Lộ ảnh xe phóng tên lửa lớn chưa từng có của Trung Quốc
Các bức ảnh được tin là chụp phương tiện quân sự lớn chưa từng có của Trung Quốc dùng để vận chuyển và phóng tên lửa đã được đăng tải trên mạng.
Xe chở và phóng tên lửa mới của Trung Quốc (Ảnh: China Defense Forum)
Phương tiện phóng tên lửa di động (TEL) thường được sử dụng để vận chuyển nhanh và phóng tên lửa đất đối không, hành trình và tên lửa đạn đạo.
Các tài xế Trung Quốc gần đây đã phát hiện ra một phiên bản mới của TEL, dường như giống TEL chuẩn của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, phiên bản mới nhất này là to hơn “rất, rất nhiều”, theo trangPopular Science.
“Có một phần mở rộng bên trên trục xe số 1 và số 2, nhiều khả năng để chở người và thiết bị bổ sung cho vụ phóng tên lửa hoặc sửa chữa đường bay. Nó cũng có một mái vòm liên lạc vệ tinh, cho thấy nó cần tần số sóng vô tuyến cao hơn cho liên kế dữ liệu cần thiết để vận hành một tên lửa tinh vi hơn”, Popular Science viết.
Đáng chú ý nhất về TEL mới là 2 tên lửa khổng lồ bí ẩn. Trong khi TEL chuẩn chở 3 tên lửa, TEL mới chỉ chở 2 hộp tên lửa, chứng tỏ chúng là các tên lửa lớn hơn nhiều.
Dù TEL mới dài hơn nhưng các hộp tên lửa vẫn dài tới tận hãm xung phía sau, cho thấy tên lửa mới to hơn và dài hơn từ 2-3 m.
TEL mới được cho là có thể vận chuyển tên lửa chống hạm YJ-18, một phiên bản của Trung Quốc sử dụng công nghệ tên lửa hành trình/rocket Klub của Nga.
Tuy nhiên, đường kính lớn hơn của tên lửa mới đã đưa tới các khả năng khác, như tên lửa chống đạn đạo và đất đối không tầm xa HQ-26, một tên lửa hành trình tầm siêu xa, hoặc một tên lửa hành trình siêu âm loại lớn khác.
Video đang HOT
Phương tiện phóng tên lửa mới – và sự tinh vi hơn của nó, cùng một tên lửa nhiều khả năng lớn hơn mà nó chở theo – cho thấy Trung Quốc đang quyết tâm trong mục tiêu phát triển và triển khai các vũ khí mới khi nước này mở rộng tầm với tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
An Bình
Theo Dantri/Sputnik
Trung Quốc lo sợ, Philippines úp mở
Trung Quốc lo sợ khi Nhật Bản và Philippines tăng cường hợp tác quân sự, còn Philippines chỉ đưa ra những tuyên bố đầy ẩn ý.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải mới đây lớn tiếng rằng "một bộ phận người dân Trung Quốc" không coi các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực là lý do để hình thành các liên minh quân sự.
Tuyên bố này trực tiếp nhắm vào Mỹ, nước đang củng cố mạng lưới đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, có thể hiểu tuyên bố này là sự phàn nàn của Bắc Kinh đối với các liên minh khu vực đang hình thành, đặc biệt với sự tham gia ngày càng tích cực của Nhật Bản và Philippines.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải
Tại Hội nghị Ngoại trưởng Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vừa kết thúc ngày 6/8 vừa qua, Nhật Bản là một trong những nước lên tiếng bày tỏ sự quan ngại mạnh mẽ nhất về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bên cạnh đó, Tokyo còn tiết lộ ý định tặng Philippines 3 chiếc máy bay tuần tra để quốc gia này tăng cường năng lực giám sát hải phận của mình.
Từ ý định cho đến việc làm cụ thể là đoạn đường còn dài, nhưng rõ ràng Nhật Bản đang cụ thể hóa chính sách can dự vào Biển Đông mà nước này đã tuyên bố thời gian gần đây.
Hiện có nhiều thông tin cho rằng Nhật Bản có thể sẽ tặng 3 máy bay tuần tra loại Beechcraft TC-90 King Air Planes cho Manila. Nhật Bản và Philippines đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2011, và trong những năm gần đây, khi Trung Quốc càng thể hiện rõ thái độ hung hăng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông thì quan hệ Nhật Bản-Philippines lại càng thêm chặt chẽ, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.
Beechcraft TC-90 King Air Planes của Nhật Bản
Trong tương lai, quan hệ quân sự Tokyo-Manila được cho là sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, căn cứ vào những cam kết từng được hai bên đưa ra như: ký kết một thỏa thuận về việc chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng, tăng cường đào tạo và tập trận song phương và đa phương.
Thậm chí, Philippines còn không loại trừ việc ký kết Hiệp định Thăm viếng Quân sự (VFA) cho phép Nhật Bản sử dụng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines, điều mà cho đến nay chỉ được Manila dành cho Mỹ.
Để giúp Manila tăng cường năng lực giám sát trên Biển Đông, Nhật Bản đã đồng ý cung cấp 10 chiếc tàu tuần duyên mới. Khả năng tặng thêm 3 chiếc máy bay TC-90 sẽ có tác dụng nâng cao đáng kể khả năng ứng phó của Philippines trong bối cảnh nước này hiện không có đủ máy bay để tiến hành tuần tra thường xuyên ở Biển Đông.
Các máy bay TC-90 có thể được trang bị bằng hệ thống radar giám sát mặt nước và không trung, giúp Manila phản ứng kịp thời trước những đe dọa của Trung Quốc. Hiện Hải quân Philippines đang sử dụng loại máy bay Islander có tầm hoạt động rất giới hạn.
Máy bay P-3C của Nhật Bản
Hiện thậm chí còn có ý kiến cho rằng Nhật Bản muốn chuyển giao máy bay tuần tra TC-90 để Philippines "làm quen" trước rồi sau đó có thể giao thêm các máy bay P3-C vốn khó vận hành hơn.
Theo luật hiện hành, Nhật Bản chưa được phép tặng các thiết bị quân sự đã qua sử dụng mà phải bán lại với giá thị trường.
Tokyo không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng lo ngại về việc Trung Quốc xây dựng 7 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, giúp mở rộng tầm tiếp cận của quân đội Trung Quốc đối với những tuyến đường biển mà một khối lượng lớn hàng hóa của Nhật Bản đi ngang qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về kế hoạch này của Nhật Bản khi nói với hãng tin Reuters rằng: "Chúng tôi hy vọng sự hợp tác quân sự giữa các nước liên quan có thể làm lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực, chứ không phải điều ngược lại".
Tuy nhiên, giới chức quân sự cao cấp Philippines cho biết họ chưa nghe nói về việc có thể được tặng máy bay TC-90 mà Nhật Bản sử dụng để đào tạo phi công quân sự.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói với hãng tin Reuters rằng ông không hay biết về bất kỳ kế hoạch nào của Nhật Bản liên quan đến việc cung cấp máy bay cho Philippines.
Các tướng lĩnh hàng đầu của Philippines cho biết họ cũng không nghe nói về bất kỳ đề nghị nào như vậy, nhưng vẫn hoan nghênh sự hợp tác an ninh ngày càng tăng giữa Philippines và Nhật Bản.
Theo Cao Long
Đất Việt
Vì sức ép của Anh, Trung Quốc "bán hụt" chiến đấu cơ cho Argentina Tờ Guancha Syndicate ngày 29/7 đưa tin Argentina quyết định không mua máy bay chiến đấu đa chức năng FC-1 Xiaolong, một dự án được Trung Quốc và Pakistan phát triển chung. Mẫu máy bay Xiaolong. (Ảnh CNS) Báo trên cho biết Argentina đã bất ngờ chuyển sang mẫu Kfir Block 60 của tập đoàn công nghiệp hàng không Israel. Dù Argentina và...