Lộ diện chiến đấu cơ tính năng ‘hơn viễn tưởng’ của Nga
Truyền thông Nga đã đăng tải một số thông tin bước đầu về chiếc “siêu chiến đấu cơ” có tên định danh ATN-51, nó được cho là vượt xa mọi đối thủ.
Trang Military Arms cho biết, ATN-51 là máy bay chiến đấu đa năng của tương lai, được phát triển nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến tiềm năng có thể diễn ra ở khu vực Bắc Cực mà Nga đang có tham vọng làm chủ.
Các thông tin ban đầu về tính năng kỹ chiến thuật của ATN-51 là vô cùng ấn tượng, khi máy bay có thể mang theo lượng nhiên liệu siêu tưởng lên tới 32 tấn.
Nhờ vậy nó có thể cất cánh từ một căn cứ không quân ở Siberia, bay thẳng đến lãnh thổ Mỹ thực hiện nhiệm vụ và quay trở về căn cứ mà không cần tiếp dầu dọc đường.
“Trái tim” của ATN-51 sẽ là 2 động cơp phản lực siêu lớn có khả năng kiểm soát vectơ lực đẩy 3 chiều (3D TVC), cho phép đạt tới tốc độ siêu tưởng đối với máy bay chiến đấu là Mach 4,5 – tương đương tên lửa không đối không nhanh nhất.
Đồ họa máy bay chiến đấu đa năng ATN-51 của Nga
Với vận tốc như trên, dự kiến ATN-51 thực hiện hành trình bay từ Nga đến Mỹ chỉ mất khoảng dưới 2 giờ. Ngoài tốc độ cực lớn thì trần bay của ATN-51 cũng đạt đến con số 35.000 m, tức là vượt ngoài phạm vi của hầu như mọi tổ hợp tên lửa phòng không.
Video đang HOT
Theo nhận định từ một số chuyên gia, Nga đang phát triển ATN-51 nhằm thay thế tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31 trong tương lai.
Tuy nhiên với năng lực của mình thì chiếc phi cơ này thậm chí còn thay thế luôn cả Tu-22M3M hay Tu-160M2.
Chiến đấu cơ ATN-51 có khả năng mang theo tới 10 tên lửa siêu thanh hạng nặng lắp trên trống quay trong khoang vũ khí và rất nhiều tên lửa không đối không, khiến nó được truyền thông gọi bằng cái tên rất ấn tượng là “Thảm họa đen” của kẻ thù.
Tính năng của chiến đấu cơ đa năng ATN-51 bị cho là vượt quá khả năng chế tạo của Nga
Theo các chuyên gia quân sự Nga, nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên của tiêm kích đa năng ATN-51 đã được lên kế hoạch chế tạo vào đầu những năm 2020 để có thể sớm bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.
Kích thước của chiếc ATN-51 dự kiến sẽ rất lớn và yêu cầu vật liệu cấu tạo phải cực kỳ đặc biệt để chịu nhiệt độ cao khi bay với vận tốc siêu thành mà không làm mất tính năng tàng hình của máy bay.
Tuy nhiên sau khi thông tin trên được công bố thì hầu như mọi ý kiến đều cho rằng ATN-51 chỉ là giấc mơ không có thật của người Nga, bởi hiện tại họ còn đang trầy trật hoàn thiện chiếc Su-57 với tính năng kém hơn rất nhiều.
Những “siêu vũ khí” như tiêm kích đa năng ATN-51 hay tàu ngầm hạt nhân không người lái Poseidon, tên lửa hành trình Burevestnik và tàu lượn siêu thanh Avangard đều bị Mỹ cho rằng chỉ là “đòn gió” mà thôi.
Chí Linh
Theo Baodatviet
Cách Su-34/35 thoát thân khi bị tấn công
Chiến đấu cơ Su-34 và Su-35 Nga vừa tổ chức cuộc diễn tập thoát thân khi bị tấn công tại Syria, trong đó có màn phóng mồi bẫy nhiệt.
Hình ảnh về cuộc diễn tập được Kênh truyền hình Zvezda công bố, một số máy bay chiến đấu siêu cơ động thuộc thế hệ 4 Su-35 và Su-34 bay lên bầu trời bên trên căn cứ không quân Hmeymim tại Syria.
Trong cuộc diễn tập, phi hành đoàn luyện tập tránh hỏa lực địch bằng bẫy nhiệt và các hành động khác trong các tình huống khẩn cấp. Vậy mồi bẫy nhiệt có tác dụng gì khi chiến đấu cơ Nga bị tấn công?
Chiến đấu cơ Nga phóng mồi bẫy nhiệt.
Đạn mồi bẫy trang bị trên hầu hết các chiến đấu cơ phản lực hiện đại được coi là một trong những tính năng đơn giản và rẻ tiền nhất để chống lại các tên lửa phòng không của đối phương.
Hầu hết các loại tên lửa phòng không tầm thấp, tên lửa không đối không tầm ngắn và một số loại tầm trung dùng cơ chế dẫn đường hồng ngoại - sẽ dò đường theo nguồn nhiệt được phát ra từ động cơ máy bay.
Vì vậy, khi tung ra đạn mồi bẫy với số lượng lớn sẽ tạo ra nhiều nguồn nhiệt trên đường bay của tên lửa khiến hệ thống dò mục tiêu của tên lửa bị loạn mục tiêu từ đó dẫn đến việc bay lệch hướng.
Ưu điểm lớn nhất của hệ thống này là cực kỳ rẻ tiền và dễ trang bị cho tất cả các loại máy bay đời mới, hệ thống đạn mồi bẫy nhiệt không có bất cứ một yêu cầu kỹ thuật khắt khe nào và có thể treo vào cả... máy bay chở khách nếu cần.
Dù hội tụ nhiều ưu điểm nhưng việc phải kích hoạt hệ thống mồi bẫy vẫn có thể khiến chiến đấu cơ trang bị gặp nguy hiểm. Bởi khi dùng hệ thống bẫy mồi nhiệt đòi hỏi phải sử dụng với số lượng lớn để có được hiệu quả cao nhưng khi sử dụng với số lượng lớn thì số lượng bẫy mồi nhiệt dự trữ sẽ hết rất nhanh và phi công sẽ không còn gì để sử dụng nếu tiếp tục bị tấn công.
Không những vậy, việc tung mồi bẫy khi tác chiến đêm sẽ khiến chiến đấu cơ lộ diện ngay cả trước mắt thường và cái giá của việc tránh được một quả tên lửa sẽ là việc chiếc phi cơ xấu số đó phải hứng đủ các thể loại hỏa lực phòng không cỡ nhỏ của đối phương.
Mặc dù vậy, cho đến giờ việc sử dụng đạn mồi bẫy nhiệt trong không chiến vẫn được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới dù những chiến đấu cơ thế hệ mới hầu hết đều được trang bị hệ thống tác chiến điện tử.
Theo Datviet
Thổ Nhĩ Kỳ quyết rắn mặt với Mỹ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không nhượng bộ trong vấn đề mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 (SAM) từ Nga, bất chấp những lời lẽ của Mỹ, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình TGRT. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. "Sẽ không có bước lùi nào trong vấn đề S-400. Còn liên quan...