Litva đặt chướng ngại vật cố định chống xe tăng ở biên giới với Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Litva Laurynas Kasciunas nêu rõ việc triển khai lắp đặt các chướng ngại vật nhằm tăng cường an ninh tại khu vực biên giới.
Một khu vực giáp biên giới Nga. (Ảnh minh họa. AFP/TTXVN)
Ngày 6/9, Litva đã bắt đầu triển khai đặt các chướng ngại vật cố định bằng bêtông cốt thép chống xe tăng và xe cơ giới, còn gọi là “răng rồng,” ở một số khu vực biên giới với tỉnh Kaliningrad của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Litva Laurynas Kasciunas nêu rõ việc triển khai lắp đặt các chướng ngại vật nhằm tăng cường an ninh tại khu vực biên giới.
Video đang HOT
Đây là một phần trong kế hoạch xây dựng tuyến phòng thủ trị giá hơn 600 triệu euro (667 triệu USD) đã được Chính phủ Litva phê duyệt.
Theo Bộ trưởng Kasciunas, phần lớn khoản ngân sách này sẽ được đầu tư để triển khai các bãi mìn và chướng ngại vật, một số bãi đang được triển khai trên thực tế.
Quân đội Litva cũng đang lắp đặt các hệ thống rào cản, chướng ngại vật trên bờ sông Nemen, nơi tạo thành biên giới tự nhiên giữa quốc gia Baltic này với tỉnh Kaliningrad và Belarus.
Tổng Tham mưu trưởng quân đội Litva, Remigijus Baltrenas nêu rõ biên giới của nước này với Kaliningrad rất đa dạng. Do đó, Litva sẽ áp dụng các biện pháp riêng cho mỗi khu vực biên giới với Nga, để tạo thành kế hoạch phòng thủ thống nhất./.
NATO dự định triển khai lữ đoàn thiết giáp gần Nga
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang có kế hoạch triển khai một lữ đoàn thiết giáp tại Phần Lan làm lực lượng răn đe chống lại Nga, tờ Iltalehti đưa tin hôm 22/8, trích dẫn các nguồn tin trong khối quân sự do Mỹ dẫn đầu và chính phủ tại Helsinki.
Binh sĩ tham gia cuộc tập trận của NATO tại Korzeniewo, miền Bắc Ba Lan, ngày 4/3/2024. Ảnh minh hoạ: PAP/TTXVN
Theo tờ báo, lữ đoàn này có thể có quy mô từ 4.000 đến 5.000 quân, sẽ được đồn trú tại Mikkeli, phía đông nam Phần Lan. Mikkeli có dân số 51.000 người, chỉ cách biên giới với Nga 140 km.
Các nguồn tin cho hay lữ đoàn này sẽ bao gồm quân đội NATO từ các nước láng giềng Thụy Điển và Na Uy.
Chính phủ Phần Lan đã quyết định về nhu cầu triển khai quân đội NATO từ các quốc gia khác để "tăng cường răn đe phòng thủ" đối phó với Nga.
Tờ Iltalehti đưa tin quyết định thành lập trụ sở quân sự của NATO tại Mikkeli sẽ được công bố chính thức với công chúng trong những tuần tới.
Phần Lan đã từ bỏ chính sách trung lập lâu đời và chính thức gia nhập NATO hồi tháng 4/2023, viện dẫn lý do lo ngại về cuộc xung đột Nga - Ukraine. Moskva đã phản ứng với động thái này bằng cách tuyên bố sẽ điều chỉnh thế trận phòng thủ ở phía tây bắc nước Nga. Tuy nhiên, các quan chức cũng chỉ ra rằng họ không coi sự tham gia của Helsinki vào khối này là mối đe dọa hiện hữu.
Hôm 21/8, Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Hakkanen nói với kênh truyền hình quốc gia Yle rằng Helsinki đang đàm phán với một số quốc gia NATO về việc triển khai binh sĩ đến Phần Lan, ngay cả khi quốc gia này không phải đối mặt với mối đe dọa quân sự ngay lập tức.
Ông Hakkanen nhấn mạnh lực lượng của khối này phải "toàn diện và đủ lớn để có thể hiện diện đầy đủ trong các tình huống khủng hoảng".
Theo ông Hakkanen, binh sĩ từ Phần Lan và các quốc gia NATO khác có thể tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn nếu nhận thấy "bầu không khí căng thẳng ở biên giới" với Nga, cùng các hoạt động khác.
Trước đó, hồi tháng 6, ông Hakkanen cũng thông báo Phần Lan sẽ là nơi đặt một sở chỉ huy bộ binh mới của NATO. Theo đó, sở chỉ huy lực lượng bộ binh của NATO tại Phần Lan có nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động tác chiến trên bộ ở Bắc Âu.
Cũng theo quan chức trên, trong cơ cấu chỉ huy mới của NATO, tất cả các quốc gia Bắc Âu sẽ nằm dưới quyền chỉ huy của Bộ chỉ huy Lực lượng hỗn hợp Norfolk có trụ sở tại Mỹ, có nhiệm vụ phòng thủ ở Bắc Đại Tây Dương. Theo cơ cấu chỉ huy trước đó, các thành viên mới của NATO là Phần Lan và Thụy Điển vẫn nằm dưới sự chỉ huy của Bộ chỉ huy Lực lượng hỗn hợp hướng Đông có trụ sở đặt tại Hà Lan.
Về phần mình, ngày 22/8 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố Moskva đang ghi nhận sự gia tăng đáng kể trong hoạt động quân sự tại Phần Lan sau khi nước này gia nhập NATO. Bà lưu ý rằng Helsinki đang hành động theo chính sách của phương Tây, vốn cố gắng gây thất bại chiến lược cho Nga.
Nga chặn "nhóm phá hoại Ukraine", hạ 234 tay súng Quân đội Nga thông báo chặn một "nhóm phá hoại Ukraine" cố gắng xâm nhập biên giới Nga, loại khỏi vòng chiến đấu ít nhất 234 tay súng và 7 xe tăng. RiaNovosti hôm nay (13/3) dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga xác nhận quân đội cùng lực lượng biên phòng nước này đã đẩy lùi nỗ lực xâm nhập hai...