Lộ biến thể tên lửa S-300 Nga bán cho Iran
Nga sẽ cung cấp biến thể tên lửa phòng không S300 đặc biệt dành riêng cho Iran được cho là có tên S-300BM.
Army Recognition dẫn lời một đại diện phái đoàn Nga tại triển lãm hàng không thế giới Dubai Airshow 2015 cho hay, hợp đồng cung cấp mới các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 giữa Nga và Iran sẽ chính thức được ký kết vào đầu năm 2016.
Ông này còn tiết lộ, quá trình đàm phán giữa đại diện phía Nga với Iran trong việc chuyển giao các tổ hợp phòng không S-300 đang được tiến hành và sẽ hoàn tất sớm hơn dự kiến cụ thể là vào đầu năm tới. Và đây cũng sẽ là thời điểm hai bên ký kết hợp đồng chính thức và cả hai đều đã thống nhất việc lựa chọn biến thể S-300 nào cho hợp đồng này.
Hợp đồng S-300 mới giữa Nga và Iran được xem là giải pháp toàn diện cho các vấn đề pháp lý phát sinh từ hợp đồng cũ.
Theo đó, công ty Almaz Antey nhà thầu chính trong các hợp đồng xuất khẩu tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Nga sẽ bắt đầu đưa vào sản xuất và cung cấp các tổ hợp S-300 đầu tiên cho Iran sau 18 tháng kể từ ngày hợp đồng chính thức được ký kết.
Hiện tại vẫn chưa có bất cứ thông tin chính thức về biến thể S-300 mà Iran sẽ mua. Nhưng nhiều khả năng đó sẽ là biến thể S-300PMU-1 không còn được Almaz Antey sản xuất mới nhưng vẫn có thể sản xuất dành riêng cho Iran với cái tên S-300BM.
Video đang HOT
Đây cũng được xem là bước đột phá mới của Nga đối với các tổ hợp phòng không S-300 khi phát triển một biến thể xuất khẩu mới dựa trên biến thể S-300PMU1. Được biết, biến thể S-300PMU-1 được phát triển từ năm 1985 đến năm 1989 và được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm hàng không không Moscow Air Show 1992.
Tehran sẽ là quốc gia duy nhất sở hữu biến thể đặc biệt của S-300PMU-1.
Tên lửa phòng không S-300PMU-1 được thiết kế để có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên không kể tên lửa đạn đạo chiến thuật, với tầm bắn hiệu quả lên tới 300km và có thể tấn công đồng thời 6 mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra S-300PMU-1 cũng có thể hoạt động trong cả điều kiện áp chế điện tử từ đối phương.
Toàn bộ thông tin hay dữ liệu về mục tiêu giữa các tổ hợp S-300PMU-1 đều được thực hiện qua hệ thống truyền tải dữ liệu bằng dây dẫn hoặc vô tuyến, trung tâm chỉ huy của một tổ hợp S-300PMU-1 có thể được đặt cách các xe phóng 35km hoặc có thể lên 100km nếu sử dụng các trạm lặp sử dụng công nghệ truyền dẫn không dây.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Tên lửa chống tăng AT-3 huyền thoại tiếp tục được cải tiến
Tên lửa chống tăng AT-3 sau nửa thế kỷ phục vụ tiếp tục được người Serbia nâng cấp trở thành một tổ hợp diệt tăng tự hành mạnh mẽ, hiện đại.
Tên lửa chống tăng AT-3 sau nửa thế kỷ phục vụ tiếp tục được người Serbia nâng cấp trở thành một tổ hợp diệt tăng tự hành mạnh mẽ, hiện đại.
Tại triển lãm quốc phòng Partner 2015, Quân đội Serbia vừa chính thức giới thiệu mẫu tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành BOV M83 được tích hợp sẵn các biến thể nâng cấp của tên lửa chống tăng AT-3 (định danh của NATO dành cho loại tên lửa Malyutka) huyền thoại.
Theo nhà sản xuất, BOV M83 được Quân đội Serbia phát triển với nhiệm vụ chính là tiêu diệt các loại xe tăng và xe bọc thép bằng các tên lửa chống tăng có dẫn đường.
Tên lửa chống tăng AT-3 hay Malyutka 2 có tầm bắn từ 500m đến 3km với chế độ dẫn đường bằng tay, M83 cũng có thể được tích hợp các tên lửa chống tăng 9M14P1 Malyutka và 9M14M. Điểm mạnh của M83 là việc nó có khả năng tự theo dõi các mục tiêu và triển khai các tên lửa chống tăng với khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
AT-3 (Malyutka) được Liên Xô phát triển từ đầu những năm 1960 và hiện vẫn được quân đội nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Nó cũng được đánh giá là một trong những mẫu tên lửa chống tăng có độ tin cậy cao, dễ sử dụng và có hai chế độ dẫn đường gồm bằng tay hoặc bán tự động.
BOV M83 với tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường Malyutka 2 được trưng bày tại triển lãm quốc phòng PARTNER 2015.
Mặc dù được đưa vào trang bị từ lâu nhưng Malyutka và các biến thể hiện đại hóa của nó vẫn có thể tiêu diệt cả các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại được trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ ERA. Đây cũng là lý do Quân đội Serbia vẫn tiếp tục sử dụng các tên lửa chống tăng Malyutka và biến thể nâng cấp của nó.
Ngoài các biến thể tên lửa chống tăng 9M14M và 9M14P1, các công ty quốc phòng của Serbia còn phát triển biến thể nâng cấp khác của Malyutka như 9M14P1B1, Malyutka 2T và Malyutka 2F (tất cả đều được NATO gọi chung là AT-3).
Các biến thể này đều được thiết kế để có thể tiêu diệt các loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới hay xe bọc thép được trang bị hệ thống giáp bảo vệ đa lớp hoặc phá hủy các mục tiêu quân sự quan trọng của đối phương.
9M14P1B1 là biến thể tên lửa chống tăng có dẫn đường được phát triển từ phiên bản 9M14P1, với khả năng xuyên giáp từ 460mm đến 600mm. 9M14P1B1 có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn khác nhau trong khi đó nó còn được trang bị hệ thống động cơ đẩy mới, hệ thống dẫn đường bằng dây dẫn và các cánh lái cơ bản vẫn được giữ nguyên.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Ảnh nóng: Biến thể mới nhất của vua tăng Mỹ M1 Abrams Xe tăng M1A2 SEPV3 Abrams được xem là nền tảng tương lai của lực lượng tăng thiết giáp lục quân Mỹ. Tại triển lãm quốc phòng thường niên AUSA 2015 diễn ra tại Washington, hãng General Dynamics đã cho ra mắt biến thể mới nhất của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Quân đội Mỹ được định danh là...