Lộ diện 8 ứng viên cuối cùng chạy đua vào Điện Kremlin
Sau khi thời hạn nộp chữ ký ủng hộ kết thúc, 8 ứng viên cuối cùng, bao gồm đương kim Tổng thống Vladimir Putin, tiếp tục bước vào cuộc đua giành chiếc ghế cao nhất của Điện Kremlin năm nay.
Tổng thống Vladimir Putin (Ảnh: Reuters)
“Chúng tôi vừa tiếp nhận 2 ứng viên là Vladimir Wolfovich Zhirinovsky và Pavel Nikolayevich Grudinin, 6 ứng viên khác đã nộp số chữ ký (của người ủng hộ). Như vậy sẽ có tối đa 8 ứng viên bước vào vòng bỏ phiếu cuối cùng”, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova phát biểu trước các phóng viên hôm 31/1.
Phát biểu của bà Ella được đưa ra sau khi thời hạn thu thập chữ ký ủng hộ của các ứng viên tranh cử tổng thống Nga vừa kết thúc vào lúc 18h ngày 31/1 theo giờ Moscow. Thu thập đủ số chữ ký cần thiết là “thử thách” đầu tiên đối với các ứng viên trước khi bước vào vòng bỏ phiếu quyết định.
Luật Nga quy định bất kỳ ứng viên nào tranh cử tổng thống với tư cách ứng viên độc lập phải nộp đủ ít nhất 300.000 chữ ký ủng hộ, song cũng không cần nhiều hơn 315.000 chữ ký. Đối với các ứng viên đại diện cho các đảng chính trị không có ghế trong quốc hội Nga, họ phải thu thập từ 100.000 – 105.000 chữ ký ủng hộ.
Trong khi đó, các ứng viên do các đảng có ghế trong quốc hội chọn ra tranh cử không cần đệ trình bất kỳ chữ ký ủng hộ nào. Như vậy, hai ứng viên Zhirinovsky – nhà sáng lập kiêm thủ lĩnh đảng Dân chủ tự do và Grudinin – đại diện của đảng Cộng sản Nga sẽ được bỏ qua bước thu thập chữ ký này.
Video đang HOT
6 ứng viên còn lại tiếp tục cuộc đua vào Điện Kremlin năm nay gồm: đương kim Tổng thống Vladimir Putin – người tranh cử với tư cách ứng viên độc lập, ứng viên Grigory Yavlinsky của đảng Yabloko, ứng viên Boris Titov của đảng Tăng trưởng, ứng viên Maksim Suraikin của đảng Những người cộng sản Nga, ứng viên Sergey Baburin của đảng Liên minh Toàn dân Nga và ngôi sao truyền hình Kseniya Sobchak đại diện cho đảng Sáng kiến dân sự.
Ứng viên Kseniya Sobchak, 35 tuổi, là người dẫn chương trình kiêm diễn viên và người mẫu nổi tiếng tại Nga. (Ảnh: Reuters)
Chủ tịch CEC cho biết sẽ thông báo quyết định ứng viên nào đủ tiêu chuẩn để giành quyền đi tiếp trong 10 ngày tới sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra hồ sơ và số chữ ký ủng hộ. Trong trường hợp tỷ lệ chữ ký không hợp lệ do sai sót hoặc gian lận vượt quá 5%, ứng viên có thể bị loại khỏi cuộc đua vào Điện Kremlin. Ngoài ra, bà Ella cũng nhấn mạnh tính chính xác của quá trình xác minh chữ ký của từng ứng viên.
“Chúng tôi đã mời 16 chuyên gia về chữ viết tay và họ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng tính xác thực của những người đủ tiêu chuẩn (ký ủng hộ) cho các ứng viên. Chúng tôi hy vọng tất cả sẽ diễn ra theo đúng yêu cầu và vào ngày 10/2, chúng tôi sẽ công bố quyết định các ứng viên bước vào vòng bỏ phiếu”, bà Ella nói với các phóng viên.
Kết quả cuộc khảo sát do VTSIOM tiến hành hồi cuối tháng 1 cho thấy, 71% số người được hỏi nói rằng họ sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Nga 18/3. Khoảng 6% nói rằng họ không có kế hoạch đi bỏ phiếu, trong khi 11% vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo kết quả một cuộc khảo sát khác của VTSIOM, 70% số người được hỏi khẳng định ủng hộ Tổng thống Putin. Trong khi đó, chỉ 7% nói rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ứng viên Grudinin và 6% cho biết sẽ bỏ phiếu cho ứng viên Zhirinovsky. Tỷ lệ ủng hộ của những người khảo sát dành cho các ứng viên còn lại rất thấp, chỉ khoảng xấp xỉ 1%.
Thành Đạt
Theo Dantri
Điện Kremlin "tố" Mỹ can thiệp bầu cử tổng thống
Điện Kremlin cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Moscow thực chất là nỗ lực của Washington hòng can thiệp vào cuộc bầu cử sắp tới của Nga.
Hình ảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin xuất hiện trên đường phố trước thềm bầu cử Nga vào ngày 18/3 (Ảnh: EPA)
Theo Reuters, vào cuối ngày 29/1 (theo giờ địa phương), Bộ Tài chính Mỹ có thể đã gửi tới Quốc hội một báo cáo gồm danh sách các nhà tài phiệt lớn của Nga và các thông tin chi tiết về mối quan hệ của họ với lãnh đạo Nga. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 8 năm ngoái đã "miễn cưỡng" ký thông qua dự luật yêu cầu chuẩn bị bản báo cáo này.
"Chúng tôi cho rằng đây là hành động rõ ràng và trực tiếp được đưa ra đúng vào thời điểm cuộc bầu cử của chúng tôi nhằm gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử này. Chúng tôi không đồng tình với điều đó và tin tưởng chắc chắn rằng hành động này sẽ không thể tác động được tới bầu cử Nga", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên ngày 29/1.
Theo ông Peskov, "việc công bố danh sách không mang bất kỳ ý nghĩa nào", đồng thời cho biết báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ "sẽ được đưa ra phân tích tại Moscow" để đảm bảo lợi ích của các doanh nhân và doanh nghiệp Nga.
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ được đưa ra trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Nga, dự kiến diễn ra vào ngày 18/3 tới. Đương kim tổng thống Vladimir Putin cũng tham gia cuộc chạy đua vào Điện Kremlin năm nay với tư cách ứng viên độc lập. Hiện chưa rõ liệu báo cáo này có dẫn tới việc Washington sẽ áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới đối với Moscow hay không.
Trước đó, Mỹ ngày 26/1 đã công bố danh sách trừng phạt gồm 21 cá nhân, tất cả đều mang quốc tịch Nga hoặc Ukraine, và 9 công ty, trong đó phần lớn hoạt động trong lĩnh vực điện hoặc năng lượng. Thứ trưởng Năng lượng Nga Andrey Cherezov cũng bị liệt vào danh sách đen của Mỹ lần này.
Hiện Nga và Mỹ vẫn căng thẳng với nhau trong nhiều vấn đề, bao gồm cáo buộc của Washington cho rằng Moscow can thiệp cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 dù đây là điều Nga phủ nhận. Ngoài ra, hai nước cũng bất đồng quan điểm về các cuộc xung đột ở Ukraine và Syria.
Thành Đạt
Theo Dantri
Nguồn cảm hứng mang tên Putin của giới trẻ Nga Tổng thống Vladimir Putin không chỉ trở thành nguồn cảm hứng mà còn là linh hồn trong tư tưởng của nhiều thanh niên Nga và họ vẫn xem ông là ứng cử viên sáng giá cho cuộc bầu cử đang tới gần. Chân dung Tổng thống Putin được treo trên tường tại văn phòng của Project Network ở Moscow (Ảnh: NBC) Với cầu...