Lọ bột màu trắng không dùng được trên vịnh Oman
Tuy nhiên, đến 11 giờ sáng, phiên bản thủ phạm đã thay đổi thành ít rõ ràng hơn, nhưng đến trưa, thì “dẹp loa”.
Còn nhớ, tại HĐBALHQ, khi Ngoại trưởng Mỹ trưng ra một lọ bột màu trắng cáo buộc Iraq sản xuất vũ khí hóa học và thế là cuộc tấn công vào Iraq mở màn… Thế giới cấm cãi vì Mỹ đang bá chủ thế giới, Mỹ luôn đúng.
Hôm nay, sau vụ 2 tàu chở dầu bị tấn công tại vịnh Oman, các phương tiện truyền thông lập tức phán ngay rằng 2 tàu đã bị tấn công bằng ngư lôi và Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tuyên bố: “Chính phủ Hoa Kỳ tin rằng Cộng hòa Hồi giáo Iran chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công ngày nay vào hai tàu chở dầu ở Vịnh Ô-man”. Theo ông, tại Washington, họ đã đi đến kết luận này trên cơ sở dữ liệu tình báo, vũ khí được sử dụng, mức độ đào tạo, cũng như trên cơ sở các cuộc tấn công tương tự gần đây.
Nói thật, nếu Mỹ thấy cần ra tay ngay với Iran như đã từng với Iraq thì quyết ngay và luôn đi, dù không muốn, nhưng vị thế, uy lực của siêu cường Mỹ, trong mắt dư luận thế giới mới xứng đáng sợ, còn sử dụng lại chiêu “lọ bột màu trắng” là coi thường nhân loại, mà trong tình thế đa cực như này là hành động thiếu khôn ngoan.
Bị tấn công bằng ngư lôi hay vấp thủy lôi?
Nếu như thực sự 2 tàu chở dầu bị ngư lôi hoặc vấp phải thủy lôi thì thế giới đã có xuất hiện loại ngư lôi và thủy lôi “max ngu”. Nói là ngu cực đại vì lẽ ra thay vì tấn công vào phần chìm của tàu để gây sát thương lớn nhất thì lại ngoi lên mặt nước 2-3m để lao vào mạn khô của tàu.
Tất cả các hình ảnh từ tàu Front Altair cho thấy vụ nổ xảy ra trên mạn khô tức trên vạch mớm nước từ 2-3m (Ảnh 1).
Ảnh 1
Đặc biệt tại tàu Kokuka, người Nhật Bản chỉ trưng ra một bức ảnh cho thấy một vết hư hại cách mớm nước 2-3m và một vị trí được cho là có mìn mà Iran gỡ ra cũng các vạch mn 2-3m (Ảnh 2)
Video đang HOT
Ảnh 2
“Cuộc tấn công ngư lôi” lần đầu tiên được tuyên bố bởi trụ sở của công ty tàu Frontline, công ty sở hữu đội tàu gắn cờ Quần đảo Marshall và được một công ty hàng hóa của Na Uy thuê để chuyển đến Đài Loan, trong đó là tàu chở dầu Front Altair.
Tuy nhiên, đến 11 giờ sáng, phiên bản thủ phạm đã thay đổi thành ít rõ ràng hơn, nhưng đến trưa, thì “dẹp loa”. Bởi vì thật đáng tiếc, chưa có quốc gia nào “đủ thông minh” để sản xuất ra một loại ngư lôi hay thủy lôi “Max ngu” như vậy.
Cơ sở nào Hoa Kỳ cáo buộc là do Iran?
Cơ sở dữ liệu tình báo mà mà Mỹ trưng ra là một video từ trên cao ghi lại cảnh tàu nhỏ của Iran áp sát tàu Kokuka gỡ mìn tại vị trí gần đuôi tàu ở Ảnh 2. Mỹ cho rằng chính Iran là thủ phạm khi gỡ mìn chưa nổ khỏi tàu. (Ở trên video cho thấy tàu Iran tiếp cận ở vị trí sau hư hại lôi ra một quả mìn từ đó bị tình báo trên không của Mỹ phát hiện).
Từ dữ liệu đó, Mỹ cáo buộc Iran tấn công tàu chở dầu và gửi tàu khu trục USS Mason tới khu vực vùng Vịnh.
Rõ ràng là 2 tàu chở dầu tại vịnh Oman bị tấn công nhưng không phải bằng ngư lôi hay vấp phải thủy lôi cũ để lại. Đây là điều chắc chắn không bàn luận nhiều vì các trung tâm tung tin đã “dẹp loa” vì sự chứng minh không thể cãi.
Vậy, để phán đoán đúng chúng ta cần giải quyết câu hỏi này: Tại sao thủy thủ của 2 tàu gồm 23 của tàu Front Altair và 21 của Kokuka Courageous đều nhất loạt rời tàu để vào cảng Jask trên tàu tuần tra Naji của Iran?
Tôi không là thuyền trưởng 2 tàu chở dầu hiện đại kia, nhưng với tàu quân sự việc chế tạo các khoang, vách chống cháy để hạn chế thiệt hại tối đa khi một trong các khoang gặp nạn mà tôi từng biết rất hiện đại thì cũng không hiện đại hơn các tàu chở dầu chuyên dụng.
Với tàu chở dầu Kouka thì không nói vì nó “mất tích” sau sự cố, nhưng tàu Front Altair thì khác, chúng ta thấy ngọn lửa bốc cháy bên mạn tàu với rất nhiều ảnh, video. Đơn giản là con tàu chỉ cháy một ô, một khoang nào đó trong khi toàn bộ hệ thống chỉ huy, máy móc của con tàu không hề ảnh hưởng. Do đó, với khả năng tự cứu hộ, ngọn lửa bị dập tắt là không khó trong tầm khả năng của con tàu. Dự đoán không không quá 1 tiếng.
Vậy điều gì khiến họ bỏ tàu không cứu – một điều không thể chấp nhận được với các thủy thủ nói chung?
Việc một con tàu Iran tiếp cận tàu Kokuka “lôi ra” một quả mìn, bị tình báo Mỹ nhanh mắt chộp được, chứng tỏ trên 2 con tàu này, trước khi rời bến đã được ai đó đặt mìn và nó ở đâu, số lượng bao nhiêu thì không biết.
Tàu bị tấn công bởi vũ khí gì, hơn ai hết chỉ có chỉ huy tàu biết rõ và nếu bạn là thuyền trưởng bạn có dám để cho toàn bộ thủy thủ mình ngồi lên một bồn xăng dầu mà có thể bùng lên bất cứ lúc nào bởi những quả mìn cài sẵn? Không! Vậy thì tốt nhất rời tàu để kiểm tra khi chưa biết con tàu trở thành một biển lửa lúc nào mà khi biết thì đã muộn.
Điều ngạc nhiên là cho đến nay chưa có thông tin nào chính thức việc 2 con tàu này có ở đâu, chìm hay nổi, đặc biệt là tàu của Na Uy. Nhưng dù sao, chúng ta hy vọng nó đang được kiểm tra mìn ở cảng Iran.
Lê Ngọc Thống
Theo Datviet
Không phải do mìn Iran, chủ tàu Nhật Bản bị tấn công tiết lộ nguyên nhân thực sự
Công ty Nhật Bản sở hữu tàu chở dầu mang tên Kokuka Courageous cho biết thủy thủ đoàn đã phát hiện có "vật thể bay" trước khi bị tấn công ở Vịnh Oman. Tuyên bố này trái với tuyên bố của Mỹ khi cho rằng tàu đã bị trúng thủy lôi.
Trả lời báo giới sau khi tàu chở dầu bị tấn công, Chủ tịch của công ty Kokuka Sangyo là ông Yutaka Katada cho biết các thủy thủ trên tàu đã phát hiện có "một số vật thể bay" chỉ vài phút trước khi tàu bị tấn công và bốc cháy. Được biết tàu đã bị tấn công 2 lần, lần thứ nhất là vào gần phòng động cơ tàu và lần thứ hai là ở bên mạn phải.
Chủ tịch công ty Kokuka Sangyo trả lời báo giới về vụ tàu chở dầu bị tấn công.
Theo ông Katada, những vật thể bay nêu trên nhiều khả năng là một loại đầu đạn, đồng thời ông khẳng định việc tàu chở dầu va phải mìn trên biển là "không chính xác". Lý do là bởi hai vị trí mà tàu bị tấn công vẫn còn cách mặt biển khá xa, qua đó việc tàu đâm phải thủy lôi là không thể.
Vụ tấn công xảy ra khi tàu đang vận chuyển các sản phẩm xăng dầu tới Singapore và Thái Lan. Toàn bộ 21 thành viên thủy thủ đoàn đã bỏ tàu và được cứu nạn bởi một tàu quân sự của Iran. Mặc dù vụ việc vẫn còn nhiều điểm chưa sáng tỏ, Mỹ đã nhanh chóng khẳng định Iran đứng đằng sau vụ việc.
Hải quân Mỹ đã công bố một đoạn phim cho thấy cảnh mà Mỹ khẳng định là các thủy thủ Iran dỡ bỏ một "thủy lôi không nổ" từ tàu Kokuka Courageous. Do chất lượng hình ảnh không cao, rất khó để xác minh đây có phải là tàu và thủy thủ Iran hay không.
Tuyên bố của ông Katada phần nào trái ngược với tuyên bố mà Mỹ đưa ra, mặc dù ông cho biết thủy thủ đoàn của tàu đã nhìn thấy một tàu của Hải quân Iran gần đó, tuy nhiên ông không nói rõ họ đã phát hiện tàu này trước hay sau vụ tấn công.
Ngoài tàu Kokuka Courageous, một tàu chở dầu khác mang tên Front Altair của Na Uy cũng đã bị hư hại khi đi qua Vịnh Oman. Một số nguồn tin khẳng định Front Altair đã bị tập kích bằng ngư lôi, song công ty sở hữu tàu này không khẳng định liệu họ có bị tấn công trên biển hay không.
Vụ việc xảy ra vào một thời điểm khá nhạy cảm, khi tàu chở dầu của công ty Kokuka Sangyo bị tấn công đúng lúc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có chuyến thăm đến Iran. "Điều mà chúng tôi cảm thấy sau những gì đã xảy ra vào sáng hôm nay không đơn thuần chỉ là sự nghi ngờ", Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nói.
Sau đó, ông Zarif đã lên tiếng chỉ trích các cáo buộc của Mỹ, rằng Washington đang dàn dựng một vụ tấn công giả để "phá hoại các hoạt động ngoại giao" và che đậy các hành vi "khủng bố kinh tế" đối với Tehran.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet
Nga quan ngại việc Mỹ phái tàu khu trục đến Vịnh Oman Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Nga, cựu Đại sứ Nga ở Mỹ Sergei Kislyak, quyết định của Mỹ điều tàu khu trục mang tên lửa đến Vịnh Oman ẩn chứa nhiều hậu quả tiêu cực nghiêm trọng. Một vụ nổ dường như là do mìn nhằm vào tàu chở dầu M/V Kokuka Courageous ở ngoài khơi vùng...