Lộ diện hành tinh mới có thể sống được, to gấp 3,2 lần Trái Đất
Hành tinh Percival nằm cách Trái Đất 310 năm ánh sáng, bên trong vùng sự sống của một ngôi sao loại G.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Flatiron và một số nhà khoa học tự do đã cùng nhau xác định được một hành tinh mang tên TOI-4633 C – còn gọi là Percival – nằm trọn vẹn trong vùng sự sống Goldilocks của ngôi sao mẹ TOI-4633 A.
TOI-4633 A là ngôi sao loại G nằm trong một hệ sao đôi cách chúng ta 310 năm ánh sáng.
Ngôi sao còn lại trong hệ là TOI-4633 B, nhỏ hơn TOI-4633 A một chút và quay quanh ngôi sao này cùng 2 hành tinh con của nó trong một quỹ đạo lớn.
Hành tinh Percival nằm trong vùng sự sống của sao mẹ, có một hành tinh anh em và có thể là một vài “mặt trăng sự sống” quay xung quanh – Ảnh AI: Anh Thư
Trở lại với TOI-4633 C, theo NASA nó là một ngoại hành tinh khí khổng lồ có khối lượng khoảng 0,387 Sao Mộc, tức tương đương 123 lần khối lượng Trái Đất. Bán kính của hành tinh này lớn hơn Trái Đất khoảng 3,2 lần.
TOI-4633 C bằm cách ngôi sao mẹ 0,847 AU (tức đơn vị thiên văn, tương đương khoảng cách Mặt Trời – Trái Đất, khoảng 150 triệu km) và mất 271,9 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao.
Video đang HOT
Vệ tinh TESS của NASA đã tìm thấy hành tinh này đầu tiên, nhưng cuộc nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Flatiron đã vén màn bí ẩn về nó, đặc biệt là xác nhận đó là một thế giới phù hợp với sự sống.
Có một trở ngại là TOI-4633 C giống Sao Hải Vương hơn Trái Đất, tức loại hành tinh khí không có bề mặt rắn, bầu khí quyển có thể dày đặc hơi nước, hydro và methane.
Điều này sẽ làm giảm đi một chút cơ hội tồn tại của sự sống. Hoặc nếu có, đó sẽ phải là một dạng sống rất khác sự sống Trái Đất.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy loại hành tinh có chu kỳ dài như vậy có khả năng cao sở hữu nhiều mặt trăng có bề mặt để sự sống bám rễ.
Vì vậy, cho dù sự sống không tồn tại trực tiếp nơi hành tinh này, nó vẫn có thể có nhiều mặt trăng sự sống giống như Sao Mộc hay Sao Thổ của hệ Mặt Trời.
Hành tinh còn lại của hệ sao là TOI 4433 B thậm chí lớn hơn thế giới có thể sống được này nhiều, có bán kính lên đến 13,7 lần Trái Đất, tức to hơn cả Sao Mộc (Sao Mộc có bán kính gấp 11 lần Trái Đất).
Các nhà khoa học cho biết họ sẽ phải đợi 30 năm nữa để hai ngôi sao trong hệ TOI-4433 AB đủ xa nhau, từ đó giúp xác định rõ ràng hơn cấu trúc của hệ sao và cũng là hiểu thêm về hành tinh Percival thú vị.
Phát hiện hành tinh ôn đới bằng Trái Đất, có thể sống được
Ngoại hành tinh Gliese 12b có cả bầu khí quyển giống Trái Đất và quay quanh một ngôi sao lùn đỏ lạnh.
Theo Sci-News, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Masayuki Kuzuhara đến từ Trung tâm Sinh học vũ trụ (Tokyo - Nhật Bản) đã xác định được Gliese 12b trong bộ dữ liệu khổng lồ mà Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh quá cảnh (TESS) của NASA thu thập được.
Gliese 12b và ngôi sao mẹ màu đỏ - Ảnh đồ họa: NASA
Gliese 12b có chu kỳ quỹ đạo là 12,76 ngày quanh ngôi sao mẹ của nó và nhiệt độ cân bằng khoảng 42 độ C, tức ấm hơn Trái Đất khá nhiều (nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất là 15 độ C).
Tuy nhiên, 42 độ C vẫn đủ để Gliese 12b sở hữu nước lỏng trên bề mặt và có nhiều vùng ôn đới thích hợp với sự sống, ngay cả các dạng sống "mong manh" kiểu Trái Đất.
Nó nhận được năng lượng từ ngôi sao mẹ nhiều hơn 1,6 lần so với Trái Đất nhận từ Mặt Trời và khoảng 85% những gì Sao Kim trải qua.
Tuy vậy, Gliese 12b có một bầu khí quyển đáng kể, có thể tác động đến nhiệt độ bề mặt. Nhiệt độ được tính toán ở trên là chưa tính tới lớp khí quyển này.
Các tính toán cũng cho thấy hành tinh này có kích cỡ bằng với địa cầu hoặc nhỏ hơn một chút, cỡ Sao Kim, thêm một yếu tố nữa ủng hộ khả năng sống được của hành tinh.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng xét đến sự hung dữ của ngôi sao mẹ Gliese 12.
Là một sao lùn đỏ, Gliese 12 có thể có "hành vi" cực đoan nhằm tước mất bầu khí quyển của hành tinh, khiến nó mất nước rồi chết chóc như Sao Kim dù có tự tái tạo lại khí quyển.
Thế nhưng, các mô hình cho thấy ngôi sao lùn đỏ này không có xu hướng làm như vậy.
Sẽ cần thêm các bước quan sát cụ thể hơn để khẳng định liệu có sinh vật nào đang sống trên hành tinh thú vị này hay không.
Nhưng chúng ta có một lợi thế to lớn: Ngôi sao mẹ Gliese 12, còn được gọi là TOI-6251 hoặc GJ 12, nằm cách Mặt Trời chỉ 40 năm ánh sáng, trong chòm sao Song Ngư.
Điều này biến nó thành một trong những hệ sao gần với hệ Mặt Trời nhất và tất nhiên việc quan sát các hành tinh quanh nó bằng các công cụ có sẵn sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
Phát hiện về hành tinh có thể sống được này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters.
Bí ẩn hành tinh sưng húp giữa chòm sao Xử Nữ Hành tinh WASP-107b từng khiến giới khoa học bối rối bởi tồn tại ở trạng thái như một khối kẹo bông. WASP-107b là tên một trong các hành tinh của hệ sao WASP-107, nằm cách Trái Đất 212 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Xử Nữ. Các nhà khoa học gọi nó bằng nhiều cái tên kỳ quặc như "hành tinh kẹo...