Litva khuyến cáo Nga thanh toán phí quá cảnh của hàng hóa tới Kaliningrad
Hãng thông tấn Interfax (Nga) ngày 9/8 dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Litva Gabrielius Landsbergis cho biết Nga nên tìm cách trả phí cho Litva để quá cảnh đến vùng Kaliningrad.
Litva đề nghị Nga thanh toán cho các chuyến hàng quá cảnh qua lãnh thổ của nước này. Ảnh: Reuters
“Litva không có trách nhiệm giúp Nga trả tiền vận chuyển. Đây là trách nhiệm của họ. Nga phải tìm cách trả tiền”, Bộ trưởng Landsbergis nêu rõ. Ông Landsbergis cho biết thêm hiện các ngân hàng Litva đang điều tra xem liệu họ có vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây khi thực hiện các khoản thanh toán như vậy hay không.
Trước đó, đại diện của Nga tại Litva Sergei Ryabokon đã gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Litva liên quan đến cáo buộc ngừng thanh toán cho các dịch vụ quá cảnh tới Kaliningrad.
Video đang HOT
Nhà ngoại giao Nga cho biết trên kênh truyền hình Russia 24 rằng các nhà khai thác sử dụng dịch vụ đường sắt Litva ở Nga sẽ thanh toán cho việc vận chuyển hàng hóa, nhưng Vilnius đã chuyển hướng tất cả khoản thanh toán này cho một ngân hàng duy nhất – ngân hàng Siauliu, vốn sẽ ngừng thực hiện giao dịch với Nga từ tháng 9 tới.
Vào tháng 7, Nga đã nối lại quá trình vận chuyển hàng hóa bị EU trừng phạt tới khu vực Kaliningrad, khoảng một tháng sau khi Litva hạn chế hoạt động này, tuyên bố dựa trên các giải trình từ Ủy ban châu Âu.
Sau khi Nga coi các hạn chế là phong tỏa khu vực Kaliningrad và đe dọa trả đũa, Ủy ban châu Âu đã ban hành các giải thích mới vào tháng 7 nhằm dỡ bỏ hầu hết các hạn chế đối với vận chuyển đường sắt, nhưng việc vận chuyển hàng hóa nằm trong lệnh trừng phạt của của bằng đường bộ bị cấm.
Ba Lan thực hiện giải pháp độc lập khí đốt mới sau khi bị Nga cắt nguồn cung
Một số nước châu Âu đang tăng cường kết nối đường ống để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.
Ba Lan mở đường ống dẫn khí đốt mới từ Litva và dự kiến đưa vào hoạt động một số đường ống khác nhằm đảm bảo nguồn cung. Ảnh: AFP
Theo trang tin Euractiv.pl (Ba Lan) ngày 2/5, Ba Lan đã mở kết nối một đường ống dẫn khí đốt mới từ Litva sau khi tập đoàn Gazprom của Nga ngừng giao hàng cho Warszawa vào ngày 27/4 vừa qua.
Đường ống khí đốt Ba Lan-Litva (GIPL), được xây dựng từ năm 2020, bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/5. Cơ sở hạ tầng mới dài 580 km này sẽ cung cấp cho Ba Lan 2 tỷ mét khối (bcm) khí đốt mỗi năm, đáp ứng 10% nhu cầu hàng năm của Ba Lan.
"Theo kế hoạch, khí đốt từ Litva sẽ chảy sang Ba Lan kể từ hôm nay. Vào ngày 5/5, một cơ sở hạ tầng khác sẽ được mở để cho phép truyền tải khí đốt nhiều hơn. Ba Lan an toàn về mặt năng lượng", Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Anna Moskwa viết trên Twitter.
Nemunas Biknius, Giám đốc điều hành của Amber Grid, nhà điều hành lưới điện chính của Litva, nhận xét đường ống dẫn khí GIPL là một cột mốc trong lịch sử phát triển độc lập năng lượng giữa Litva và Ba Lan. Thông qua xuất nhập khẩu khí đốt bằng hệ thống kết nối này, Litva và Ba Lan không chỉ tăng cường an ninh năng lượng của riêng mình mà còn cho cả các nước Baltic và Phần Lan.
Ba Lan phát triển mạng lưới khí đốt cũng là cơ hội để các nước Trung Âu độc lập khỏi khí đốt của Nga. Ví dụ, Ba Lan và Slovakia đang xây dựng một đường ống cho phép Bratislava nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ nhà ga LNG ở Swinoujscie.
Séc cũng bày tỏ sự quan tâm đến khí đốt của Ba Lan, vì lo ngại Nga cũng sẽ cắt giảm việc cung cấp khí đốt cho họ. Thủ tướng Séc Petr Fiala đã đề nghị Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki giúp đỡ trong việc độc lập khỏi các nguồn năng lượng của Nga hôm 27/4.
Ba Lan cũng có kế hoạch mở thêm một số đường ống mới trong vài năm tới, bao gồm cả Đường ống Baltic, nhận khí đốt từ Na Uy.
Thế giới tuần qua: Châu Âu phá kỷ lục về nắng nóng; Nga-Ukraine đạt thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Hai sự kiện nổi bật của thế giới tuần qua chính là tình trạng nắng nóng cực đoan ở châu Âu cũng như tia hy vọng sau khi Nga và Ukraine ký thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc. Một người phụ nữ che ô tránh nắng tại Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh: AP Sóng nhiệt thiêu đốt châu Âu Châu Âu đang trải...