Lô 18 tiêm kích Su-30K Nga sắp về “nhà mới”
Sau một thời gian dài niêm cất ở Belarus, cuối cùng lô máy bay tiêm kích đa năng Su-30K sẽ được Nga chuyển giao cho Angola trong năm 2015.
Sau một thời gian dài niêm cất ở Belarus, cuối cùng lô máy bay tiêm kích đa năng Su-30K sẽ được Nga chuyển giao cho Angola trong năm 2015.
Tạp chí Jane’s dẫn lời một nguồn tin ngoại giao cho biết, Nga sẽ bắt đầu chuyển giao lô máy bay tiêm kích đa năng Su-30K đầu tiên cho Angola vào cuối năm nay.
Nhà máy sửa chữa máy bay số 558 ở Baranovichi, Belarus đang tiến hành nâng cấp 12 chiếc tiêm kích Su-30K. Chúng sẽ sớm bàn giao cho Không quân Angola theo một hợp đồng được ký kết giữa Tổng công ty xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport của Nga với Angola vào cuối năm 2013.
Một chiếc Su-30K khi còn trong biên chế của Không quân Ấn Độ.
Quá trình nâng cấp này sẽ diễn ra trong năm nay và dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Trong khi đó, các máy bay đã hoàn tất việc nâng cấp sẽ được chuyển giao dần cho Angola sớm nhất có thể.
Số máy bay này vốn thuộc về lô 18 chiếc Su-30K từng được Không quân Ấn Độ sử dụng nhưng sau đó được gửi trả lại Nga ngay khi Ấn Độ bắt đầu đưa vào trang bị những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI. Từ đó cho đến nay, Nga vẫn niêm cất những chiếc Su-30K này tại Belarus và chờ được tìm được khách hàng phù hợp, Việt Nam cũng từng có ý định mua lại lô máy bay này nhưng sau đó đã bị hủy bỏ.
Su-30K được phát triển trên cơ sở Su-27PU của Không quân Nga. Nó có cấu hình không đối không mạnh mẽ tương tự như Su-27PU, máy bay không có cánh mũi, hệ thống điện tử hàng không chủ yếu do Nga sản xuất theo công nghệ những năm 1990. Su-30K sử dụng động cơ AL-31F thông thường không có khả năng điều khiểnvector lực đẩy.
Về hệ thống radar, tiêm kích Su-30K trang bị radar xung Doppler N001V tương tự như Su-27PU. “Mắt thần” này có khả năng theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu, nhưng chỉ có thể dẫn tên lửa tấn công một mục tiêu duy nhất. Phạm vi phát hiện mục tiêu tối đa là 240km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 100km.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Sức ép của phương Tây lên Nga đã đạt tới giới hạn?
Có lẽ chỉ khi 2 bên hứng trọn mọi ảnh hưởng nặng nề từ sự đối đầu, họ mới chịu ngồi lại để tìm giải pháp thiết thực nhất.
Video đang HOT
NATO định mở thêm mặt trận thông tin ở Đông Âu
Ngày 29/3, các phương tiện truyền thông Latvia đưa tin, thủ đô Riga của họ gần đây đã trở thành nơi đặt một chi nhánh mới của kênh truyền hình NATOChannel, chuyên cung cấp các nội dung truyền thông qua phát thanh, truyền hình, và internet cho liên minh này.
Văn phòng của NATOChannel ở Riga sẽ hoạt động song song với 2 văn phòng khác ở châu Âu, trụ sở tại Bỉ và Tây Ban Nha.
(ảnh: Sputnik)
Trong thời gian tới, các nhà báo văn phòng Riga sẽ được triển khai tới Ukraine, Romania và Estonia để đưa tin về các hoạt động và nhiệm vụ có liên quan đến NATO tại đó.
Tuần trước, Tư lệnh tối cao NATO, Tướng Philip Breedlove cũng đã nêu rõ rằng phương Tây cần tìm cách tham gia vào cuộc chiến tranh thông tin với Nga. Theo tướng Breedlove, cách tấn công hiệu quả lại những thông tin giả do đối phương đưa ra là phơi bày sự thật ra ánh sáng.
Lời tuyên bố trên của Tướng Breedlove song song với việc NATO thành lập sở chỉ huy tác chiến thông tin ở Lavia khiến nhiều chuyên gia nhận định, khối này đang có ý định mở thêm một mặt trận thông tin ở khu vực Đông Âu gần với Nga.
Mỹ điều thêm chiến đấu cơ, gia tăng sức ép
Trong khi NATO muốn xúc tiến công tác trên mặt trận thông tin, thì Mỹ vẫn ưu tiên hơn cho việc triển khai vũ khí. Business Insider đưa tin, Không quân Mỹ đã triển khai phi đoàn tiêm kích chiến thuật đặc biệt 125 đang đóng ở Jacksonville trực thuộc lực lượng không quân vệ binh quốc gia Florida, cùng 12 máy bay chiến đấu F-15 đến Đông Âu.
Tiêm kích F-15 của Mỹ (ảnh: AP)
Phi đoàn tiêm kích chiến thuật đặc biệt 125 sẽ tham gia cuộc tập trận đa quốc gia mang tên là Frisian Flag và sau đó sẽ được di chuyển đến ngay gần sát biên giới Nga và đóng tại căn cứ quân sự Graf Ignatievo ở Bulgaria nhưng chỉ là tạm thời.
Các máy bay chiến đấu F-15 hỗ trợ chiến dịch "Quyết tâm Đại tây Dương" có sứ mệnh thể hiện sự cam kết của Washington đối với hòa bình và ổn định trong khu vực và trấn an các đồng minh châu Âu trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Nga sau sự kiện sáp nhập Crimea vào Nga năm 2014.
Có thể nói, song song với phương Tây, Mỹ cũng triển khai nhiều động thái "chăm sóc đặc biệt" khu vực Đông Âu, nhất là những nước thành viên NATO thuộc khu vực Đông Âu và các nước vùng Baltic.
Mỹ đã gửi thêm nhiều xe tăng, binh sĩ cũng như tham gia hàng loạt các cuộc tập trận lớn nhỏ với các đồng minh châu Âu đặc biệt là các nước Đông Âu và Baltic kể từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra.
Tập trận lớn nhất của Anh trong 13 năm qua
Ngày 29/3, RT dẫn một nguồn tin quân sự của Anh cho biết, một cuộc tập trận mang tên "Báo đen trỗi dậy (Rising Panther) đã huy động hơn 30 chiến đấu cơ thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh. Cuộc tập trận này được cho là nhằm đối phó với mối đe doạ an ninh tại khu vực xung quanh các bờ biển của Anh.
Chiến đấu cơ Typhoon của Anh tham gia cuộc tập trận
Tại đợt diễn tập này, các chiến đấu cơ Anh sẽ thực hành khả năng tác chiến, ngăn chặn sự tấn công từ các mối đe doạ tại khu vực Đông Bắc và Scotland. Các cuộc diễn tập trên không có sự phối hợp tác chiến với lực lượng dưới mặt đất.
Nói về cuộc tập trận, tờ The Sunday Times nhận định: "Không quân Hoàng gia thực hiện một loạt các cuộc tập trận nghênh chiến các cuộc không kích của kẻ thù nhằm vào Vương quốc Anh".
Theo TASS (Nga), Anh tổ chức nhiều hoạt động diễn tập ở Đông Bắc nước này nhằm đối phó với các máy bay Nga đang áp sát không phận họ ngày càng nhiều.
Dự kiến, Anh sẽ tổ chức cuộc tập trận như vậy theo định kỳ 6 lần trong một năm, theo Không lực Hoàng gia Anh.
Đối sách của Nga là gì?
Hiển nhiên, Nga đã nhìn thấy rõ ý định xích lại gần khu vực Đông Âu, gia tăng ảnh hưởng của Mỹ và NATO.
Hồi tuần trước, Đại sứ của Nga tại NATO, ông Aleksandr Grushko phát biểu trên kênh truyền hình Đức Das Erste TV rằng: "NATO đã tổ chức hơn 200 cuộc tập trận. Số lượng máy bay chiến thuật của các lực lượng không quân NATO xuất hiện ở biển Baltic, biển Barents cũng như ở những khu vực gần biên giới của Nga đã vượt qua con số 3.000 chiếc vào năm ngoái. Trong năm 2014, NATO đã tổ chức gấp đôi số cuộc tập trận so với năm 2013".
Đại sứ của Nga tại NATO, ông Aleksandr Grushko (ảnh: RIA)
Bởi thế trong bối cảnh căng thẳng hiện nay, không có gì đáng ngạc nhiên khi Kremlin đã tăng cường chi tiêu quốc phòng lên 1/3 trong năm 2015, với một ngân sách quân sự lên tới 50 tỷ USD, theo RT.
Mặt khác, trong thế đề phòng, Nga cử luôn cả máy bay ném bom tầm xa có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân đến Biển Đen để theo dõi các cuộc tập trận rầm rộ trong thời gian gần đây của NATO và Mỹ.
Song song với đó, Nga cũng tổ chức những cuộc tập trận riêng. Từ ngày 16/3 đến ngày 10/4, Nga đã tổ chức một cuộc tập trận quy mô với 80 vụ phóng tên lửa, 30 đợt cất cánh của các máy bay tiêm kích, khoảng 800 lần bắn đạn pháo... cùng 45.000 binh sỹ kéo dài trên toàn lãnh thổ.
Đây là cuộc tập trận được đánh giá là một trong những đợt phô diễn quân sự lớn nhất của Nga kể từ sau Chiến tranh lạnh.
Nga cũng khẳng định rằng việc NATO và Mỹ tìm cách tiếp cận khu vực Đông Âu gần biên giới Nga là hành động đe doạ tới an ninh quốc gia. Những động thái này của Mỹ và phương Tây có thể khiến tình hình gia thêm căng thẳng.
(ảnh: Voice of Russia)
Moscow cũng cho biết nhiều kế hoạch hiện đại hoá quân đội đang được nước này triển khai và Nga sẽ thường xuyên xuất hiện gần biên giới các nước thuộc khối đồng minh. Có lẽ cuộc đối đầu giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây sẽ là một cuộc chiến còn dài hơi.
Nhiều chuyên gia dự đoán, nếu Nga, Mỹ, NATO vẫn tiếp tục các chính sách "cứng rắn" với nhau như hiện nay, tình hình sắp tới sẽ còn căng hơn nữa.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, đâu mới là giới hạn cho Moscow và phương Tây? Có lẽ, trong tương lai, khi 2 bên đều hứng chịu đủ mọi ảnh hưởng nặng nề bởi sự đối đầu, thì cả 2 sẽ phải ngồi xuống với nhau và đàm phán, để tìm ra một giải pháp thiết thực nhất./.
Theo Phương Chi/VOV.VN
Việt Nam nêu nhiều quan điểm quốc gia tại Hội đồng Nhân quyền LHQ Đoàn Việt Nam đã có nhiều phát biểu tại các phiên chính thức về các vấn đề khác nhau, thể hiện quan điểm quốc gia, hoặc thay mặt ASEAN với tư cách Đồng Điều phối viên ASEAN năm 2015 tại Khóa họp lần thứ 28 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc. Trong hai ngày 26-27/3/2015, tại Trụ sở Liên hiệp quốc...