Lộ ảnh Trung Quốc chế tạo thủy phi cơ “khủng” AG600
Mạng Sina hôm qua đã đăng tải hình ảnh về việc chế tạo thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600 tại một nhà máy.
Theo một số nguồn tin, nhà máy này thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) đang thực hiện việc chế tạo thủy phi cơ AG600 phục vụ cho các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển và chữa cháy rừng.
Các thông tin báo chí Trung Quốc công bố cho biết, AG-600 là loại thủy phi cơ lớn nhất thế giới với trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 53,5 tấn. Để nâng con quái vật này lên trời, chúng sẽ được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt cho tầm bay 5.500km, sải cánh dài tới 40m.
Cận cảnh phần đầu thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG-600 đang được chế tạo tại nhà máy của AVIC.
Theo lãnh đạo AVIC, chiếc thủy phi cơ AG600 đầu tiên sẽ được lắp ráp hoàn chỉnh trong năm 2015 và chính thức cất cánh vào năm 2016.
Video đang HOT
Quan sát các bức ảnh có thể thấy rằng, việc chế tạo thủy phi cơ AG600 diễn ra rất công phu, tỉ mỉ.
Báo chí Trung Quốc cũng tiết lộ rằng, AG600 có thể hút 12 tấn nước trong vòng 20 giây để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy rừng.
Dù AVIC được tuyên bố là dùng cho nhiệm vụ chữa cháy rừng, tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng, thủy phi cơ lớn nhất thế giới này có thể dùng để phục vụ cho những mưu đồ của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc phát triển thủy phi cơ lớn nhất thế giới
Trung Quốc đang phát triển dòng thủy phi cơ lớn nhất thế giới, với trọng lượng cất cánh hơn 53 tấn và nhiều công năng hiện đại.
Phần thân và đầu của AG 600. Ảnh: China News.
Theo China News, sáng nay công ty công nghiệp hàng không Thông Phi, Trung Quốc bàn giao phần thân và đầu AG 600 cho công ty công nghiệp hàng không Avic Capital ở thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông.
AG 600 được kỳ vọng là dòng máy bay cứu hộ khẩn cấp lớn nhất thế giới, có trọng lượng cất cánh 53,5 tấn, hút được 12 tấn nước trong vòng 20 giây, đáp ứng được nhu cầu cứu hộ cháy rừng cũng như cứu hộ dưới nước. Ngoài ra, nó còn được trang bị bộ bánh lái 3 điểm tiếp xúc, hoạt động như một giá đỡ, cất hạ cánh được cả trên cạn và dưới nước.
So sánh với những thủy phi cơ khác như Beriev Be-200 của Nga có trọng lượng cất cánh tối đa 41 tấn, ShinMaywa US-2 của Nhật trọng lượng cất cánh tối đa 47,7 tấn, AG 600 có trình độ kỹ thuật tương đương, thậm chí nhiều công năng có tiêu chuẩn cao hơn, nhà thiết kế chính AG 600 Hoàng Lĩnh Tài cho biết.
Ngoài ra, khi cần thiết, AG 600 còn có thể lắp đặt thêm phụ kiện phục vụ giám sát trên biển, thăm dò tài nguyên, chở khách và hàng hóa cũng như nhiều nhiệm vụ khác. Theo dự kiến, AG 600 sẽ lắp ráp hoàn chỉnh vào tháng 4.
Theo Economic Times, năm 2013, giá thành của một chiếc US-2 công ty ShinMaywa đã bán cho Hải quân Nhật là 10 tỷ yên (99 triệu USD). Hiện có 17 đơn đặt hàng máy bay AG 600, chủ yếu dùng cho mục đích cứu hộ và quốc phòng. Tuy không tiết lộ giá thành của AG 600, nhưng "Trung Quốc không loại trừ khả năng xuất khẩu nếu thị trường quốc tế có nhu cầu", ông Hoàng cho biết.
Máy bay US-2 của Hải quân Nhật. Ảnh: Air Plane.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Thủy phi cơ DHC-6 đã tham gia chiến dịch tìm kiếm nào? Thủy phi cơ DHC-6 vừa lên đường thực hiện sứ mệnh tìm kiếm cứu nạn quốc tế lần 2 kể từ khi gia nhập biên chế Hải quân Việt Nam. Ngày 4/1, thực hiện mệnh lệnh của Lữ đoàn 954 Hải quân, thủy phi cơ DHC-6 số hiệu VNT-778, trực thăng Ka-28 số hiệu 7524 và máy bay EC-25 số hiệu VNT-769 thuộc...