Lộ “công thần” giúp TQ hiện đại hóa quân đội
Israel góp công lớn giúp Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa trang bị quân đội trong thời gian ngắn.
Theo Đài Phượng hoàng (có trụ sở tại Hong Kong), trong gần 30 năm qua, Israel được coi là một trong những đối tác quốc phòng quan trọng nhất của Bắc Kinh khi cung cấp công nghệ quân sự chủ chốt giúp nước này hiện đại hóa quân đội.
Sau khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn 1989, Mỹ và các nước khác ở phương Tây đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Việc này đã làm chương trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. May cho họ, Israel – đồng minh thân cận của Mỹ lại sẵn sàng chia sẻ công nghệ quân sự tối tân phương Tây cho Trung Quốc.
Điều này đã giúp ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc nhanh chóng gặt hái thành công lớn. Qua đó, nhiều loại vũ khí tối tân đã ra đời trang bị cho các Quân chủng Quân đội Trung Quốc.
Thông qua sự trợ giúp của Israel, Trung Quốc có thể thiết kế nhiều loại vũ khí tiên tiến gồm: máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, tên lửa không đối không và tên lửa chống tăng.
Trung Quốc thiết kế thành công tiêm kích J-10 dựa trên công nghệ tiêm kích IAI Lavi của Israel.
Ví dụ điển hình như Trung Quốc phát triển thành công tiêm kích đa năng J-10 dựa trên công nghệ tiêm kích IAI Lavi của Israel. Máy bay không người lái W-30 và W-50 của Bắc Kinh có lẽ sẽ không bao giờ được hoàn thành nếu Israel không cung cấp máy bay do thám Searcher.
Video đang HOT
Trong lĩnh vực phát triển tên lửa đối không, Israel đã cung cấp tên lửa Python-3 để từ đó Trung Quốc “ sao chép” công nghệ và cho ra đời PL-8. Một trong những loại tên lửa không đối không chủ lực Trung Quốc hiện nay.
Các nhà phân tích Mỹ còn chỉ rằng tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-9 của Trung Quốc cũng được thiết kế, phát triển chịu sự ảnh hưởng từ công nghệ Israel.
Trong tương lai, mặc dù gặp phải sự ngăn cản từ Mỹ, nhưng có lẽ mối quan hệ hợp tác kỹ thuật – quân sự Israel, Trung Quốc sẽ không dừng lại. Trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã ngày 9/5, Thủ tướng Isarel Benjamin Netanyahu tuyên bố, nước này sẽ tiếp tục chia sẻ công nghệ quân sự với Trung Quốc.
Mỗi năm, Isarel thu về khoảng 300 triệu USD thông qua những hợp đồng bán vũ khí và chia sẻ công nghệ quốc phòng cho Trung Quốc.
Theo vietbao
Trung Quốc đang đẩy Ấn Độ về phía Mỹ
Với các động thái gây hấn trên biên giới gần đây, Trung Quốc đang đẩy Ấn Độ vào vòng tay của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Ấn Độ M.Singh.
Tổng thống Obama gọi Ấn Độ là "đồng minh tự nhiên", trong cựu Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tuyên bố rằng Ấn Độ là một "trụ cột" trong chiến lược "xoay trục" của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Có lẽ lý do quan trọng nhất mà giới chức Mỹ không muốn công khai tuyên bố là sự nổi lên của Trung Quốc. Căng thẳng hiện nay giữa New Delhi và Bắc Kinh bắt nguồn từ cuộc chiến tranh biên giới trong năm 1962. Trong thực tế, tranh chấp giữa hai cường quốc châu Á này là một số ít các cuộc tranh chấp biên giới mà Trung Quốc vẫn chưa giải quyết ổn thỏa. Để theo kịp sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, Ấn Độ đang hiện đại hóa Các lực lượng vũ trang, bớt phụ thuộc vào vũ khí Nga và hướng tới các nguồn cung Âu-Mỹ.
Tàu chiến Ấn Độ.
Những người ủng hộ quan hệ chặt chẽ hơn giữa Washington và New Delhi thường xem Ấn Độ là một cường quốc biển đang trỗi dậy. Với một lực lượng hải quân lớn hơn và trang bị tốt hơn, Ấn Độ có thể giúp tuần tra các tuyến đường biển quan trọng, ngăn chặn hoặc đối phó với các hoạt động buôn lậu, hỗ trợ nhân đạo và phòng chống thiên tai. Tất cả những điều này có thể giúp giảm bớt một số gánh nặng cho Hải quân Mỹ. Không có gì đáng ngạc nhiên, các lĩnh vực như chống cướp biển và nhân đạo là trung tâm quan hệ hợp tác an ninh Mỹ-Ấn Độ.
Khốn nỗi, Ấn Độ không phải là một cường quốc biển mà là một cường quốc lục địa. Những thách thức quân sự lớn mà Ấn Độ phải đối mặt đến từ đất liền. Chính vì vậy mà Lục quân Ấn Độ vẫn giữ vai trò chủ đạo - cả về quy mô, ảnh hưởng và phân bổ ngân sách.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể đã bắt đầu trên đất, nhưng hiện đang bắt đầu chuyển sang lĩnh vực hàng hải, đặc biệt khi Bắc Kinh ráo riết tiến vào các đảo quốc và các quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương. Xây dựng một "hạm đội biển xanh" mạnh mẽ sẽ cho phép Ấn Độ thể hiện sức mạnh hải quân trong khu vực và xa hơn nữa. Tuy nhiên, điều này lại kích động Trung Quốc tăng gấp đôi nỗ lực hiện đại hóa hải quân, hiện diện quân sự thường trực lớn ở nước ngoài để bảo vệ các tuyến đường biển huyết mạch trước sự đe dọa tiềm ẩn của Hải quân Ấn Độ.
Lãnh thổ Trung Quốc bị bao quanh bởi 14 quốc gia khác nhau, trong đó có các cường quốc và các quốc gia có vũ khí hạt nhân. Trung Quốc đã tiến hành một loạt các cuộc chiến tranh biên giới... không chỉ với Ấn Độ mà còn với Liên Xô và Việt Nam. Những vùng lãnh thổ xa xôi hẻo lánh của Trung Quốc là nơi sinh sống của các sắc tộc thiểu số vốn bất mãn với sự thống trị của người Hán và luôn tiềm ẩn tình trạng bất ổn nội bộ. Việc tiến ra biển của Trung Quốc biển bị hạn chế bởi các chuỗi đảo nằm trong tay các đối thủ tiềm tàng. Lý do chính mà Trung Quốc có thể giảm qui mô của lực lượng bộ binh nó và tăng cường đầu tư vào hải quân và hàng không vũ trụ trong hai thập kỷ qua là nước này không bị phân tâm bởi các mối đe dọa trên đất liền. Khi không phải chi nhiều tiền để nuôi lục quân, Trung Quốc có điều kiện dồn tiền cho các quân chủng không quân, hải quân, vũ trụ và các lực lượng tên lửa chiến lược.
Đây chính là các lực lượng có thể gây ra mối nguy hiểm lớn nhất đối với Mỹ và các nước đồng minh cũng như lợi ích của Mỹ ở nước ngoài. Trong khi đó, Mỹ lại không thể ngăn chặn nổi xu thế này. Chính vì vậy mà Ấn Độ trở thành nước lớn duy nhất có thể có thể đánh lạc hướng sự tập trung ngày càng tăng của Trung Quốc vào việc hiện đại hóa hải quân và hàng không vũ trụ, khiến Bắc Kinh phải chia sẻ các nguồn lực vào việc bảo vệ lãnh thổ trên đất liền.
Đáng chú ý là Ấn Độ đang di chuyển theo hướng này. Để phát triển cơ sở hạ tầng "lưỡng dụng" cho phép quân đội Ấn Độ có thể triển khai lực lượng trên biên giới nhanh hơn Trung Quốc, New Delhi đã bắt đầu tăng cường hiện diện quân sự gần biên giới tranh chấp: đổi mới trang bị khí tài, triển khai máy bay chiến đấu và tên lửa hành trình tiên tiến nhất cũng như thành lập các quân đoàn sơn cước thiện chiến. Các nỗ lực theo hướng này có thể buộc Trung Quốc phải thực hiện một số biện pháp tương đối tốn kém nhưng ít hiệu quả như tăng cường các lực lượng mặt đất và an ninh nội bộ, đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải triển khai một mạng lưới phòng không mạnh mẽ hơn ở khu vực biên giới Tây Nam.
Về phần mình, Mỹ có thể hỗ trợ Ấn Độ theo nhiều cách khác nhau - từ việc chia sẻ thông tin tình báo về việc triển khai quân đội của Trung Quốc gần khu vực biên giới, bán cho Ấn Độ các hệ thống giám sát trên không hiện đại và thậm chí cả máy bay chiến đấu tàng hình... Những động thái này có thể buộc Trung Quốc phải chi rất nhiều nguồn tài lực để thiết lập các hệ thống kiểm soát không lưu và bảo vệ không phận của mình.
Chỉ có điều, Ấn Độ lại không muốn bị biến thành một "trụ cột" trong chiến lược "xoay trục" của Mỹ và cũng không muốn trở thành một quân cờ trên bàn cờ chiến lược toàn cầu Mỹ-Trung. Câu hỏi được đặt ra đối với Ấn Độ là liệu nước này nên tập trung đối phó với sự đe dọa của Trung Quốc trên đất liền hay trên biển?
Theo vietbao
Việt Nam nâng uy lực "nỏ liên châu" Pechora-2M Việt Nam là khách hàng thứ hai ký với Tetraedr hợp đồng chuyển giao gói nâng cấp khoảng trên 30 tổ hợp tên lửa phòng không S-125M "Pechora-M" lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM. Pechora-2M là phiên bản được hiện đại hóa của tổ hợp tên lửa phòng không S-125. Thiết kế được thực hiện bằng các phương pháp của Tập đoàn công nghiệp tài...