Lộ “át chủ bài” Mỹ dùng để trả đũa Triều Tiên nếu bị tấn công
Máy bay ném bom chiến lược B-1B đồn trú tại căn cứ Andersen trên đảo Guam được coi là “át chủ bài” mà Mỹ có thể dùng để trả đũa Triều Tiên nếu bị tấn công. Máy bay này liên tục phô diễn sức mạnh ở bán đảo Triều Tiên thời gian gần đây.
Máy bay ném bom chiến lược B-1B của Không quân Mỹ (Ảnh: ABC News)
Đầu tháng này, Mỹ đã điều hai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer tới vùng biển Nhật Bản diễn tập cùng với các máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng không Nhật Bản. Kể từ cuối tháng 5, hai máy bay này đã thực hiện 11 sứ mệnh tương tự khi thao diễn với lực lượng của Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hoạt động này được đặc biệt chú ý sau khi Triều Tiên tuyên bố cân nhắc kế hoạch tấn công tên lửa nhằm vào khu vực gần đảo Guam của Mỹ.
Ngay sau cảnh báo này của Bình Nhưỡng, hai quan chức quân đội cấp cao của Mỹ cho biết với đài NBC rằng, Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch tấn công phủ đầu Triều Tiên bằng các máy bay ném bom hạng nặng B-1B xuất kích từ căn cứ Andersen trên đảo Guam.
B-1B Lancer được coi là loại máy bay chiến đấu phi hạt nhân ưu việt nhất trong phi đội của Không quân Mỹ. Hiện tại Không quân Mỹ có 6 máy bay B-1B đồn trú ở Guam, cách Triều Tiên khoảng 3.600km.
Video đang HOT
Máy bay này có thể mang theo 34 tấn vũ khí và đạt tốc độ tối đa 1.470km/h. Với vận tốc này, B-1B chỉ mất hơn 2 giờ đồng hồ để bay qua quãng đường từ Guam tới bán đảo Triều Tiên.
Mặc dù hiện tại phi đội B-B1 của Không quân Mỹ không còn năng lực hạt nhân song vẫn có thể thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào Triều Tiên từ độ cao 10.000m. B-1B có phạm vi hoạt động 11.900 km, bán kính chiến đấu 5.544 km.
Trong trường hợp tác chiến thực sự, các máy bay B-1B sẽ có thêm sự hỗ trợ thông tin từ vệ tinh do thám và máy bay không người lái, đồng thời có thêm yểm trợ của các máy bay chiến đấu, máy bay tác chiến điện tử và máy bay tiếp liệu trên không.
Nguồn tin quân sự cho biết thêm, trải qua 16 năm ở các chiến trường Afghanistan và Iraq, máy bay được coi là “ngựa thồ” của Không quân Mỹ đã được hiện đại hóa, nâng cấp đáng kể.
Phóng viên của hãng tin Sky News mới đây đã có chuyến thăm tới căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam và chứng kiến cảnh các máy bay B-1B cất và hạ cánh theo các bài luyện tập hàng này.
Họ có thể nghe thấy những âm thanh chói tai và mặt đất dưới chân dường như rung lên khi các máy bay B-1B cất cánh trên đường băng. Không giống như các chiến đấu cơ khác, nhiệm vụ duy nhất của B-1B là đánh bom các mục tiêu dưới đất.
Sĩ quan tại đây cho biết với Sky News rằng, họ “sẵn sàng chiến đấu tối nay” nếu nhận được lệnh từ Tổng thống Donald Trump.
Minh Phương
Theo NBC, Sky News
Nhật sắp triển khai lá chắn Aegis trên mặt đất đối phó Triều Tiên
Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ đẩy nhanh việc triển khai hệ thống phòng thủ Aegis trên mặt đất để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.
Một hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất Aegis Ashore của Mỹ. Ảnh: Military.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã quyết định tăng tốc kế hoạch lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore trong bối cảnh Triều Tiên gần đây liên tục phóng thử tên lửa đạn đạo, Asahi Shimbun hôm qua đưa tin.
Aegis Ashore là phiên bản trên mặt đất của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis được phát triển cho các tàu chiến. Aegis Ashore bao gồm tất cả vũ khí và thiết bị của phiên bản gốc, nhưng được triển khai tại vị trí cố định trên mặt đất nên có thể giúp các lực lượng phòng vệ dễ thực hiện nhiệm vụ đánh chặn mục tiêu hơn.
Theo các nguồn tin chính phủ Nhật Bản, quân đội nước này cũng quyết định triển khai hệ thống radar chống tàng hình có thể phát hiện và theo dõi tên lửa đạn đạo vào năm 2019 với chi phí lên đến 177 triệu USD.
Tokyo cũng đang nghiên cứu dự án thành lập một "đơn vị không gian" mới thuộc Lực lượng Phòng vệ (SDF) với nhiệm vụ bảo vệ các vệ tinh của Nhật Bản và Mỹ khỏi các cuộc tấn công.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm 11/8 triển khai các hệ thống tên lửa phòng không PAC-3 tại 4 tỉnh Hiroshima, Kochi, Shimane và Ehime, nhằm đối phó với nguy cơ mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên rơi xuống khi bay qua khu vực.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gần đây đã hạ nhiệt sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un quyết định hoãn kế hoạch phóng tên lửa đạn đạo về phía đảo Guam của Mỹ. Tuy nhiên, giới chuyên gia lo ngại căng thẳng có thể bùng phát bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi Mỹ và Hàn Quốc chuẩn bị tập trận vào tuần tới.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Du khách vẫn đổ tới Guam sau căng thẳng Mỹ-Triều Đảo Guam vẫn là nam châm thu hút khách du lịch, bất chấp những lời đe dọa tấn công bằng tên lửa gần đây của Triều Tiên. Một phụ nữ dùng điện thoại chụp cảnh hoàng hôn tại quán bar Terraza, nằm sát bờ biển ở phía bắc đảo Guam hôm 14/8, chưa đầy một tuần sau khi lãnh đạo Triều Tiên Kim...