4 tên lửa Exocet Block 3.
Điểm đáng chú ý ở đây là xe chỉ huy, vận hành của hệ thống tên lửa bờ mới này có thể chỉ huy, vận hành cùng lúc 4 đơn vị phóng riêng biệt (với tổng cộng 16 tên lửa). Việc vận hành cùng lúc đến 4 bệ phóng giúp giảm số lượng xe chỉ huy đi kèm, nhờ đó làm giảm chi phí cũng như tăng tính cơ động.
Về tên lửa Exocet Block 3, đây là loại tên lửa chống hạm mới và hiện đại nhất của MBDA với tầm bắn lên đến 180 km, điểm ưu việc của Exocet Block 3 không nằm ở tầm bắn mà nằm ở chỗ tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống GPS (do được dẫn bằng GPS nên hệ thống tên lửa bờ này không đi kèm radar tìm mục tiêu như các hệ thống của Nga). Việc được dẫn đường bằng GPS cho phép tên lửa có thể tấn công mục tiêu trên biển từ nhiều góc khác nhau và có thể đánh chính xác các mục tiêu trên bờ, tăng tính đa năng của tên lửa.
Video đang HOT
Bên cạnh đó Exocet Block 3 còn có tính cơ động rất cao, trong clip dưới đây có thể thấy tên lửa sau khi rời bệ phóng đã lập tức bẻ ngoặt một góc gần 900 khi đang bay ở tốc độ cao, điều này sẽ gây khó khăn rất lớn với các hệ thống phòng thủ trên tàu chiến do yêu cầu đầu tiên của việc đánh chặn tên lửa đối hạm là phải tính toán được đường bay của tên lửa đối phương. Ngoài ra tên lửa Exocet Block 3 có khối lượng nhẹ hơn so với Exocet Block 2.
Theo Tri Thức
Tên lửa chống hạm "C-602" Trung Quốc còn kém xa BrahMos Ấn Độ
Trang mạng "Strategy Page" của Mỹ đưa tin, Pakistan đã nhận 120 quả tên lửa chống hạm tầm xa C-602 do Trung Quốc sản xuất, nằm trong hợp đồng được hai nước ký kết từ năm 2009.
Số tên lửa này được trang bị cho tàu chiến và lực lượng pháo bảo vệ bờ biển của Pakistan. Động thái này được cho là để làm đối trọng với loại tên lửa hành trình chống hạm siêu âm, nguy hiểm bậc nhất thế giới là "BrahMos" của Ấn Độ.
C-602 là một biến thể khác dòng mới nhất của loại tên lửa chống hạm SSN-2 Styx (mua của Nga), thuộc biên chế mấy chục năm nay của hải quân Trung Quốc và cũng là phiên bản có tầm bắn xa nhất.
Truyền thông Mỹ cho biết, C-602 là phiên bản xuất khẩu thuộc thế hệ tên lửa chống hạm cận âm "Ưng Kích-62" (YJ-62), tầm bắn ngắn hơn so với "YJ-62" (280 km so với 400 km).
BrahMos được giới quân sự đánh giá không có đối thủ trong các loại tên lửa chiến thuật
C-602 thuộc loại tên lửa chống tàu cỡ lớn, có trọng lượng nặng tới 1,22 tấn, dài 6,1m, đường kính thân 0,54m, sải cánh 2,9m, lắp đầu nổ bán xuyên giáp nặng 300kg. Phương thức dẫn đường kết hợp hệ định vị quán tính và radar chủ động có tầm trinh sát 40km.
Theo tin cho biết, cả hai phiên bản YJ-62 và C-602 đều có trọng lượng 1,22 tấn, với đầu đạn nặng 300 kg. Tuy nhiên, chúng có một số khác biệt chưa rõ ràng về thiết bị điện tử, đặc biệt là khả năng chống radar vì các phiên bản YJ-62 đều sử dụng các công nghệ cũ của Nga thời thập niên 70-80 thế kỷ trước.
Tên lửa C-602 của Trung Quốc
Loại tên lửa này sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính (có thể kết hợp với vệ tinh Bắc Đẩu), dẫn tên lửa tìm đến cách mục tiêu một phạm vi nhất định, sau đó tên lửa dùng radar của nó, có tầm trinh sát khoảng 40km để khóa mục tiêu chính xác ở cự ly 30km.
Nguồn tin còn cho biết, Trung Quốc đang trang bị loại tên lửa thế hệ YJ-6 cho các tàu khu trục thế hệ mới nhất, cũng như lực lượng bảo vệ bờ biển của hải quân. Myanmar cũng đã đặt mua một số tên lửa loại này, tuy nhiên chưa rõ họ đã tiếp nhận số tên lửa này hay chưa.
Thử nghiệm phóng tên lửa BrahMos từ tàu ngầm
Tuy nhiên, nếu cho rằng Pakistan mua loại tên lửa này của Mỹ về để làm đối trọng với tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos của Ấn Độ thì quá là khập khiễng. Ngoài tham số tầm bắn được đánh giá là tương đương (280 và 300km), còn về cả vận tốc, khả năng xuyên phá, khả năng dẫn đường, chống đánh chặn... của BrahMos đều vượt xa so với C-602.
Tên lửa BrahMos có chiều dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, tầm bắn 300km, trọng lượng phóng 3 tấn, đầu đạn nặng 300kg (phiên bản phóng từ trên không 2,5 tấn, đầu đạn 250kg), tên lửa có thể phóng trên độ cao tối đa 14km, thông thường 10km với vận tốc siêu âm Mach3, gấp hơn 3 lần vận tốc các loại tên lửa hành trình cận âm kiểu như C-602.
Thử nghiệm phóng tên lửa BrahMos thuộc hệ thống phóng mặt đất
Điểm ưu việt nhất của BrahMos được phóng theo cơ chế bắn - quên, tức là sau khi phóng đi không cần thêm bất kỳ một điều khiển nào khác, nó tự động nhận tín hiệu định vị từ vệ tinh, rồi tự thân vận động đến mục tiêu. Trên đường bay nó còn có khả năng biến tốc và đổi hướng 2 lần để tránh sự phát hiện của radar phòng thủ tên lửa đối phương.
Trên hành trình bay, tên lửa BrahMos có thể tiếp nhận 2 kênh điều khiển của 2 loại vệ tinh khác nhau, vừa bay theo điều khiển của tín hiệu GPS của vệ tinh Mỹ, vừa có thể hành trình theo sự dẫn đường của hệ thống thông tin vệ tinh GLONASS của Nga.
Chiến hạm INS Ranvir thuộc lớp Rajput của Ấn Độ phóng tên lửa hành trình BrahMos
Vào cuối đường bay, loại tên lửa này có khả năng tự động ngắt các liên hệ với vệ tinh và tự động hạ thấp độ cao xuống 5-15m so với mặt biển, kích hoạt đầu dẫn tự động, định vị mục tiêu chính xác tới cự ly hàng mét, đâm xuyên qua thân chiến hạm ngay sát mép nước, nơi tiết diện mặt cắt ngang phần thân tàu rất nhỏ, đảm bảo không một mục tiêu nào có thể sống sót.
Ưu điểm đặc biệt của BrahMos là trọng lượng đầu đạn lớn, vận tốc cực nhanh. Chính vận tốc trên Mach3 đã khiến tên lửa vừa khó bị đánh chặn vừa nâng cao uy lực sát thương. Vận tốc rất cao, điểm chạm sát mép nước khiến tên lửa có khả năng công phá rất lớn, không có tên lửa nào sánh kịp.
Phiên bản BrahMos Block I phóng từ máy bay chiến đấu Su-30 MKI
Đối với các chiến hạm hàng ngàn tấn đến vạn tấn nó có thể phóng xuyên qua, còn các tuần dương hạm hạng nặng hoặc tàu sân bay trực thăng cỡ vài vạn tấn cũng bị đâm thủng sâu, sau đó bị phá hủy bởi đầu đạn từ 250-300kg.
Hiện nay tên lửa hành trình chống hạm BrahMos của Ấn Độ được xếp số 1 trong các loại tên lửa chiến thuật với các phiên bản phóng từ tàu ngầm, tàu mặt nước, tàu nổi, máy bay chiến đấu và hệ thống bờ đối hạm (hiện đã có phiên bản thử nghiệm tấn công mặt đất siêu thanh, trên Mach5). Chính vì thế, Pakistan có mua tên lửa hành trình cận âm C-602 của Trung Quốc về thì cũng không xứng đáng là đối thủ của nó.
Theo ANTD
10 tàu ngầm tấn công đỉnh nhất thế giới Tàu ngầm tấn công hiện đại nào chết chóc nhất, tốt nhất trên thế giới và tại sao? Dưới đây là 10 tàu ngầm tấn công đỉnh nhất hiện thời. Các tàu ngầm dưới đây được đánh giá dựa trên khả năng tàng hình, vũ khí tấn công và một số điểm đặc trưng khác, trang quân sự ngày này cho biết. Sứ...