Liverpool coi chừng pháo tầm xa
Một trong những thứ vũ khí đáng sợ nhất của Tottenahm mùa này là sút xa. Liverpool cần nhớ kỹ điều này nếu không muốn phải trả giá đắt ở trận chung kết Champions League đêm nay.
Trước trận chung kết với Tottenahm, hẳn các chuyên gia phân tích của Liverpool đã nghiên cứu rất kỹ về đối thủ này. Và nếu vậy, họ khó mà bỏ qua số liệu về khả năng sút xa của Spurs. Tại Champions League mùa này, Tottenham rất chịu khó tung ra những cú dứt điểm tầm xa. Các học trò HLV Mauricio Pochettino sút xa tổng cộng 68 lần chỉ đứng sau Ajax (84) và Barcelona (76). Và tính hiệu quả của những pha “pháo kích tầm xa” ấy, Liverpool có thể hỏi Man City. Trong trận tứ kết lượt về Champions League, Son Heung-min đã mở đầu cho màn rượt đuổi tỷ số của Spurs bằng một cú ra chân sấm sét ngay rìa vòng cấm địa Man xanh.
Pháo kích đối thủ từ xa là ngón đòn ưa thích của Tottenham không chỉ ở Champions League. Tại giải Ngoại hạng Anh mùa vừa qua, 21% số bàn thắng của Spurs được thực hiện từ ngoài vòng cấm, tỷ lệ cao thứ ba tại giải đấu. Nhưng điều đáng nói hơn, Spurs chỉ đứng thứ 8 về số pha sút xa tại Premier League, một số liệu cho thấy cầu thủ Tottenham thích “nã đại bác” nhưng không bao giờ sút bừa. Họ luôn ngắm rất chính xác rồi mới “nổ súng”.
Trong 32 cầu thủ ghi được từ 10 bàn trở lên tại Premier League mùa vừa qua thì 3 trong 10 người dẫn đầu về tỷ lệ sút xa đều là các tiền đạo của Tottenham (Son, Kane, Moura). Điều đó cho thấy việc đối phó với những “sát thủ” ấy sẽ trở nên khó khăn hơn cho Liverpool. Hàng phòng ngự The Kop không chỉ cần ngăn chặn các tiền đạo Spurs tiếp cận sát cầu môn, mà còn phải cảnh giác hết sức khi những cầu thủ này có bóng trước vòng 16m50.
Video đang HOT
Cú đấm từ Eriksen
Không chỉ các tiền đạo, hàng tiền vệ của Tottenham, với thủ lĩnh Christian Eriksen cũng rất đáng gờm ở khả năng sút xa. Cần biết rằng, bàn thắng gần nhất của Spurs được ghi bởi Eriksen, và đó cũng là một cú sút xa khi tiền vệ người Đan Mạch làm tung lưới Everton sau quả phạt trực tiếp ở cự ly gần 20m.
Theo Bongdaplus
Chắc chắn mình Hazard không 'cõng' nổi Chelsea
Tiền vệ Eden Hazard có thể sắm vai tiền đạo? Trong bóng đá hiện đại, ai cũng có thể ghi bàn? Vâng, nhưng hãy cứ nhìn vào thực tế lạnh lùng: Chelsea ghi bàn ít, khả năng khai thác cơ hội thấp, số cơ hội tốt bị bỏ lỡ nhiều. Dĩ nhiên, phải có nguyên nhân.
Man City có Aguero, Sane, Sterling. Liverpool có Salah, Firmino, Mane. Tottenham có Kane, Son, Eriksen. Arsenal có Lacazette, Aubameyang... Ngay cả M.U tưởng như "chẳng còn gì", hóa ra cũng có Rashford, Lukaku, Lingard, Martial. HLV Ole Gunnar Solskjaer đã tháo cũi sổ lồng cho những cây làm bàn giỏi mà trước đây, người ta ngỡ rằng M.U không có, dưới thời Jose Mourinho.
So với các đối thủ ấy, ai cũng dễ dàng nhận ra chỗ thua sút rõ ràng của Chelsea mùa này: đội bóng của HLV Maurizio Sarri hầu như không có cây săn bàn thực thụ.
Dĩ nhiên, Eden Hazard đã ghi 10 bàn trong 21 vòng đấu và đấy không phải là điều tồi tệ. Nhưng Hazard trước tiên chỉ là tiền vệ. Đặt cả gánh nặng ghi bàn chủ lực lên vai Hazard đã là việc hơi quá đáng, HLV Sarri lại còn "thách thức" Hazard ghi 40 bàn! Đây có thể chỉ là trò tâm lý chiến, là biện pháp khích tướng... Nhưng tóm lại, dù Sarri vô tình hay hữu ý biến Hazard thành "nhà máy" sản xuất bàn thắng cho Chelsea, đấy vẫn là chuyện bất khả thi.
ĐT Italia có thể vô địch World Cup dù không có bất cứ cầu thủ nào ghi được nhiều hơn 2 bàn. ĐT Pháp có thể vô địch World Cup dù trung phong Olivier Giroud không ghi được bàn nào. Đấy là vì World Cup là một loại hình bóng đá khác hẳn. Nhà vô địch World Cup chỉ đá 7 trận, trong đó có đến 4 trận knock-out (mà trong thể thức knock-out, người ta chỉ cố "loại" nhau, chứ không nhất thiết phải "thắng" nhau). Mặt khác, các đội phải tham dự World Cup bằng lực lượng sẵn có, không ĐTQG nào được mua cầu thủ.
Mình Hazard là không đủ kéo cả đoàn tàu Chelsea tiến lên
Cho nên, nhìn vào một "Giroud không cần ghi bàn" trong ĐT Pháp vô địch World Cup và bảo Chelsea (hay bất kỳ CLB nào khác) không cần cây làm bàn xuất sắc vẫn đủ sức tranh ngôi VĐQG là chuyện khôi hài. Với tình trạng quá phụ thuộc khả năng ghi bàn của "tiền đạo giả" Hazard như hiện nay, khoan nói Chelsea không đủ tư cách tranh ngôi vô địch Premier League. Họ thậm chí có nguy cơ văng khỏi Top 4.
Hiện thời, Chelsea là một trong 3 đội bỏ lỡ cơ hội ghi bàn nhiều nhất ở Premier League (bỏ lỡ 35 "cơ hội rõ rệt" trong 21 trận). Trong hàng ngũ đội mạnh, chỉ Man City bỏ lỡ cơ hội nhiều hơn Chelsea (38), nhưng đấy là vì Man xanh luôn tạo dựng được rất nhiều cơ hội. Đội ĐKVĐ đã ghi 56 bàn, trong khi Chelsea chỉ có 38 bàn - ít hơn hẳn so với 5 đội còn lại trong nhóm Big Six. Mùa trước cũng vậy: Chelsea là đội có tỷ lệ khai thác cơ hội thành bàn thấp nhất trong 6 đội mạnh (32,1%). Dù cũng đứng ngoài Top 4 như Chelsea, nhưng Arsenal có tỷ lệ khai thác cơ hội thành bàn lên đến 40,4%. Không có tiền đạo, vẫn cứ là một đội bóng. Nhưng đấy không thể là đội mạnh.
Lỗi của Chelsea, không phải của Sarri!
"Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất của chúng tôi có 12 bàn. Và khi cây làm bàn số 1 trong đội chỉ có ngần ấy bàn thắng trong cả mùa, đội bóng dĩ nhiên không thể gặt hái điều gì đáng kể. Số liệu thống kê đã nói lên tất cả". Đấy là bình luận của HLV Antonio Conte, khi Chelsea kết thúc mùa bóng vừa qua ở Premier League với vị trí ngoài Top 4. Rõ ràng, Chelsea đã là như thế trước khi HLV Maurizio Sarri xuất hiện.
Theo báo bongdaplus.vn
Liverpool: Chìa khóa thành công là chiều sâu lực lượng Kể từ mùa giải 2013/14 tới nay, chưa bao giờ Liverpool tràn trề tự tin hướng đến chức vô địch như lúc này, khi đã hơn đội thứ nhì Tottenham 6 điểm, nhiều hơn đội thứ 3, cũng là đối thủ nặng ký nhất Man City, 7 điểm. Một trong những chìa khóa làm nên vị thế ấy là chiều sâu lực lượng....