Lộ diện đài thiên văn 4.500 tuổi do các ngôi mộ ghép thành
Đài thiên văn tử thần vừa được khai quật ở Hà Lan gồm những gò đất chứa hài cốt được căn chỉnh chuẩn xác với hoạt động của các thiên thể, cùng dấu tích của các nghi lễ bí ẩn.
Theo Live Science, công trình được đặt biệt danh “Stonehenge” Hà Lan này là một khu di tích 4.500 tuổi với hàng chục ngôi mộ được chôn cất trong khoảng thời gian từ năm 2500 đến năm 1200 trước Công Nguyên.
Nhưng nó không phải một nghĩa trang bình thường: Các gò mộ được sắp đặt để tạo thành một đài thiên văn rùng rợn.
“Đài thiên văn tử thần” ở Hà Lan – Ảnh: TP Tiel
Nhóm chuyên gia khảo cổ học TP Tile – Hà Lan đã tiếp quản hiện trường. Cuộc phân tích cho thấy các gò mộ cổ được đăng thẳng hàng với Mặt Trời và các điểm chí, điểm phân trong năm (Hạ chí, Đông chí, Xuân phân, Thu phân).
Gò mộ lớn nhất chứa hài cốt của phụ nữ, đàn ông và nhiều trẻ em đã chết trong khoảng thời gian nói trên; trong khi nhiều ngôi mộ cổ riêng lẻ nằm rải rác xung quanh. Một số người được chôn cất, một số người được hỏa táng trước khi chôn.
Các sắp xếp cho thấy rõ ràng khu vực đã được sử dụng như một đài thiên văn sơ khai, nơi người ta quan sát các thiên thể và dự đoán mùa màng, phục vụ nông nghiệp. Trong đó gò chôn cất lớn nhất đánh dấu sự chuyển động của Mặt trời và được dùng như một quyển lịch.
Một số đồ tạo tác quý giá được chôn một cách hữu ý ở những vị trí liên quan đến thiên văn, chẳng hạn một mũi giáo đồng ở tư thế bị cắm xuống đất ở vị trí tia nắng đi xuyên qua một lỗ trong cấu trúc tổng thể của đài thiên văn.
Các cuộc chôn cất được phủ bóng bởi những nghi lễ bí ẩn; trong khi mỗi ngôi mộ được chôn cất thêm đều đóng vai trò nhất định trong các nghi lễ sau đó.
Một số hố rỗng, cọc và xô cũng được tìm thấy trong khu vực, có thể phục vụ các nghi lễ tẩy rửa.
Video đang HOT
“Đài thiên văn tử thần” được phát hiện tình cờ vào năm 2016 giữa một khu công nghiệp. Các nhà khoa học đã dành khoảng 1 năm để khai quật nó và lấy lên hơn 1 triệu hiện vật xuyên qua các thời đại đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, thời La Mã chiếm đóng, thời Trung Cổ.
Họ đã mất 6 năm để phân tích và ghép nối các hiện vật và đến nay cuộc nghiên cứu vẫn tiếp diễn.
Tìm thấy chiếc cốc 'xuyên không' trong mộ cổ hơn 2.000 năm
Các nhà khảo cổ bất ngờ khi tìm thấy chiếc cốc thời hiện đại trong mộ cổ hơn 2.000 năm. Đây là bảo vật gì?
Ngay từ thời xa xưa, người ta thường chôn cất các đồ vật tùy táng trong mộ. Nếu chủ nhân của ngôi mộ là người có địa vị cao, đồ vật dùng để chôn cất đương nhiên cũng rất phong phú, quý giá. Điều này tạo sức hấp dẫn đối với những kẻ trộm mộ và nhiều người buôn bán di vật văn hóa.
Tuy nhiên, trên thực tế, có những đồ vật kỳ lạ với vẻ ngoài bình thường nhưng không ngờ lại là bảo vật hiếm có hàng nghìn năm. Câu chuyện dưới đây là một chứng.
Vào tháng 10 năm 1990, tại thôn Thạch Đường, thị trấn Bán Sơn, thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), một công nhân của nhà máy gạch đã tình cờ phát hiện ra một số hố nhỏ trong khi đang thu gom đất và gạch nung. Những người công nhân trong nhà máy nghi ngờ rằng bên dưới những hố này có thể là một ngôi mộ cổ nên đã báo với các cơ quan chức năng. Sau khi cơ quan quản lý di sản văn hóa đã cử các chuyên gia khảo cổ học đến khu vực này để tiến hành điều tra và nghiên cứu.
Ngôi mộ cổ được phát hiện nằm trong khuôn viên một nhà máy gạch ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).
Kết quả, các chuyên gia khảo cổ phát hiện ra rằng ở bên dưới một số hố nhỏ trong khuôn viên nhà máy này có mộ cổ với nguồn gốc từ thời Chiến Quốc.
Trong ngôi mộ cổ này có rất nhiều đồ tùy táng quý giá như ngọc bích, đá quý... Điều này cho thấy chủ nhân của ngôi mộ chắc hẳn không phải là một người tầm thường. Đáng tiếc, ngôi mộ này đã bị những kẻ trộm mộ xâm phạm và đánh cắp một số manh mối quan trọng. Do đó, các chuyên gia không thể xác định được chính xác danh tính thực sự của chủ nhân ngôi mộ.
Trong quá trình tìm kiếm manh mối, dựa vào vào chu kỳ bán rã của carbon phóng xạ trên thanh gỗ trong ngôi mộ, các chuyên gia kết luận đây là mộ cổ thuộc về cuối thời Chiến Quốc (khoảng năm 250 TCN).
Các nhà khảo cổ phát hiện đồ vật giống cốc nước thời hiện đại trong mộ cổ.
Sau đó, các chuyên gia đã tiến hành phân loại và thu thập các di vật văn hóa trong ngôi mộ. Đúng lúc này, các nhà khảo cổ phát hiện có một vật sáng lấp lánh ở trên mặt đất. Nó có vẻ là đồ vật bằng thủy tinh. Khi chuyên gia lại gần, hóa ra nó giống một chiếc cốc thủy tinh thời hiện đại.
Thoạt đầu, có chuyên gia cho rằng đó chỉ là chiếc cốc mà những kẻ trộm mộ bỏ quên sau khi uống nước. Tuy nhiên, một số khác lại nhận định đây là đồ vật không hề đơn giản và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Sau khi nghiên cứu, kết quả thật ngoài sức tưởng tượng. Chiếc cốc trên không phải là đồ vật bình thường thời hiện đại. Cụ thể, chiếc cốc này có niên đại từ hơn 2.000 năm trước. Phát hiện quan trọng này đã mang lại manh mối quan trọng cho các nhà nghiên cứu, gây chấn động giới khảo cổ.
Chiếc cốc nhìn giống đồ vật thời hiện đại thực chất là bảo vật được làm bằng pha lê cách đây hơn 2.000 năm.
Theo các chuyên gia, chiếc cốc trong ngôi mộ này được làm bằng pha lê tự nhiên, cao 15,4 cm, đường kính 7,8 cm, đường kính đáy 5,4 cm. Chiếc cốc từ thời Chiến Quốc khiến nhiều người ngạc nhiên bởi tuy nhìn tổng thể đơn giản, không có hoa văn trang trí, nhưng bảo vật này lại toát ra ánh sáng màu hổ phách, không giống với cốc thông thường.
Đây là minh chứng cho thấy tay nghề bậc thầy của những người thợ chế tác ra chiếc cốc cách đây hơn 2.000 năm.
Các chuyên gia ước tính, những người thợ thủ công ngày nay sẽ phải mất rất nhiều năm mới có thể làm ra được một chiếc cốc pha lê tại thời Chiến Quốc.
Tranh luận về bảo vật hơn 2.000 năm
Chiếc cốc thời Chiến Quốc được chế tác rất tinh xảo.
Chiếc cốc pha lê trong ngôi mộ thời Chiến Quốc khiến các chuyên gia tranh luận về 3 bí ẩn khó lý giải.
Thứ nhất, cách chế tác. Theo các chuyên gia, chiếc cốc này được làm từ một mảnh pha lê nguyên khối. Vậy, những người thợ thủ công cách đây hơn 2.000 năm đã làm rỗng nó như thế nào? Làm thế nào để biến một khối pha lê thành một cốc nước? Các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng những người thợ cổ xưa đã áp dụng phương pháp tương tự như chế tạo ngọc.
Thứ hai, vấn đề đánh bóng. Dù trải qua hơn 2.000 năm trong mộ cổ, nhưng chiếc cốc pha lê này có cả bề mặt và thành trong đều nhẵn bóng như ngọc. Đánh bóng bên ngoài thì không khó, nhưng ở bên trong chiếc cốc thì không hề đơn giản. Vậy, những người thợ đã đánh bóng cổ vật này bằng cách nào?
Thứ ba, nguyên liệu. Ban đầu, không ai đặt ra câu hỏi nguyên liệu để là ra chiếc cốc này đến từ đâu. Tuy nhiên, sau khi chiếc cốc trở nên nổi tiếng, nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trong xã hội. Các chuyên gia của Sở Địa chất và Tài nguyên khoáng sản tỉnh Chiết Giang tin rằng, Trung Quốc không có pha lê với chất lượng và độ tinh khiết cao như vậy? Do đó, nhiều chuyên gia suy đoán rằng, nguyên liệu để làm nên chiếc cốc hơn 2.000 năm có thể đến từ một mỏ tinh thể đã cạn kiệt hoặc là cống phẩm từ nước ngoài.
Chiếc cốc pha lê thời Chiến Quốc hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hàng Châu.
Chiếc cốc pha lê đã được công nhận là bảo vật quốc gia và hiện được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Hàng Châu. Chiếc cốc này là sản phẩm độc nhất vô nhị trong số các bảo vật quốc gia. Để có thể sử dụng chiếc cốc pha lê quý giá vào thời Chiến Quốc thì đương nhiên những chủ nhân của nó cũng có thân phân cực kỳ cao quý.
Vì cổ vật được làm bằng chất liệu pha lê có rất ít nên chiếc cốc hơn 2.000 năm đã được đưa vào danh sách những bảo vật văn hóa bị cấm đưa ra nước ngoài triển lãm vào năm 2002.
Khai quật mộ cổ, bất ngờ thấy 'quái thú' còn sống bên trong Việc phát hiện ra 2 con 'quái thú' trong mộ cổ khiến các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên và thích thú. Người Trung Quốc xưa có quan niệm người đã khuất dù sang thế giới bên kia họ vẫn sống một cuộc đời như trên dương thế. Do đó, khi chôn cất họ, người xưa thường đặt rất nhiều đồ dùng cũng...