Liveshow “Khi Xuân thức giấc” có gì mới?
“ Khi Xuân thức giấc” là khởi đầu cho chuỗi chương trình của năm 2019.
Bởi mùa Xuân là mùa của mầm sống sinh sôi, và 4 Thầy trò gồm: NSƯT Đức Long, ca sĩ Lê Ánh Tuyết, Minh Thu, Bách Nguyễn muốn mang đến cho khán giả một sự gợi mở với những gì trong sáng, đẹp đẽ của ngày mới, của tuổi trẻ bởi sự nồng nàn, ấm áp và cả sự rực rỡ của mùa Xuân.
Hà Nội giờ đây là một thành phố đông đúc, nhịp sống sôi động, đôi khi cho ta cái cảm giác xô bồ. Song ẩn sâu trong lòng Hà Nội vẫn có những góc riêng đầy thi vị, mê hoặc lòng người, đặc biệt, Hà Nội được thiên nhiên ưu đãi với 4 mùa rõ rệt trong năm.
Những thời khắc giao mùa luộn gợi mở trong tâm hồn người nghệ sĩ những xúc cảm thật đặc biệt để cảm xúc được thăng hoa, bay bổng. Và mùa Xuân của Hà Nội đã là chất xúc tác cho biết bao tác phẩm thơ, nhạc ra đời và sống mãi cùng thời gian.
Mùa Xuân như biến mình thành cây cỏ hồn nhiên, thành những giọt sương ban mai tinh khôi và bay lên với khát khao tự do, khát khao sống và tận hưởng những ngọt ngào nhất của vũ trụ – Đó cũng là tâm sự của Nghệ sĩ Ưu tú Đức Long khi nói về Liveshow “Khi Xuân thức giấc” sẽ diễn ra vào lúc 20h00, ngày 8 tháng 3 năm 2019 tại Nhà hát Tuổi trẻ, như quà tặng đặc biệt dành cho một nửa thế giới đã từng đi qua tuổi thanh xuân.
Theo Ban tổ chức: “Khi Xuân thức giấc” là khởi đầu cho chuỗi chương trình của năm 2019, bởi mùa Xuân là mùa của mầm sống sinh sôi, và 4 Thầy trò gồm: NSƯT Đức Long, ca sĩ Lê Ánh Tuyết, Minh Thu, Bách Nguyễn muốn mang đến cho khán giả một sự gợi mở với những gì trong sáng, đẹp đẽ của ngày mới, của tuổi trẻ bởi sự nồng nàn, ấm áp và cả sự rực rỡ của mùa Xuân.
Theo Đạo diễn Phạm Lê Nam, thì: “Điểm nhấn của chương trình vẫn là những câu chuyện về mùa Xuân, về khát vọng sống, về nhân tình thế thái sẽ được đạo diễn âm nhạc và đạo diễn sân khấu dẫn dắt, kết nối bằng những tác phẩm âm nhạc và có cả những diễn xuất mang tính kịch để tạo một mạch kể xuyên suốt.
Đạo diễn Phạm Lê Nam cho biết: “Nếu như chương trình đầu tiên ” Khi gió Mùa về” là sự mới mẻ của bản than, từ một đạo diễn điện ảnh – sân khấu, bước chân sang lĩnh vực âm nhạc – Đó là một cảm giác mới lạ của người đạo diện. Đến Liveshow thứ 2 “Khi Xuân thức giấc” với tôi cũng không thấy có gì áp lực, vì tôi đã từng làm đạo diễn phim tài liệu, điện ảnh, cho tới sân khấu và tôi đều muốn đứng từ xa quan sát để có thể nắm bắt, và “chạm” được vào cảm xúc của các nghệ sĩ và thông điệp mà họ muốn mang đến khán giả. Ở “Khi Xuân thức giấc” tôi nhìn ở Nghệ sĩ Ưu tú Đức Long về một mùa Xuân mở ra. Tôi rất thích một từ của anh Đức Long hay nói: “Kệ”… chữ “Kệ” ở đây không có nghĩa là mặc kệ, là buông bỏ mà lớn hơn, đó chính là: hãy “Kệ” những bon chen, xô bồ ở ngoài kia và kiên định một con đường mà mình đã chọn – đó là nghệ thuật đích thực. Chữ “Kệ” còn có nghĩa là bình thản trước sự sôi động của thị trường âm nhạc đa sắc, để mang cái lắng sâu, tinh tế và tình cảm của người nghệ sĩ chân chính đến với công chúng”.
Trở lại câu chuyện của “Khi gió mùa về”, ê – kíp thực hiện thành công cũng chính là nhờ sự giao hòa, tương tác cuả khán giả bởi fan hâm mộ của Nghệ sĩ Ưu tú Đức Long, ca sĩ Lê Ánh Tuyết, Minh Thu, Bách Nguyễn đều là những khán giả có trình độ thẩm thấu âm nhạc và rất có gu thưởng thức. Sự cảm thụ âm nhạc của khán giả là điều quan trọng nhất để ê-kíp thực hiện đủ niềm tin và cảm xúc nghệ thuật thực hiện chương trình trước những bộn bề lo toan về cơm, áo, gạo, tiền của đời sống thường nhật.
Ca sĩ Lê Ánh Tuyết chia sẻ: “Các chương trình truyền hình thực tế đang làm mất đi không gian sân khấu. Rồi dần dần người ta cũng ngại đến nhà hát mà thích các minishow ở phòng trà. Tuy nhiên, không gian của phòng trà thì không thể đáp ứng được các tiêu chí nghệ thuật một cách nghiêm túc. Ở sân khấu lớn, sự tương tác giữa khán giả và nghệ sĩ cũng như hệ thông âm thanh, ánh sáng sẽ khiến cả nghệ sĩ và khán giả thăng hoa cảm xúc”.
Là ca sĩ, nhưng thực ra cả Minh Thu và Lê Ánh Tuyết đều học và tốt nghiệp đạo diễn và từng làm đạo diễn phim ngắn cũng như các MV ca nhạc, nên họ có khá nhiều ý tưởng. Bách Nguyễn thì dường như lãng đãng hơn, nhưng anh ấy có một chất riêng. Người Thầy, người anh cả – nghệ sĩ Ưu tú Đức Long vốn là người trầm lắng nhưng anh rất tinh tế trong việc dẫn dắt các học trò của mình. Mặc dù ê – kíp quy tụ toàn người có cá tính riêng, song Đạo diễn Phạm Lê Nam dường như luôn làm chủ được “cuộc chơi”, anh bộc bạch: “Làm đạo diễn của chương trình, tôi luôn lùi lại phía sau để tìm ra điểm chung, sự sáng tạo của mỗi người, qua đó gắn kết họ trong một tổng thể hoàn chỉnh, bởi với nghệ sĩ thì mỗi câu hát cất lên đã là một sự sáng tạo. Nhiệm vụ của tôi và Giám đốc Âm nhạc Huyền Trung là làm sao điều tiết sự sáng tạo của mỗi người cho hài hòa, trong một mạch cảm xúc âm nhạc không để bị đứt quãng. Cảm xúc của mỗi người cũng như những con sóng, mà ê – kíp này thì có rất nhiều song (cười). Vì thế, với vai trò đạo diễn, tôi sẽ có sự buông lơi, đôi lúc cũng sô theo sóng một chút, nhưng rồi cũng nhanh chóng kéo những con sóng ấy lại gần để cảm xúc của các nghệ sĩ không trôi xa khỏi đường dây âm nhạc xuyên suốt.
Video đang HOT
Chúng tôi mang ” Khi Xuân thức giấc” đến với những khán giả ái mộ là fan ruột của các nghệ sĩ, nhưng cũng là dịp thu hút sự quan tâm của khán giả mới. Tôi chọn biểu tượng của chương trình là cặp mắt. Rõ ràng ai cũng biết, định nước lớn nhất chính là biển – đó là sự thẳm sâu, nhưng ánh mắt cũng sâu thẳm và không ai đo được sự sâu thẳm của ánh mắt. Và chỉ cần một cái chớp mắt cũng có thể đã qua một mùa xuân, qua một khoảnh khắc, qua những nỗi buồn diệu vợi hay những niềm vui… trong cuộc đời”.
“Khi Xuân thức giấc” mong muốn là một chớp mắt của khoảnh khắc lắng đọng, với những điều mới mẻ, những thanh âm trong trẻo, con mãi…
Theo văn hiến
Những thanh âm ngọt ngào và đa sắc trong 'Khi gió mùa về' - dư vị lan tỏa
'Gió mùa đã về, một đêm nhạc tuyệt vời, cảm xúc hạnh phúc lấp lánh, ngời sáng mãi...'.
Sân khấu Nhà hát tuổi trẻ vốn được ấn định với các show diễn chủ yếu dành cho thế hệ trẻ với các chương trình sân khấu kịch, ca múa nhạc tạp kỹ. Song, vẫn là sân khấu ấy, lần đầu tiên khán giả được đắm chìm trong một không gian âm nhạc giàu màu sắc, với những cung bậc cảm xúc thật đặc biệt vừa chộn rộn vui, buồn, vừa lãng mạn, tình tứ, nhưng cũng đầy tính học thuật và nghệ thuật.
Khởi nguyên của câu chuyện âm nhạc ấy chính là thời khắc giao mùa và cái tên "Khi gió mùa về" được xâu chuỗi bằng những giai điệu âm nhạc đầy hình ảnh, mà theo đạo diễn Phạm Lê Nam thì: Gió mùa về cũng là khi những chiếc lá vàng chao nghiêng. Chiếc lá vốn dĩ đang ở trên thân cây chắc chắn, nhưng khi gặp cơn gió đầu mùa bỗng hào hứng rời khỏi cành cây như cuốn bay lượn theo cơn gió.
Nghệ sĩ ưu tú Đức Long tri ân cùng khán giả trong từng câu hát
Hà Nội mùa thu thật đẹp và lãng mạn. Cảm xúc giao mùa càng trở nên thi vị trong tâm hồn người nghệ sĩ. Qua những cung bậc âm thanh, các nghệ sĩ sẽ đưa khán giả đến với những xúc cảm diệu kỳ về mùa - đó có thể là những cơn gió mạnh thổi ào mạnh mẽ, nhưng có lúc lại nhẹ nhàng nghỉ ngơi lơ đễnh trên một bờ tường rêu phong. Lúc lại thâm trầm và có khi hạ mình xuống đường phố cuốn theo gót chân của những cô gái Hà Nội. Thậm chí có những lúc rơi xuống vỉa hè chờ đón những cơn mưa trái mùa...
Ca sĩ Lê Ánh Tuyết nồng nàn, quyến rũ trong những bản tình ca
Sự phiêu lưu của những chiếc lá và mùa thu luôn mang đầy sắc thái, sự tinh tế, lịch lãm, thậm chí cả sốc nổi và lãng đãng như những giọng ca của chương trình... Và cuối cùng sau cuộc phiêu lưu của mình, chiếc lá lại trở về rơi xuống hiên nhà để một cô gái Hà Nội sáng sớm thức dậy nhặt lên ép vào trang vở như một kỷ niệm đẹp trong cuộc đời.
NSƯT Đức Long "phiêu" cùng cô học trò Minh Thu đầy cá tính
Cùng với đạo diễn Phạm Lê Nam, Giám đốc âm nhạc - nhạc sĩ Huyền Trung cũng đã bắt được ý tưởng kịch bản để hòa âm, phối khí không chỉ cho các tác phẩm trong chương trình, làm sao tôn lên được vẻ đẹp của giai điệu nhưng cũng tạo những khoảng lặng vừa đủ cho mỗi nghệ sĩ tham gia trong chương trình không chỉ khoe được giọng hát mà còn khoe được cả kỹ thuật thanh nhạc trong từng tác phẩm, mà nhạc sĩ Huyền Trung còn dùng âm nhạc cho múa để dẫn dắt câu chuyện về khoảnh khắc giao mùa trong một thể thống nhất.
MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng trò chuyện cùng NSƯT Đức Long về những cô cậu học trò của anh
Người kể chuyện có duyên, dí dỏm của chương trình không ai khác - đó là MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng - một người bạn, một đồng nghiệp thân thiết. Và dường như Thắng hiểu từng chân tơ kẽ tóc về những người bạn để có thể dẫn câu chuyện mà như bộc bạch những suy nghĩ một cách chân thực, mộc mạc và gần gụi, khiến cho khán giả thấy gần với với nghệ sĩ và sân khấu của đêm diễn.
Ca sĩ Lê Ánh Tuyết
Ca sĩ Bách Nguyễn
Ca sĩ Minh Thu
Với sự nỗ lực cháy hết mình của 4 nghệ sỹ, dưới bàn tay đạo diễn của Phạm Lê Nam, giám đốc âm nhạc Huyền Trung cùng toàn bộ êkíp, chương trình đã diễn ra trong khung cảnh sân khấu lung linh, đẹp thơ mộng, sống động, khi những thảm lá vàng được cẩn thận trải trên sân khấu và dọc theo lối đi từ ngoài vào trong khán phòng, khiến cho ta có cảm giác thoang thoảng đâu đây mùi hương hoa sữa và một chút se lạnh của mùa đông. Quả thực các nghệ sĩ đã biến những điều không thể thành có thể bằng tất cả sự nỗ lực vượt qua khó khăn về mọi mặt, chỉ dành trọn tình yêu cho âm nhạc để nghệ thuật cất cánh, chạm vào cảm xúc, trái tim của mọi người.
Dư âm còn mãi
"Gió mùa đã về, một đêm nhạc tuyệt vời, cảm xúc hạnh phúc lấp lánh, ngời sáng mãi...".
"Hồi bé thích được nghe chị hát và thường nhẩm theo những bài hát của chị. Càng lớn lên, khi nghe giọng hát ấy, em lại có những cảm xúc vô cùng đặc biệt. Cảm ơn ca sĩ Lê Ánh Tuyết cùng các nghệ sĩ đã đem lại một buổi tối thưởng thức âm nhạc thật tuyệt vời, cảm xúc đong đầy...".
Đó là những nhận xét của khán giả dành cho các nghệ sĩ trong chương trình " Khi gió mùa về".
Nghệ sĩ sẽ chỉ thực sự thăng hoa trên sân khấu khi họ có một êkíp thực hiện đủ thấu hiểu nhau trong quan niệm nghệ thuật, trong cuộc sống để cùng nhau kể một câu chuyện âm nhạc có hậu. Và nghệ sĩ sẽ sống được với nghề nếu họ đón nhận được những tình cảm yêu thương, trân trọng của khán giả dành cho mình.
Nghệ thuật nảy nở thì mọi âm thanh cuộc sống sẽ trở nên đẹp hơn. Âm nhạc sẽ đến thẳng trái tim mọi người một cách dung dị nhất, nhưng lại có sức sống lâu bền và mãnh liệt hơn bất cứ điều gì khác. Âm nhạc sẽ làm trái tim bạn tan chảy, ngập tràn cảm xúc của sự yêu thương, chia sẻ và cả sự nhân từ.
Hình ảnh trong chương trình do các fan hâm mộ ghi lại:
Theo Báo Mới
'Mảnh ghép' của nhóm Con Gái làm liveshow 'Khi gió mùa về' Ca sĩ Lê Ánh Tuyết - thành viên của nhóm nhạc Con Gái nổi danh một thuở - sẽ cùng NSƯT Đức Long, ca sĩ Minh Thu, Bách Nguyễn thực hiện đêm nhạc 'Khi gió mùa về' vào tối 24/11 tới tại rạp Nhà hát Tuổi trẻ (Hà Nội). Liveshow Khi gió mùa về là cuộc hội ngộ của những giọng ca đã...