Liverpool là “nạn nhân” đầu tiên sau ly khai
Đội bóng của HLV Jurgen Klopp chỉ giành 1 điểm sau trận hòa 1-1 tại Leeds United, nhưng bầu không khí xung quanh họ là rất nhiều những hành động mỉa mai cho quyết định là một phần của kế hoạch ly khai thành lập giải đấu riêng European Super League vừa được công bố.
Liverpool chỉ giành 1 điểm sau trận hòa 1-1 tại Leeds United.
Các cầu thủ Leeds đã đến sân Elland Road với chiếc áo có in thông điệp “Bóng đá là của người hâm mộ”, và họ cũng đặt một chiếc áo như thế trong phòng thay đồ của đội khách. Đây là hành động mang tính mỉa mai nhằm vào Liverpool, một trong 6 đội bóng lớn nhất của Premier League quyết định tham gia thành lập giải Super League ly khai – một giải đấu mà đa phần giới quan sát toàn thế giới đều nhận thức rõ chỉ là công cụ của các nhà quản lý và các ông chủ kiếm thêm tiền.
Rõ ràng, với HLV Klopp và các học trò thì đây là một sự tác động không nhỏ đối với tâm lý, đặc biệt khi họ không phải là nhân tố chính trong sự việc này. HLV Klopp, người đã không ít lần phản bác ý tưởng về một European Super League, đã nhấn mạnh rằng ông và các cầu thủ không liên quan gì đến kế hoạch Super League: “Họ chiếc áo vào phòng thay đồ của chúng tôi, tôi không nghĩ chúng tôi xứng đáng nhận được điều đó. Tôi không thích cách mà nhiều người đang nói về Liverpool. Đây là một CLB bóng đá tuyệt vời. Trong thời điểm cụ thể này, chúng tôi cũng không thể đổ lỗi cho đội bóng. Tôi nhận những lời chỉ trích về mọi thứ, nhưng điều này chúng tôi không liên quan gì cả. Bây giờ, mọi người đang hét vào mặt chúng tôi. Chúng tôi phải cẩn thận vì chúng tôi cũng là con người. Chúng tôi phải cẩn thận!”.
Cầu thủ Leeds United khởi động với chiếc áo có in thông điệp “Bóng đá là của người hâm mộ”
Nhà cầm quân người Đức khẳng định lại quan điểm từng đưa ra lần đầu kể từ năm 2019, rằng ông hy vọng rằng cái gọi là European Super League sẽ không bao giờ xảy ra: “Tôi đã nghe trực tiếp về nó ngày hôm qua. Thành thật mà nói, chúng tôi có một số thông tin, không nhiều lắm. Hầu hết chính là những thứ mà bạn có thể đọc trên báo hoặc ở bất cứ đâu trong ngày hôm nay. Đó là một giải đấu khó khăn. Mọi người đa phần không hài lòng với điều đó, và tôi có thể hiểu điều đó. Nhưng tôi không thể nói nhiều hơn về nó vì chúng tôi không tham gia vào bất kỳ quy trình nào, không phải các cầu thủ, cũng không phải tôi. Chúng tôi không biết gì cả”.
Video đang HOT
Tại sân Elland Road, một biểu ngữ lớn được treo trên các ghế có nội dung: “Kiếm tiền trên sân cỏ. Bóng đá là dành cho người hâm mộ”. Một số người hâm mộ đã tụ tập bên ngoài sân Elland bày tỏ sự tức giận của họ, với một biểu ngữ ghi: “Vĩnh biệt LFC. Cảm ơn vì những kỷ niệm”. Và HLV của chủ nhà, Macelo Bielsa sau trận cũng đánh giá về Super League như sau: “Các đội mạnh nhất đã tìm ra cách kiếm tiền riêng và có vẻ như họ không cần những đội như chúng tôi nữa. Nhưng có 2 mặt về vấn đề này. Các đội mạnh nhất là do những gì họ tạo ra và sự chú ý mà họ gây ra. Nhưng các đội còn lại là không thể thiếu! Cốt lõi của sự cạnh tranh là giúp những người yếu kém phát triển chứ không phải là những người thừa. Nhưng đây là sự phát triển tất yếu của kẻ mạnh. Logic thịnh hành trên thế giới, và bóng đá không nằm ngoài điều đó – đó là người giàu sẽ giàu hơn nhưng người yếu lại nghèo hơn”.
HLV Jurgen Klopp nhận thức rõ đội của ông còn bị phản ứng nhiều trong thời gian tới.
Không chỉ với người hâm mộ Leeds, nhóm người hâm mộ Liverpool có tên Spion Kop 1906 đã thông báo rằng họ và nhiều nhóm ủng hộ khác sẽ gỡ bỏ cờ của họ tại khán đài sân Anfield để phản đối sự tham gia vào Super League: “Chúng tôi, cùng với các nhóm khác liên quan đến cờ, sẽ xóa cờ của chúng tôi khỏi The Kop. Chúng tôi cảm thấy không còn có thể ủng hộ một CLB chỉ đặt lòng tham tài chính lên trên tính toàn vẹn của bóng đá”.
Với kết quả hòa 1-1, Liverpool vẫn giậm chân ở vị trí thứ 6 và còn kém 2 điểm so với vị trí thứ 4 của West Ham. Tiền vệ kỳ cựu James Milner của Liverpool cũng chia sẻ với BBC Sport: “Tôi chỉ có thể đưa ra ý kiến cá nhân của mình là tôi không thích điều đó một chút nào và hy vọng điều đó không xảy ra. Hệ thống hiện tại đã hoạt động tốt trong một thời gian dài. Mọi thứ đang thật là khó khăn. Vào trận đấu ngày hôm nay, các cổ động viên Leeds đã thể hiện cảm xúc của họ. Là những cầu thủ chúng tôi không thực sự có tiếng nói nên cảm thấy rất bất công”.
European Super League: "Mâm riêng" của người giàu
Bóng đá thế giới có thể vĩnh viễn thay đổi sau sự ra đời của European Super League, giải đấu của những "đại gia" máu mặt nhất làng túc cầu giáo.
FIFA, UEFA và tất cả các liên đoàn thành viên đang làm mọi điều có thể, bao gồm cả đe dọa trừng phạt, để ngăn không cho giải đấu "ly khai" ra đời.
Vậy, European Super League là kết quả của cuộc bắt tay giữa những gã nhà giàu ích kỷ, hay là quy luật tất yếu phải chấp nhận của nền "kinh tế bóng đá" đặt lợi nhuận lên cao nhất?
European Super League là một dạng "khởi nghiệp"
Hai năm trước, HLV Juergen Klopp đã từng phân tích sự bất khả thi của một giải đấu quy tụ tất cả các đội bóng mạnh nhất châu Âu dưới góc độ chuyên môn. "Tôi không thấy thú vị gì khi có những trận đấu tầm cỡ như Liverpool gặp Real Madrid diễn ra hàng tuần, trong vòng nhiều năm liên tục. Champions League, với cách vận hành như hiện tại, là tuyệt vời rồi. Europa League cũng thế. Bạn không thể biết trước đối thủ của mình ở mùa giải tới là ai, điều đó tạo nên sức hấp dẫn không gì so sánh được!" - chiến lược gia người Đức chia sẻ.
Bây giờ, Liverpool của Klopp cùng 5 đội bóng Anh khác gồm MU, Man City, Arsenal, Tottenham, Chelsea nằm trong nhóm 12 CLB "cốt cán" của European Super League. Viễn cảnh mà nhà cầm quân người Đức từng coi là "nhàm chán" sắp sửa diễn ra. European Super League sẽ thi đấu theo "mô hình Thụy Sỹ" với 20 đội chia làm 2 bảng, đá vòng tròn hàng tuần để chọn ra các đội vào vòng knock-out (3 đội dẫn đầu mỗi bảng, các đội xếp thứ 4 và thứ 5 đá play-off chọn 2 suất còn lại).
European Super League được xem là đối thủ trực tiếp của UEFA Champions League. "Đau" cho UEFA ở chỗ, họ vừa đưa ra kế hoạch cải tổ Champions League từ 32 đội lên 36 đội với số trận tăng từ 125 lên 225. Tất nhiên, chủ tịch UEFA Aleksander Ceferin là người tức giận nhất trước thông báo ra đời của European Super League.
Nhìn vào phản ứng của FIFA, UEFA, các liên đoàn bóng đá và nhiều HLV, cầu thủ; người ta dễ có cảm giác rằng European Super League là một thứ gì đó rất "xấu xa", đáng "tẩy chay". Gary Neville, người yêu MU như máu thịt, thậm chí còn đòi "trừ điểm, phạt tiền, cho xuống hạng" đội bóng cũ của mình khi thấy "Quỷ đỏ" có tên trong số những đội bóng thành lập European Super League.
Nhưng trên thực tế, European Super League là một sản phẩm hoàn toàn không "tội lỗi" gì cả. Nó đã được ấp ủ từ rất lâu, khi những gã nhà giàu bắt đầu cảm thấy khó chịu vì phải chia miếng bánh khổng lồ cho các đội bóng nhỏ hơn. Họ muốn tự lập ra một giải đấu, kinh doanh một cách độc lập với các tổ chức quản lý bóng đá và nhận về đầy đủ những giá trị kinh tế mà chính thương hiệu của họ tạo ra.
European Super League vì thế, có thể xem là một dự án "khởi nghiệp" của các đội bóng tham gia.
Champions League sẽ không còn những trận đối đầu kinh điển trong tương lai?
UEFA sẽ làm mọi cách để ngăn cản
6 tỷ USD, đó là giá trị ước tính của European Super League. Các CLB tham dự giải đấu mới sẽ tạo lên cuộc cách mạng trong việc kiếm lợi nhuận từ bóng đá. Tuy nhiên, họ sẽ phải đối đầu với UEFA trong một cuộc chiến chắc chắn vô cùng quyết liệt.
Mục đích của UEFA có lẽ cũng chẳng liên quan nhiều đến "nguyên tắc cơ bản về đoàn kết, hòa nhập, liêm chính và phân phối tài chính công bằng" mà Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA nhắc đến trong tuyên bố phản đối European Super League. Đơn giản, UEFA sợ European Super League ra đời sẽ khiến Champions League chỉ còn là giải đấu hạng hai.
12 đội bóng "cốt cán" trong danh sách đồng ý tham gia giải đấu "ly khai" đã có tổng cộng 40 lần đăng quang ở Cúp C1/ Champions League trong 66 mùa giải. Thiếu họ, giải đấu được xem là "danh giá nhất thế giới" chắc chắn không còn sức hút như trước, đồng nghĩa với các khoản doanh thu từ bán vé, quảng cáo, bản quyền truyền hình và dịch vụ liên quan giảm đi trông thấy.
UEFA tăng số đội tham dự Champions League cũng chính là để tăng nguồn thu từ giải đấu, đặc biệt sau một thời gian nền kinh tế bóng đá bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 (Theo ước tính của FIFA, doanh thu bóng đá trên toàn cầu trong năm 2020 sụt giảm tới xấp xỉ 12 tỷ euro, riêng UEFA là khoảng 2 tỷ euro). Tuy nhiên, số đội và trận đấu tăng lên nhưng phần ăn chia lợi nhuận lại không tăng tỷ lệ thuận với điều này, đây chính là một trong số những lý do khiến nhiều đội bóng hàng đầu châu Âu quyết định bỏ Champions League để đá Super League.Dĩ nhiên, vì sự tế nhị trong cách thức ăn chia "miếng bánh lợi nhuận", UEFA buộc phải "nhân danh" cho nhiều lợi ích bị đánh mất bởi sự ra đời của European Super League để chống lại giải đấu này.
Dẫu vậy, có một sự thật là rất nhiều đội bóng nhỏ sẽ mất đi cơ hội "đổi đời" vì sự tồn tại European Super League. Giá trị kinh tế mà một CLB nhỏ đến từ những quốc gia có nền bóng đá chưa phát triển có thể nhận được khi "bốc trúng" lá thăm may mắn được chạm trán với những đối thủ cỡ như Real Madrid hay MU ở Champions League, là rất đáng kể với các CLB đó.
Nhưng phải sòng phẳng rằng, các đội bóng lớn không có trách nhiệm phải đảm bảo tài chính cho các CLB nhỏ hơn. Trong bóng đá hiện đại, các CLB không khác gì những tập đoàn kinh tế lớn và việc tối ưu hóa lợi nhuận là mục tiêu tối thượng.
Cuộc chiến giữa UEFA và European Super League chắc chắn sẽ còn rất quyết liệt. FIFA, trong một nỗ lực hòa giải, đã yêu cầu hai bên ngồi xuống đối thoại. Nhưng quả thật khi đã động đến chuyện tiền nong, chẳng ai lại không bảo vệ tối đa quyền lợi của mình!
UEFA "tuyên chiến" với Real Madrid, Man United vì European Super League Liên đoàn bóng đá Châu Âu (UEFA) mạnh tay phản đối kế hoạch thành lập European Super League - giải đấu có sự ủng hộ của Real Madrid, Man United và nhiều câu lạc bộ lớn. UEFA sẽ mạnh tay với các đội ủng hộ European Super League. Ảnh: UEFA Trong một nỗ lực khởi tạo cuộc cách mạng tăng lợi nhuận từ...