Lộ diện các “tay to” đã thoái vốn tại Vinaconex, mọi đồn đoán được sáng tỏ
Trước đây hơn 1 tuần xuất hiện giao dịch thỏa thuận 127 triệu cổ phần Vinaconex, và nhà đầu tư đã đồn đoán về sự ra đi của nhóm BĐS Cường Vũ và Star Invest.
Sở GDCK Hà Nội vừa công bố thông tin giao dịch cổ phiếu VCG của Tổng CTCP XNK và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Theo đó, trong ngày 14/8/2020, cả 2 cổ đông lớn là Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest đều bán đi toàn bộ số cổ phiếu đang nắm giữ và không còn là cổ đông lớn. Trong đó BĐS Cường Vũ bán hơn 94 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 21,28%) và Star Invest bán hết hơn 33,44 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7,57%).
Số cổ phiếu mà 2 cổ đông lớn bán ra này tương đương với số cổ phiếu giao dịch thỏa thuận trong 2 ngày 13 và 14/8 với tổng giá trị giao dịch xấp xỉ 2.985 tỷ đồng.
Thông báo này cũng chấm dứt những đồn đoán quanh việc BĐS Cường Vũ và Star Invest đã thoái vốn tại Vinaconex mấy ngày gần đây sau khi xuất hiện giao dịch thỏa thuận lượng lớn cổ phiếu VCG.
Trước đây 2 năm, tháng 11/2018 khi SCIC thoái vốn bán toàn bộ 254,9 triệu cổ phần VCG (chiếm 57,71%) vốn điều lệ Vinaconex, nhóm An Quý Hưng đã đấu giá thành công khi trả 28.900 đồng/cổ phiếu.
Cùng giai đoạn đó, nhà đầu tư còn bất ngờ khi Tập đoàn công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel) cũng bán hết hơn 94 triệu cổ phiếu và Pyn Elite bán ra toàn bộ hơn 33,44 triệu cổ phiếu VCG – đây là số cổ phần do BĐS Cường Vũ và Star Invest mua vào. Vinaconex có cục diện mới khi nhóm An Quý Hưng sở hữu 57,71% vốn và nhóm còn lại bao gồm BĐS Cường Vũ và Star Invest nắm giữ hơn 28,8% vốn. Cũng từ đó, những mâu thuẫn nội bộ giữa các nhóm cổ đông mới phát sinh.
Video đang HOT
Việc nhóm cổ đông lớn BĐS Cường Vũ và Star Invest thoái vốn có thể đưa cục diện của Vinaconex sang một trang mới. Hiện chưa có thông tin chính thức về những cổ đông mua vào số cổ phần này.
Diễn biến giá cổ phiếu VCG trong 1 năm gần đây.
Những thông tin về việc thoái vốn của BĐS Cường Vũ và Star Invest cũng làm cho giá cổ phiếu VCG tăng mạnh, đánh dấu bằng 2 phiên tăng trần trong ngày 13 và 14/8 – là 2 phiên mà các cổ đông này bán thỏa thuận. Hiện giá của VCG đang ở vùng đỉnh của gần chục năm trở lại đây, giao dịch quanh mức 32.100 đồng/cổ phiếu.
Thoái hết vốn, Vinaconex chưa thể "dứt duyên" với An Khánh JVC
Việc Tổng công ty cổ phần Vinaconex thoái vốn khỏi An Khánh JVC không có nghĩa duyên nợ giữa họ đã dứt, bởi vẫn còn một khoản nợ lớn chưa thể thu hồi.
Liên doanh nhiều duyên nợ
Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) là liên doanh được thành lập từ năm 2006 bởi sự hợp tác giữa Vinaconex (mã VCG, sàn HNX) và Công ty Posco E&C (Hàn Quốc), mỗi bên góp 50% vốn. Mục đích chính của liên doanh là đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Bắc An Khánh. Năm 2017, Posco E&C đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại An Khánh JVC cho Công ty Bất động sản Phú Long.
Theo thiết kế, Khu đô thị mới Bắc An Khánh có tổng diện tích 264,13 ha, tổng mức đầu tư theo khái toán là 3.391,4 tỷ đồng. Đến nay, Dự án mới hoàn thành giai đoạn I trên diện tích 46,93 ha, bao gồm 317 căn biệt thự, 236 căn liền kề và 496 căn hộ chung cư.
Sau thời điểm Phú Long mua lại 50% vốn của An Khánh JVC từ Posco E&C vào năm 2017, dư luận có những đồn đoán về khả năng Phú Long có thể mua nốt 50% vốn từ Vinaconex. Tuy nhiên, thái độ của Vinaconex trong 3 năm qua vẫn là ngập ngừng, nửa bán nửa giữ đối với An Khánh JVC.
Sự lừng chừng của Vinaconex đối với An Khánh JVC có nhiều lý do. Năm 2018 là thời điểm Công ty chuyển giao chủ sở hữu khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thoái toàn bộ vốn tại Vinaconex. Bước sang năm 2019, những "trục trặc" giữa các cổ đông mới khiến Công ty chưa có được những động thái dứt khoát trong các quyết định lớn về tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó có việc bán hay giữ đối với An Khánh JVC.
HĐQT của Vinaconex trong năm 2019 thậm chí còn bị "vô hiệu hóa" một thời gian khi Tòa án quận Đống Đa (Hà Nội) ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đình chỉ hoạt động của HĐQT, Ban Kiểm soát Tổng công ty vào cuối quý I/2019. Sau đó 1 tháng, Tòa án quận Đống Đa mới hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên, khôi phục hoạt động của HĐQT, Ban Kiểm soát.
Duyên chưa dứt vì khoản nợ khủng
Theo bản cập nhật đăng ký kinh doanh mới của An Khánh JVC, thì danh sách thành viên đã không còn Vinaconex, thay vào đó là Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Pacific Star. Theo đó, Phú Long và Pacific Star mỗi bên sở hữu gần 340,3 tỷ đồng vốn tại An Khánh JVC, tương ứng tỷ lệ mỗi bên tại liên doanh là 50%.
\Khách hàng có công nợ lớn nhất của Vinaconex chính là An Khánh JVC, khi giá trị nợ của riêng công ty liên doanh này đối với Vinaconex là 739,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, duyên nợ giữa Vinaconex và An Khánh FVC chưa thể khép lại và một trong những lý do đáng kể nhất chính là khoản nợ khủng của An Khánh JVC đối với Vinaconex.
Tại ngày 30/6/2020, Vinaconex có tổng các khoản phải thu ngắn hạn là 7.313,8 tỷ đồng, không thay đổi đáng kể so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, phải thu ngắn hạn khó đòi đã tăng mạnh tới hơn 57,2% trong giai đoạn này, đạt giá trị 551 tỷ đồng vào giữa năm 2020.
Trong các khoản phải thu ngắn hạn, số dư phải thu ngắn hạn của khách là 3.316,4 tỷ đồng. Theo đó, khách hàng có công nợ lớn nhất chính là An Khánh JVC, khi giá trị nợ của riêng công ty liên doanh này đối với Vinaconex là 739,2 tỷ đồng.
Tình trạng nợ nần của An Khánh JVC đã tồn tại trong nhiều năm qua. Cách đây hơn 2 năm, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 của Vinaconex, Ban Kiểm soát đã nêu ý kiến về số dư nợ phải thu vẫn còn lớn so với doanh thu của Công ty mẹ, trong đó đáng chú ý là số dư nợ 979,36 tỷ đồng từ An Khánh JVC.
Từ đó đến nay, dư nợ của An Khánh JVC đối với Vinaconex tuy có giảm, nhưng vẫn còn quá lớn, ở mức hơn 700 tỷ đồng. Khi Vinaconex không còn là thành viên tại An Khánh JVC, thì việc kiểm soát tài chính tại công ty này cũng sẽ khó khăn hơn. Điều này cho thấy, "duyên nợ" với An Khánh JVC có thể còn đeo bám Vinaconex dài dài.
Vinaconex muốn thoái toàn bộ vốn tại dự án Splendora Ngay sau khi Vinaconex ra quyết định thoái vốn tại An Khánh JVC - chủ đầu tư dự án khu đô thị Bắc An Khánh (Splendora), cổ phiếu VCG chứng kiến giao dịch thỏa thuận đột biến. Một góc của dự án Splendora. Ảnh: Trần Kháng/Zing.vn Ngày 13/8, hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng...