Livestream để tìm con trai bị bắt cóc
Để tìm manh mối về con trai, ông Cần đăng ký tài khoản trên ứng dụng livestream với cái tên “ông anh Sơn Tây đi tìm con”.
“Cảm ơn mọi người đã giúp chia sẻ thông tin, tôi thậ t bất hạnh, mọi người thật may mắn”. Đây là câu được ông Lưu Lợi Cần, 40 tuổi, nói nhiều nhất trong những lúc livestream tìm đứa con trai bị bắt cóc từ lúc hai tuổi.
Hành trình 10 năm tìm kiếm con trai của ông Cần bắt đầu từ một ngày tháng 4/2010, sau khi ông nhận tin dữ: Con trai hai tuổi Lưu Tịnh Quân mất tích khỏi nhà riêng ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây.
Khi ấy đang là gần trưa, vợ ông Cần ở trong nhà giặt quần áo, con gái bốn tuổi cùng em trai chơi trước cửa nhà. Lúc bé gái vào nhà lấy đồ ăn cho em rồi quay ra, bé Quân đã mất tích.
Camera an ninh của khách sạn kế bên cho thấy khoảng 11h hôm ấy, bé Quân bị người đàn ông lạ mặt ôm đi trong chưa đầy hai giây. Chất lượng hình ảnh thấp nên không nhìn rõ mặt của kẻ bắt cóc. Ông Cần và cảnh sát tìm xuyên đêm hôm đó nhưng không tìm ra manh mối.
Bức ảnh duy nhất có đủ mặt thành viên gia đình trước khi Quân bị bắt cóc. Ảnh: Xinjingwang .
Trong hơn một tháng tiếp theo, ông Cần cùng người thân bạn bè tự đi khắp thành phố Thái Nguyên dò hỏi tin tức nhưng không có thu hoạch. Cũng từ đó, ông Cần đặt chân lên con đường 10 năm tìm kiếm con.
Quá trình ấy, ông Cần gặp được nhiều ông bố bà mẹ cùng cảnh ngộ nên cùng lập nhóm để chia sẻ thông tin và trợ giúp lẫn nhau. Tới nay, nhóm này đã có tới vài trăm gia đình, trong đó có hàng chục gia đình tại thành phố Thái Nguyên.
Chủ lực trong nhóm là ông Cần và Thạch Nhật Thành, một ông bố khác có con gái mất tích. “Ban đầu chúng tôi cải tạo chiếc xe tải dùng làm ruộng thành xe chuyên dụng, ngoài thùng xe có dán ảnh cùng thông tin về trẻ em thất lạc. Xe chạy khắp mười mấy tỉnh thành. Tới năm 2013, người trong nhóm cha mẹ mất con góp tiền mua chiếc xe 5 chỗ”, ông Thành nói.
Video đang HOT
Ông Cần cùng bạn thường xuyên lái xe tới bến tàu hỏa, quảng trường các nơi để tìm đầu mối, sau khi nghe ngóng được tin tức liền đi xác minh. Nhưng chiếc xe 5 chỗ chạy được hơn một năm thì phải dừng bánh vì không đủ kinh phí. Không dừng lại, ông Cần mua chiếc xe 16 chỗ đã qua sử dụng để tiếp tục lên đường. Một năm 365 ngày, ông ở ngoài hơn 200 ngày.
Chiếc xe tải chuyên dùng cho nông nghiệp được ông Cần (trái) và bạn cải tạo. Ảnh: The Paper .
Trước đó, ông Cần làm nghề lắp đặt trang thiết bị nên cuộc sống cũng khá giả. Sau khi con bị bắt cóc, ông không còn tâm trí làm việc. Tài sản trong tay cũng tiêu tán dần. Gánh nặng kinh tế rơi vào vai người vợ với công việc lao công tại trường đại học. Đôi lúc, đến tiền đổ xăng ông Cần cũng không có, phải được anh chị em giúp đỡ. Nhiều năm, vợ chồng ông Cần không dám chuyển nhà. Kể cả khi thôn xóm bị di dời, gia đình ông vẫn thuê nhà gần đó vì sợ con trai quay về.
Cuộc hành trình tìm kiếm con trai đã khiến gia đình ông mừng hụt nhiều lần. Theo manh mối người khác cung cấp, ông Cần trong 10 năm gặp được không dưới 30 đứa bé, đối chiếu ADN gần 10 lần nhưng đều không trùng khớp. Tuy vậy, thông tin những đứa trẻ vẫn được lưu trữ cẩn thận vì ông Cần hy vọng sẽ giúp chúng tìm lại bố mẹ đẻ.
Nhưng trong 10 năm, ông Cần cũng gặt hái được niềm vui khi có thể giúp đỡ 7 gia đình đoàn tụ, như trường hợp bé Trịnh Thế Kiệt bị bắt cóc lúc ba tuổi tại tỉnh Sơn Tây vào năm 2010.
Tháng 11/2012, hội bố mẹ tìm con ở thành phố Thái Nguyên tổ chức hoạt động tuyên truyền. Lúc này, một người hảo tâm cho biết có đứa bé giống em Kiệt trong trung tâm phúc lợi trẻ em ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (cách đó khoảng 450 km).
Hình ảnh mẹ Kiệt bụng bầu 9 tháng vẫn đi xuyên đêm tới nhận con đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong ông Cần. Thì ra, Kiệt mắc bệnh cột sống nên bị “bố mẹ nuôi” bỏ rơi, sau đó được trung tâm phúc lợi đưa về chăm sóc.
Sau sự việc, ông Cần cũng trở thành bố đỡ đầu của bé Kiệt. Hai gia đình vốn không có quan hệ ruột thịt, nhờ trải qua cùng cảnh ngộ mà trở nên thân thiết hơn.
Tháng 5/2018, ông Cần đặt hy vọng vào ứng dụng chia sẻ video thịnh hành tại Trung Quốc. Trên ứng dụng livestream, ông dần đăng tải hàng trăm video với hy vọng tranh thủ được sự trợ giúp của mạng trực tuyến. Song song với việc chia sẻ thông tin, ông cũng nhắc nhở người lớn phải để ý con cái, đi ra ngoài phải nắm chặt tay con không được buông lỏng.
Sự kiên trì của ông đã được nhiều người để ý đến, các manh mối đến ngày một nhiều. Một ngày tháng 7/2019, ông nhận tin nhắn ẩn danh “con trai anh có thể đang ở huyện Giao Thành”. Huyện Giao Thành cũng thuộc tỉnh Sơn Tây, cách thành phố Thái Nguyên chỉ khoảng 60 km nhưng diện tích rất rộng, ông Cần không biết đi đâu tìm.
5 tháng sau, trong lúc livestream, ông Cần tiếp tục nhận tin nhắn mới, ngữ khí có chút trách móc: “ Sao anh còn chưa đi”. Lần này, đối phương cung cấp địa chỉ cụ thể ở thôn An Định, huyện Giao Thành.
Tới thôn An Định, ông Cần cẩn thận tiếp cận người trong vùng vì không muốn đánh động. Lần đầu thấy đứa bé của gia đình ấy, ông chỉ lén chụp được bức ảnh mờ nhưng nhìn rất giống dáng con mình lúc ba tuổi. Trong lòng ông cùng gia đình bỗng nhen nhóm hy vọng.
Lần thứ hai tới, em trai ông Cần chụp được bức ảnh nhìn rõ mặt đứa trẻ. Sau khi đối chiếu ảnh con trai và ảnh đứa bé nọ bằng AI của ứng dụng Người bảo hộ (Ứng dụng di động chống thất lạc trẻ em), máy cho kết quả mức độ giống tới hơn 67% và đề xuất xác minh ADN.
Người thân ông Cần liền lấy cớ có chuyện cần làm để lưu lại trong thôn An Định vài ngày. Chờ có cơ hội tiếp xúc, họ lấy được sợi tóc của đứa trẻ. Một ngày năm 2020, cả gia đình nhận tin tức họ đã chờ đợi bấy lâu nay: kết quả ADN trùng khớp.
Ngày 2/1/2020, cảnh sát địa phương và ông Cần cùng tới huyện Giao Thành để giải cứu con. 10 năm nay đi tìm khắp nơi, ông Cần không ngờ con trai chỉ cách mình 60 km.
Gia đình ông Cần vui mừng đón con trở lại. Ảnh: Xinhua.
Qua điều tra, cảnh sát phát hiện 10 năm trước, do vợ sảy thai 5-6 lần, người cha nuôi họ Trương bỏ ra 25.000 nhân dân tệ để mua lại Quân mà không biết em bị bắt cóc. Hai vợ chồng Trương rất cưng chiều con nuôi, kể cả sau này sinh được con nhưng vẫn yêu thương hết mực.
Cuối năm 2020, người cha nuôi họ Trương bị phạt hai năm tù về tội Mua trẻ em . Kẻ bắt cóc họ Thôi bị phạt 10 năm tù về tội Bắt cóc trẻ em và phạt tiền 30.000 nhân dân tệ.
Dù đã tìm được con, ông Cần vẫn thấy hành trình của mình chưa thể kết thúc. “Tôi vẫn sẽ làm tình nguyện để giúp thêm nhiều cha mẹ được đoàn tụ với con”, ông nói. “Ước gì không còn trẻ em bị bắt cóc”.
Afghanistan: Một xe buýt chở khách bị các phiến quân có vũ trang bắt cóc
Giới chức địa phương Afghanistan ngày 2/1 cho biết, các phiến quân có vũ trang đã bắt cóc một chiếc xe buýt chở khách ở tỉnh Herat, phía Tây nước này.
Người đứng đầu quận Rubat-e-Sangi thuộc tỉnh Herat, ông Lal Mohammad Omarzai, cho biết: "Vào khoảng 7 giờ sáng (giờ địa phương), một nhóm có vũ trang đã chặn đường chiếc xe buýt đang chở hàng chục người tại khu vực Childokhtaran khi chiếc xe này đang lưu thông trên quốc lộ thành phố Herat - Turghundi và chúng đã đưa chiếc xe này tới một địa điểm chưa được xác định".
Ông Omarzai cáo buộc các tay súng Taliban thực hiện vụ bắt cóc, nhưng nhóm phiến quân trên chưa đưa ra bình luận nào. Hiện cũng chưa có tổ chức nào thừa nhận tiến hành vụ bắt cóc trên.
Ông Omarzai cho biết cảnh sát đang tìm kiếm nhằm giải cứu an toàn các hành khách trên chiếc xe buýt.
Trước đó, ngày 1/1, các nguồn tin sở tại cũng thông báo nhà báo Bismillah Adil Aimaq, người Afghanistan, đã bị ám sát tại tỉnh Ghor thuộc miền Trung Afghanistan. Hãng thông tấn Tolo dẫn lời người phát ngôn chính quyền tỉnh Ghor, ông Mohammad Aref Abir cho biết nhà báo Bismillah Adil Aimaq là người đứng đầu đài phát thanh địa phương Radio Sada-e-Ghor. Đây là phóng viên thứ 4 bị sát hại tại quốc gia Nam Á này trong vòng hai tháng qua.
Theo tổ chức phi chính phủ Phóng viên không biên giới (RSF), Afghanistan là một trong 5 quốc gia nguy hiểm nhất cho nhà báo, bên cạnh Ấn Độ, Iraq, Mexico và Pakistan.
Bất chấp các cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Afghanistan và Taliban, bạo lực vẫn leo thang trong những tháng gần đây. Mục tiêu của các vụ tấn công là các nhà báo, chính trị gia và các nhà hoạt động. Phần lớn các vụ tấn công là do Taliban thực hiện nhằm giành lấy ưu thế trong cuộc đàm phán hòa bình tại Doha (Qatar) từ tháng 9 vừa qua. Các cuộc hòa đàm giữa Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban đang tạm ngừng cho đến tháng 1/2021.
Myanmar: Nhóm nổi dậy thả 3 con tin, xây dựng lòng tin với chính phủ Người phát ngôn của Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) xác nhận 3 chính trị gia bị Lực lượng nổi dậy ở miền Tây Myanmar bị bắt cóc đã được đưa đến một doanh trại quân đội ở bang Chin. Cảnh sát Myanmar tại một trạm gác ở bang Rakhine. (Ảnh: EPA) Lực lượng nổi dậy ở miền Tây Myanmar ngày...