Lộ cảnh tra tấn dã man ở Libya thời Gaddafi
Hình ảnh video về cảnh tra tấn tù nhân dưới chế độ Muammar Gaddafi vừa được tung ra cho thấy mức độ tàn ác bên trong các trại giam chính trị ở Libya.
Hình ảnh một tù nhân bị quật bên trong nhà tù Abu Salim dưới thời Gaddafi.
Cựu Ngoại trưởng của chế độ cũ, Musa Kusa – người đã được các nhà chức trách Anh cho phép tự do ra đi sau khi ông này đào tẩu tới Anh hồi tháng 3 – đang đối mặt với cáo buộc mới rằng ông này trực tiếp liên quan tới nạn tra tấn các tù nhân chính trị.
Hình ảnh mới, mà chương trình Panorama của BBC có được, được ghi lại tại trại giam Abu Salim khét tiếng ở Tripoli. Nó cho thấy các tù nhân cúi mình, bị bịt mắt và mặc đồng phục màu xanh, đang bị người thẩm vấn quật bằng roi và đá túi bụi.
Tháng trước, thi thể của hơn 1.200 tù nhân đã được tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể ở bên ngoài các bức tường Abu Salim.
Video đang HOT
Một tù nhân bị đá vào đầu bởi một quan chức khi một bảo vệ nhà tù đứng nhìn.
Nhóm làm chương trình Panorama của BBC đã lần theo Kusa tới một nơi nghỉ mát sang trọng ở Qatar trong cuộc điều tra nhằm vào vai trò của ông này trong các cáo buộc tội ác chiến tranh. Kusa từ chối trả lời phỏng vấn của chương trình.
Kusa là giám đốc cơ quan tình báo của đại tá Gaddafi từ năm 1994 và là một điệp vụ tình báo cấp cao khi máy bay PanAm số hiệu 103 bị đánh bom trên bầu trời Lockerbie, Scotland năm 1988. Chiếc Boeing 747 này đang hành trình từ London tới New York thì nổ tung trên không phận thị trấn Dumfriesshire, làm 243 hành khách, 16 thành viên tổ lái cùng 11 cư dân thiệt mạng.
Kusa đã đào tẩu sang Anh hồi tháng 3 và được cảnh sát cùng các công tố viên Scotland thẩm vấn về vụ tấn công Lockerbie. Tuy nhiên, vài tuần sau đó, cựu Ngoại trưởng Libya được phép rời khỏi Anh theo một quyết định của EU dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại ông này, có nghĩa là Kusa không còn bị cấm đi lại hoặc phong tỏa tài sản.
Bộ Ngoại giao Anh khẳng định Kusa là một “cá nhân riêng” đã tự nguyện trả lời thẩm vấn. Tuy nhiên, quyết định thả Kusa bị một nghị sĩ Bảo thủ lên án. Ông nói rằng Anh đã trở thành một nơi quá cảnh cho các tội phạm chiến tranh. Và Anh hiện đang chịu áp lực mới phải thẩm vấn Kusa liên quan đến các cáo buộc.
Tiến sĩ Jim Swire, người có con gái Flora chết trong vụ đánh bom Lockerbie, cho rằng nếu một ai đó có thể cung cấp một cái nhìn sâu vào “những câu hỏi khổng lồ vẫn chưa có lời giải về vai trò của Libya trong vụ Lockerbie thì đó chính là ông Kusa”.
“Khi tôi gặp Musa Kusa ở Libya năm 1991, tôi thấy rõ rằng ông ta là một nhân vật trung tâm của chính quyền Gaddafi. Ông ta là một nhân vật chủ chốt và chúng tôi cần câu trả lời tại sao ông ta được phép ra khỏi Anh. Bất cứ cuộc điều tra nào về các tội ác của ông ta đều nên được thực hiện bởi Tòa án Tội phạm Quốc tế”, Jim Swire nói
Theo VietNamNet
Di chúc của ông Gaddafi
Website của ông Muammar Gaddafi, Seven Days News, đã đăng di chúc của nhà cựu lãnh đạo Libya quá cố này.
Văn bản trên đã được trao cho 3 người thân của ông, trong đó một người đã chết, người thứ hai bị bắt, còn người thứ ba trốn thoát trong trận chiến ở thành phố Sirte.
Sau đây là bản dịch di chúc này:
"Đây là chúc thư của tôi. Tôi, Muammar bin Mohammad bin Abdussalam bi Humayd bin Abu Manyar bin Humayd bin Nayil al Fuhsi Gaddafi, xin hứa rằng tôi sẽ chết như một người Hồi giáo.
Ông Muammar Gaddafi sau khi bị bắt ở Sirte. Ảnh: REUTERS
Nếu tôi chết, tôi muốn được chôn theo nghi thức Hồi giáo, mặc bộ quần áo tôi đang mặc lúc tôi chết và không tắm rửa thi thể, tại nghĩa trang Sirte, kế bên gia đình và người thân của tôi.
Tôi muốn gia đình tôi, đặc biệt là các phụ nữ và trẻ em, được đối xử tốt sau khi tôi chết. Tôi kêu gọi những người ủng hộ tôi tiếp tục kháng chiến và chiến đấu với bất kỳ tên xâm lược nước ngoài nào chống lại Libya, hôm nay, ngày mai và mãi mãi.
Hãy để cho nhân dân tự do trên thế giới biết rằng chúng tôi đã có thể trả giá và bán đứt chính nghĩa của chúng tôi để đổi lấy sự an toàn cá nhân và cuộc sống ổn định. Chúng tôi nhận được nhiều lời đề nghị nhưng chúng tôi chọn lựa đứng tiên phong trong cuộc đấu tranh như biểu hiện của nghĩa vụ và danh dự.
Thậm chí nếu như chúng tôi không chiến thắng ngay, chúng tôi sẽ dạy cho các thế hệ trẻ bài học rằng chọn cách bảo vệ đất nước là một vinh dự và hành động bán nước là tội phản bội lớn nhất mà lịch sử sẽ ghi nhớ mãi mãi cho dù những người khác cố tình nói ngược lại".
Theo Người Lao Động
Lãnh đạo châu Phi học gì từ số phận Gaddafi? Cái chết của cựu lãnh đạo Libya ngay tại thành phố quê hương Sirte chính trong tay người dân nên là bài học xác đáng với các chính khách trên thế giới. Đó là, quyền lực của người dân luôn chiến thắng. Người dân xếp hàng chờ xem xác của Gaddafi tại Misrata. Ảnh: Getty Images Khi Muammar Gaddafi lên nắm quyền sau...