Lỡ có thai khi “sống thử” nhưng người yêu không chịu cưới
Anh ấy nổi giận quát vào mặt tôi là tôi đã lừa anh ấy, từ nay anh ấy không tin tôi một cái gì nữa.
Tôi quyết định chủ động tạo ra cái “sự đã rồi” buộc anh ấy phải cưới. (Ảnh minh họa)
Năm nay tôi 23 tuổi, sau khi tốt nghiệp Đại học Thương mại nhưng chưa tìm được việc làm thích hợp nên tôi ở nhà giúp đỡ gia đình, buổi tối đi học thêm tiếng Anh và ở đó tôi quen thân với H. Chúng tôi bắt đầu yêu nhau gần 2 năm nay. Tình yêu của chúng tôi rất thắm thiết và được hai bên gia đình chấp nhận. Quê H ở Vĩnh Phúc, anh được cha mẹ mua cho căn hộ chung cư xinh xắn ở Hà Nội và anh rủ tôi đến sống cùng trước khi chính thức kết hôn. Tôi đang chán cảnh sống ở nhà vì ngày nào cha mẹ giục tôi phải tìm việc làm nên liền bỏ nhà đến sống với H vì trước sau gì chúng tôi chẳng là vợ chồng.
Nhưng tôi đã chờ cái ngày ấy gần năm nay rồi mà H cứ tìm mọi lý do trì hoãn. Lúc thì H bảo anh cũng mới ra trường trước em một năm cần có thời gian khẳng định chỗ đứng của mình nên chưa thể lấy vợ. Gần đây H lại bảo đang chuẩn bị thi vào cao học để lấy bằng Thạc sĩ. Nếu lại chờ đến lúc đó thì ít ra cũng phải vài năm nữa. Nhỡ H gặp cô nào trẻ hơn, mới lạ hấp dẫn hơn và không muốn lấy tôi nữa thì sao?
Nghĩ thế, tôi quyết định chủ động tạo ra cái “sự đã rồi” buộc anh ấy phải cưới. Nhưng thật không ngờ, khi tôi báo tin bị “vỡ kế hoạch” anh ấy không tin vì chúng tôi đã thỏa thuận dùng thuốc tránh thai hàng ngày mà. Tôi đành thú thật là tôi đã ngừng uống thuốc mà không cho H biết. Anh ấy nổi giận quát vào mặt tôi là tôi đã lừa anh ấy, từ nay anh ấy không tin tôi một cái gì nữa. H khẳng định là lúc này anh chưa thể lấy vợ. Giờ chỉ có một cách duy nhất là anh sẽ đưa tôi đi phá thai dù nó đã được hơn hai tháng. Bây giờ tôi phải làm thế nào? Tôi bối rối quá! Sao lòng người lại đen bạc đến thế? Rất mong chuyên gia cho tôi một lời khuyên càng sớm càng tốt! Tôi vô cùng cám ơn!
L.A – quận Đống Đa – Hà Nội
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Chuyên gia tư vấn Tâm lý Trịnh Trung Hòa
Rất tiếc là khi lá thư của bạn đến tay tôi thì sự thể đã hơi muộn. Giá trước khi bạn định gây ra cái “sự đã rồi” mà bạn hỏi ngay thì chắc chắn tôi đã khuyên bạn đừng bao giờ nên làm cái chuyện dại dột ấy.
Video đang HOT
Bởi vì, khi bạn quyết định lừa dối ai đó ngay cả khi bạn cho rằng mình làm điều đó vì tình yêu, vì muốn được làm vợ anh ấy thì người bị lừa nhất định sẽ mất lòng tin ở bạn và liệu anh ta có còn yêu bạn như trước nữa không? Tôi chưa từng thấy ai yêu một người khi biết người đó cố tình cho mình vào “bẫy”. Cho dù vì bạn có thai mà anh ta miễn cưỡng phải cưới bạn khi anh ấy không muốn thì liệu hôn nhân có hạnh phúc được không? Lẽ nào bạn lại không biết?
Bây giờ ta hãy bình tĩnh nhìn thẳng vào sự thật. Rõ ràng bạn làm việc đó không phải vì bạn muốn có con mà chỉ vì bạn muốn lấy chồng. Cái thai đã trở thành một thứ “công cụ” để bạn tạo sức ép buộc H phải cưới. Ngoài ra bạn chẳng nghĩ gì đến tương lai bạn sẽ làm gì để nuôi con và nuôi cả mình nữa. Bạn chẳng có dự định gì ngoài cuộc hôn nhân mà bạn hy vọng H sẽ đem lại cho mình. Bởi vì hiện tại bạn chưa có việc làm, để sinh sống chứ chưa nói đến nuôi con. Thế mà bạn lại chỉ lo lấy chồng và sinh con trong khi lẽ ra bạn phải lo tìm cho mình một công việc để sống.
Nếu không, đến cuộc sống của chính bạn còn chưa lo được thì làm sao lo được cho con? Hay bạn nghĩ cứ có hôn nhân sẽ có tất cả? Một người chồng mới qua tập sự như H có thể gánh nổi một gia đình? Hay cứ lấy chồng, có con đã rồi muốn đến đâu thì đến? Tôi biết đó là những điều có lẽ bạn không muốn nghe nhưng có thể là những điều mà bạn chưa nghĩ đến. Tôi hy vọng cách trả lời thẳng thắn của tôi sẽ giúp bạn hiểu ra được thực chất của vấn đề.
Kinh nghiệm cuộc sống chỉ ra rằng, ở đời, bất kỳ hành vi nào khi ta nhằm trói buộc ai đó phải nhận cái trách nhiệm mà họ không muốn đều là vô lý, ích kỷ và tiêu cực. Khó đoán trước quan hệ giữa bạn và H sau sự việc này sẽ ra sao nhưng tôi cho rằng để cứu vãn tình thế này, trước hết bạn phải dũng cảm nhận trách nhiệm về những gì mình đã làm chứ không nên đổ tất cả tội lỗi lên đầu người khác một cách vô lý.
Bạn đã chủ động có thai, do đó chính bạn phải có một quyết định. Nếu bạn chỉ tức giận vì H đã không “sập bẫy” thì không giải quyết được gì cả. Muốn hay không, bạn cũng phải thừa nhận là bạn đã lừa anh ta để có thai. Anh ta có lỗi không? Tôi khẳng định là có. Người đàn ông nào cũng phải biết rằng khi mình đã giao phối với ai thì khả năng làm họ thụ thai là có thể xảy ra, dù có sử dụng bất cứ biện pháp phòng tránh thai thông thường nào.
Các bác sĩ cho biết không có phương pháp tránh thai nào như tính ngày rụng trứng, phóng tinh ra ngoài, dung bao cao su hay uống thuốc tránh thai chẳng hạn mà bảo đảm an toàn 100%. Ít nhất có khoảng 3% có thể xảy xả ra sự cố ngoài mong muốn mà bạn phải liệu trước để không bị động. Nhưng đó là những điều tôi sẽ nói với H kỹ hơn nếu có dịp. Lúc này tôi chỉ muốn nói với bạn thôi!
Để thoát ra khỏi tình huống “tiến thoái lưỡng nan” này có một số lựa chọn cho bạn nhưng phải nói trước rằng không còn giải pháp “tối ưu” nữa mà chỉ là để cứu vãn cái “sự đã rồi” của bạn thôi.
Một là bạn hãy dũng cảm sinh và nuôi con. Chắc chắn sẽ khó khăn vất vả nhưng tôi hy vọng tình yêu con sẽ giúp bạn đủ nghị lực vượt qua được với sự giúp đỡ của người thân, kể cả bố đứa trẻ cũng phải hỗ trợ bạn. Dù anh ấy đang có nhiều dự định tương lai nhưng hãy tạm gác những kế hoạch đó lại để lo trách nhiệm mà mình đã góp phần gây ra mới là người đàn ông tử tế.
Hai là nếu bạn không dám nuôi con vì sợ vất vả thì hãy cho cặp vợ chồng nào đang muốn nuôi con nuôi. Nó sẽ được lớn lên trong vòng tay của những người thật sự mong muốn có nó và nó sẽ có hạnh phúc đồng thời nó cũng mang lại hạnh phúc cho họ.
Cuối cùng mới phải nghĩ đến sự can thiệp của ngành y tế. Tất nhiên phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa vì cái thai đã to có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và việc sinh đẻ của bạn sau này.
Tất cả chúng ta, bạn và tôi, ai cũng có thể một lúc nào đó có những quyết định sai lầm trong cuộc sống. Nhưng bản lĩnh của con người là ở chỗ dám nhận lỗi lầm do mình gây ra và có giải pháp thích hợp để khắc phục. Nếu chỉ tức giận và đổ hết tội lỗi cho người khác là không nên và không giải quyết được gì cả.
Chúc bạn có một lựa chọn đúng đắn và kịp thời. Tôi biết có những phụ nữ cũng rơi vào hoàn cảnh như bạn nhưng họ đủ nghị lực vượt qua, nuôi con khôn lớn nên người và có cuộc sống ấm êm hạnh phúc được nhiều người yêu mến và cảm phục.
Rất cảm thông và thân ái chào bạn!
Tan vỡ sau 3 tháng kết hôn vì chuyện 'nhà anh nhà tôi'
Có được ngôi nhà bố mẹ cho khi kết hôn là mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, nếu không tự lập mà cậy 'nhà anh nhà tôi' thì chuyện tan vỡ là điều khó tránh.
Một nhóm các nhà nghiên cứu người Pháp đã tiến hành khảo sát 100 cặp vợ chồng ở thành phố Lyon, vừa làm lễ kỷ niệm "Đám cưới Bạc" trong năm 2012, tức là họ đã chung sống hạnh phúc với nhau được 25 năm, xem khi mới xây dựng gia đình, những cặp này đã bắt đầu như thế nào? Nhận xét đầu tiên được rút ra là 86% các cặp vợ chồng này đều không có sự giúp đỡ của cha mẹ hai bên về mặt tài chính.
Thế mà không ít người khi tìm hiểu vẫn coi khả năng kinh tế của hai bên gia đình như một trong những yếu tố quyết định để có hôn nhân hạnh phúc.
Có người còn nói có vần có điệu: "Nhà mặt phố, bố làm to" hoặc "Đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu". Thực ra, sự lệ thuộc về kinh tế bao giờ cũng kéo theo những lệ thuộc khác. Điều này không phải chỉ trong thời kinh tế thị trường mà người ta đã nhận ra từ lâu.
Bạn đã phải đi vay ai một món tiền kha khá chưa? Từ hôm ấy, tiếng nói của người ấy đối với bạn có trọng lượng hơn! Bất cứ ai bao bọc cho bạn nhà cửa để ở, xe cộ để đi, cơm ăn áo mặc hàng ngày thì chắc chắn bạn đã lệ thuộc hoàn toàn vào người đó. Mỗi câu nói của người ấy là một mệnh lệnh bất kể bạn có thích hay không.
Tất nhiên, tình hình sẽ không đến nỗi như thế, nếu người đó lại là cha mẹ bạn, bởi vì cha mẹ bao giờ chẳng thương con? Chỉ có điều là cha mẹ thường muốn con sung sướng theo quan niệm của cha mẹ. Vậy nhỡ ra, cái quan niệm đó không trùng hợp với mong muốn của vợ chồng bạn thì sao? Điều này rất dễ xảy ra trong thời đại chúng ta, khi mà nếp nghĩ giữa hai thế hệ có khoảng cách lớn do hoàn cảnh xã hội thay đổi.
Ảnh minh họa
Diệu Hoa là con gái út một gia đình giàu có. Khi gả chồng cho con, bố mẹ cô không muốn con gái phải về làm dâu trong một gia đình đông con, nhà gái bỏ tiền mua cho con một căn hộ xinh xắn. Để đáp lại, gia đình nhà trai trang bị các tiện nghi cần thiết trong nhà. Tưởng là hai bên cha mẹ cùng lo để đôi trẻ có một mái ấm hạnh phúc đầy đủ. Không ngờ ngay sau lễ cưới ít lâu, gia đình nhà trai, nhất là hai cô chị, ngồi đâu cũng phàn nàn về việc cưới xin tốn kém mà rước phải nàng dâu đoảng vị, chẳng được tích sự gì.
Nghe những chuyện không hay đó đến tai nhà gái thì cả hai bố mẹ vợ đều nổi giận, bắt con đem trả hết những đồ mà nhà trai mua sắm cho. Thế là từ đó, hai bên thông gia không nhìn mặt nhau nữa, đôi vợ chồng trẻ cũng sinh ra lục đục.
Đến khi anh chồng đánh vợ một cái tát thì bố mẹ vợ đuổi anh ta ra khỏi nhà. Ba tháng sau, họ đưa nhau ra tòa ly hôn.
Ảnh minh họa
Những chuyện con cái đã trưởng thành nhưng không có khả năng tự lập, lệ thuộc vào cha mẹ nhưng lại không nghe theo sự điều khiển của cha mẹ, muốn sống theo ý mình, lâm vào cảnh lục đục xảy ra không ít.
Nhiều đôi chưa đến nỗi tan vỡ nhưng đành phải chấp nhận sự can thiệp ngày càng sâu của cha mẹ. Dĩ nhiên, cha mẹ nào cũng muốn con hạnh phúc nhưng vì trong con mắt cha mẹ, dù con đã bao nhiêu tuổi vẫn cứ là "trẻ con" và vẫn cứ "ngu dại" nên bất cứ việc gì từ lớn đến nhỏ, cha mẹ cũng can thiệp vào làm cho có khi mâu thuẫn vợ chồng từ bé xé ra to.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, khi vợ chồng có mâu thuẫn, họ phải tự giải quyết với nhau, chỉ có như thế mới trưởng thành được. Nếu mọi mâu thuẫn đều trông chờ cha mẹ phân xử thì mãi mãi họ vẫn chỉ là hai đứa trẻ.
Vả lại, cha mẹ không thích hợp với vai trò "quan tòa" chút nào, vì trước hết họ không khách quan, họ thường nghĩ con mình đúng, con người khác sai. Và thông thường cách phân xử như vậy chỉ làm đôi vợ chồng trẻ đã lục đục lại càng lục đục thêm.
Các nghiên cứu về đời sống gia đình cũng khẳng định, khi hai người kết hôn với nhau, lý tưởng nhất là có thể sống tự lập mà không có sự tài trợ đáng kể của hai bên gia đình
Nhiều nước phát triển hiện nay, đi kèm với tờ giấy đăng ký kết hôn là một tờ phiếu được thuê nhà giá rẻ hay mua trả góp, nếu họ có nhu cầu. Đó là chưa kể một số nước Bắc Âu như Thụy Điển, thanh niên đến tuổi trưởng thành có thể được cấp một căn hộ, nếu họ muốn sống riêng. Và đa số thanh niên đã sống tách ra khỏi gia đình ngay từ khi họ mới trưởng thành.
Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, vợ chồng trẻ có khả năng mua một căn hộ riêng, hay được cha mẹ mua nhà riêng cho là chuyện hãn hữu. Đa số vẫn phải sống chung với cha mẹ, anh em dù muốn hay không muốn. Những đôi vợ chồng nào tuy sống chung với cha mẹ nhưng vẫn tự lập được về mặt kinh tế, có khi còn hỗ trợ ông bà thì thường khả năng độc lập của họ về mọi phương diện cao hơn và họ dễ có hạnh phúc hơn.
Có thể rút ra một nhận xét tổng quát: "Hoàn cảnh kinh tế ban đầu của các cặp vợ chồng mới cưới rất chênh lệch nhau, điều đó không có gì lạ nhưng họ có xây dựng được hạnh phúc hay không, lại không phụ thuộc vào khả năng kinh tế ban đầu của họ cao hay thấp mà ở chỗ họ sống tự lập hay phụ thuộc vào cha mẹ? Kinh nghiệm cho thấy, càng phụ thuộc nhiều thì hạnh phúc càng mong manh".
Đến nhà cô bạn thân xinh đẹp, trông thấy một vật trong phòng ngủ về nhà tôi muốn ly hôn chồng ngay Tôi không ngờ rằng, cô bạn thân nhất lại khiến cho tôi tính đến chuyện ly hôn. Tôi năm nay 30 tuổi, kết hôn được 4 năm rồi. Tôi và chồng bằng tuổi, vợ chồng tôi đã có một bé đầu lòng 3 tuổi và dự định thời gian tới sẽ lên kế hoạch để có bé thứ hai. Cuộc sống của vợ...