Lộ diện AirMule – “la thồ hàng không” không người lái của Israel
Hãng Robotics Ltd của Israel vừa thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm cho chiếc máy bay vận chuyển hàng hóa không người lái AirMule.
AirMule.
Mặc dù chiếc máy bay này đã được các phương tiện truyền thông nhắc đến từ cách đây 2 năm nhưng mãi gần đây thì nguyên mẫu đầu tiên mới được đưa vào thử nghiệm.
Hãng Robotics Ltd của Israel vừa thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm cho chiếc máy bay vận chuyển hàng hóa không người lái AirMule (La thồ hàng không).
Máy bay trực thăng có thể cất cánh và hạ cánh tại những nơi mà các loại máy bay có cánh khó tiếp cận nhưng nhìn chung các cánh quạt vẫn khiến chúng gặp khó khăn ở những không gian rất hẹp.
Đó chính là lí do mà công ty Tactical Robotics Ltd của Israel chế tạo ra AirMule. Đây là một loại máy bay vận tải không người lái (VTOL: vertical take-off and landing) với cánh quạt được giấu dưới thân máy giúp nó tự nâng lên một cách an toàn và không chiếm dụng quá nhiều không gian.
Mặc dù chiếc máy bay này đã được các phương tiện truyền thông nhắc đến từ cách đây 2 năm nhưng mãi gần đây thì nguyên mẫu đầu tiên mới được đưa vào thử nghiệm.
Video đang HOT
AirMule có thể tự bay bằng hệ thống điều khiển riêng của nó hoặc qua điều khiển từ xa. Dự kiến, thiết bị này sẽ được sử dụng cho mục đích sơ tán nạn nhân bị thương ra khỏi vùng chiến tranh hoặc như một máy bay hỗ trợ cho các tàu hàng hải nhỏ không đủ diện tích làm bãi đáp cho các trực thăng.
Các cánh quạt phía sau sẽ cung cấp lực đẩy ngang, trong khi các cánh quạt bên trong (chỉ có thể nhìn thấy từ bên dưới) sẽ phụ trách phần chuyển động đứng của thiết bị.
AirMule.
Phiên bản hiện tại có trọng lượng 0,9 tấn với công suất 730 mã lực và sức mạnh được cung cấp bởi một động cơ Turbomeca Arriel 1D1 duy nhất. Kế hoạch của công ty Tactical Robotics Ltd là chế tạo ra AirMule với 2 động cơ Arriel có công suất lên đến 985 mã lực trong thời gian tới.
Cùng với phiên bản nhằm mục đích sử dụng cho quân đội Israel, những biến thể của thiết bị này cũng sẽ được phát triển cho các thị trường khác.
Chúng có thể mang tải trọng 440 kg với khoảng cách bay khoảng 300 km với tốc độ tối đa 185km/h ở độ cao từ 5486 m trở xuống.
Chuyến bay thử nghiệm được tiến hành vào ngày 30 tháng Mười Hai vừa qua tại sân bay Megiddo ở miền bắc Israel đã chứng minh khả năng vận chuyển hàng hóa của máy bay tự lái AirMule cùng với khả năng thực hiện một chặng đường bay khá xa của nó.
Trong khi đó, công ty “anh em” với Tactical Robotics Ltd là Metro Skyways đang muốn kết hợp công nghệ này với một chiếc xe tự lái của họ.
Nói cách khác, một chiếc xe với tên gọi “SkyMule” có thể là khởi đầu cho trào lưu xe hơi bay mà chúng ta đang mong đợi.
Theo Vnreview
Báo Anh: Việt Nam là thị trường hàng không đầy hấp dẫn với ANA
Theo bình luận hôm 13/1 của tờ Thời báo Tài chính (Anh), việc ký kết biên bản ghi nhớ với Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa qua sẽ giúp tập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản All Nippon Airways (ANA) đẩy nhanh hơn nữa kế hoạch đầu tư vào thị trường hàng không đang phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam Á và quyết định này cũng chứng tỏ Việt Nam là một thị trường hàng không đầy hấp dẫn đối với tập đoàn Nhật Bản.
Trong khuôn khổ biên bản ghi nhớ, tập đoàn ANA sẽ mua 8,8% cổ phần của Vietnam Airlines với giá trị 2.431 tỷ đồng (tương đương khoảng 108 triệu USD) để có thể trở thành cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines.
ANA và Vietnam Airlines sẽ cùng thực hiện các chuyến bay liên danh trên những tuyến đường cụ thể nối Việt Nam và Tokyo. Như vậy, mỗi hãng đều có thể mở rộng mạng lưới của mình nhờ vào việc bán vé của hãng kia.
Thỏa thuận hợp tác cũng sẽ giúp Vietnam Airlines và ANA giảm thiểu chi phí bằng cách phối hợp hoạt động trong việc bảo trì, bảo dưỡng tàu bay, cung cấp suất ăn trên máy bay, làm thủ tục check-in và một số dịch vụ mặt đất khác... ANA có quyền cử đại diện tham gia Hội đồng Quản trị của Vietnam Airlines.
Hiện các công ty của Nhật Bản đang tìm cách thúc đẩy đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất-kinh doanh tại Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Theo Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản, trong khoảng thời gian từ năm 2011-2014, vốn đầu tư trực tiếp của giới doanh nghiệp nước này đổ vào thị trường Việt Nam tăng gấp ba lần so với bốn năm trước đó, và đạt khoảng 9 tỷ USD và Việt Nam được coi là một thị trường hàng không đầy hấp dẫn trong chiến lược mở rộng hoạt động ra toàn cầu mà tập đoàn ANA đang theo đuổi.
Kể từ năm 2010, ANA đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra toàn cầu. Để thúc đẩy kế hoạch này, ANA đã ký thỏa thuận mua ba máy bay A380 của hãng Airbus. Đây là loại máy bay dân dụng chở khách lớn nhất hiện nay trên thế giới. ANA cũng đã đặt hàng mua máy bay 787 Dreamliner của hãng Boeing. Năm 2012, ANA đã thu về 170 tỷ yen (tương đương 1,4 tỷ USD) sau khi phát hành cổ phiếu.
Suốt thời gian vừa qua, ANA vẫn nỗ lực tìm kiếm một đối tác hàng không ở khu vực Đông Nam Á để tiến hành đầu tư. Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải không ít khó khăn và thách thức. Năm 2014, ANA đã phải từ bỏ thương vụ mua 49% cổ phần của hãng hàng không Asian Wings Airways (Myanmar), trị giá khoảng 25 triệu USD, do cạnh tranh khốc liệt.
Trả lời phỏng vấn của tờ Thời báo Tài chính, Tổng Giám đốc ANA Shinya Katanozaka cho biết ANA sẽ thúc đẩy kế hoạch mở rộng hoạt động ra toàn cầu trong năm 2016.
Về phía Vietnam Airlines, tháng 11/2014, hãng đã chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thúc đẩy kế hoạch cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả kinh doanh./.
Theo Vietnam Plus
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc bay ra đá Chữ Thập Việc TQ cho máy bay bay ra đá Chữ Thập cho dù là dưới bất kỳ danh nghĩa nào với cách làm như vừa qua cũng đều ảnh hưởng đến an ninh an toàn tự do hàng không ở Biển Đông. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết...