Litva cấm hiển thị biểu tượng tuyên truyền của Nga; Hàn Quốc viện trơ vật tư cho Ukraine
Quốc hội Litva hôm qua (19/4) đã thông qua một sửa đổi luật trong đó cấm hiển thị công khai các biểu tượng tuyên truyền của Nga gồm dải ruy băng của Thánh George và các dấu hiệu chữ “V” và “Z” ở những nơi công cộng, quảng cáo, truyền thông và mạng xã hội…
Theo đó, dải ruy băng của Thánh George, các dấu hiệu chữ “Z” và “V” sẽ bị cấm hiển thị công khai vì chúng được coi là những biểu tượng bày tỏ sự ủng hộ đối với hoạt động của Nga ở Ukraine. Những trường hợp vi phạm sẽ bị phạt từ 300-700 euro. Nếu vi phạm nhiều lần, có thể bị phạt lên tới 900 euro đối với các các nhân và 1.500 euro đối với tổ chức. Theo các đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi đối với luật này không chỉ cần thiết cho an ninh quốc gia mà còn vì muốn Litva tránh một số phận như Ukraine.
Xe quân sự có chữ Z bị bắn cháy trên chiến trường Ukraine. Ảnh: Reuters.
Dải ruy băng của Thánh George là một trong những biểu tượng giải thưởng dành cho các binh sĩ của nước Nga thời Sa hoàng. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, những dải ruy băng đã được sử dụng để trao cho những người lính ưu tú. Vào năm 2014, những người ly khai ở miền Đông Ukraine đã sử dụng ruy băng này như một biểu tượng ủng hộ đối với Nga. Gần dây nó tiếp tục xuất hiện sau khi Nga bắt đầu hoạt động quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Trong khi đó, các chữ cái “Z” và “V” dù không thuộc hệ chữ được sử dụng ở Nga, nhưng là một phần của hệ thống chữ Latin ở Litva đã xuất hiện trên các xe chiến đấu của Nga ở Ukraine. Theo giải thích của Bộ Quốc phòng Nga, ký hiệu “Z” trên thiết bị quân sự là chữ cái đầu trong cụm từ tiếng Nga “Vì chiến thắng” và ký hiệu “V” bắt đầu cụm từ “Sức mạnh nằm ở sự thật” hoặc “Nhiệm vụ sẽ được hoàn thành”.
Video đang HOT
Tuần trước, các nhà lập pháp Moldova và Ukraine cũng đã đưa ra lệnh cấm sử dụng các biểu tượng này ở nơi công cộng, phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
Trong một diễn biến liên quan đến tình hình Ukraine, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hôm nay (20/4) cho biết, nước này đã chuyển khoảng 20 tấn vật tư viện trợ nhân đạo bổ sung nhằm giúp đỡ người dân và người tị nạn Ukraine đang gặp phải khủng hoảng nghiêm trọng do cuộc tấn công quân sự của Nga.
Trong số vật tư viện trợ này bao gồm cả máy khử rung tim, máy thở nhân tạo, bộ dụng cụ sơ cấp cứu. Chính phủ Hàn Quốc đã ưu tiên lựa chọn hàng hóa viện trợ theo yêu cầu của phía Ukraine. Theo Đài KBS, đợt hỗ trợ lần này là một phần trong kế hoạch viện trợ nhân đạo thêm 30 triệu USD mà Chính phủ Seoul mới công bố. Trong tháng trước, Chính phủ Hàn Quốc đã viện trợ nhân đạo 10 triệu USD cho quốc gia này.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc kỳ vọng đợt viện trợ lần này sẽ giúp ích thực chất cho người dân và người tị nạn Ukraine. Chính phủ sẽ tích cực xem xét hỗ trợ thêm cho Ukraine trong thời gian tới.
Mỹ sơ tán hầu hết nhân viên ngoại giao khỏi Ukraine
Mỹ đã yêu cầu sơ tán hầu hết nhân viên tại đại sứ quán Mỹ ở Kiev, Ukraine do lo ngại nguy cơ Nga động binh với Ukraine.
Đại sứ quán Mỹ ở Kiev, Ukraine (Ảnh: Getty).
"Hôm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra lệnh cho các nhân viên không thiết yếu của đại sứ quán rời đi do tiếp tục có thông tin về việc Nga tăng cường lực lượng quân sự gần biên giới Ukraine", Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine thông báo trên Twitter hôm nay 12/2.
Reuters dẫn thông tin của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm, đại sứ quán Mỹ ở Kiev sẽ tạm dừng tất cả các dịch vụ lãnh sự và đại sứ quán sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện lãnh sự nhỏ ở Lviv để xử lý các trường hợp khẩn cấp, nhưng không thực hiện công tác cấp hộ chiếu, thị thực và các dịch vụ lãnh sự thông thường.
Thông báo trên được đưa ra giữa lúc biên giới Nga - Ukraine tiếp tục leo thang căng thẳng. Giới chức Mỹ cảnh báo, Nga có thể động binh với Ukraine "bất cứ khi nào", có thể vào tuần tới, trước khi Thế vận hội mùa Đông ở Bắc Kinh, Trung Quốc kết thúc.
Giới chức trách Mỹ hôm 11/2 hối thúc công dân nhanh chóng rời Ukraine trong vòng 24 - 48 giờ tới, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng quân đội Mỹ sẽ không điều lực lượng để sơ tán công dân nếu xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine. Tháng trước, Mỹ đã yêu cầu sơ tán người thân của các nhà ngoại giao khỏi Ukraine. Một số nước sau đó cũng có hành động tương tự. Trong vòng 24 giờ qua, nhiều quốc gia, trong đó có Anh, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Litva, Jordan đã khuyến cáo công dân nhanh chóng rời Ukraine.
Mỹ và các đồng minh cáo buộc Nga dồn hơn 100.000 binh sĩ và khí tài đến các khu vực gần biên giới Ukraine và có thể tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine trong vài ngày hoặc vài tuần tới. Phương Tây nhiều lần tuyên bố sẽ áp các lệnh trừng phạt "chưa từng có" nếu Moscow động binh với Kiev.
Nga đã bác bỏ những cáo buộc này và cho rằng phương Tây đang phát tán thông tin sai lệch. Trong một diễn biến liên quan khác, theo hãng tin RIA Novosti, Nga cũng bắt đầu rút nhân viên ngoại giao khỏi Ukraine.
Về phía Ukraine, Bộ Ngoại giao nước này hôm nay tiếp tục kêu gọi người dân không hoảng loạn. "Lúc này, giữ bình tĩnh và đoàn kết dân tộc vô cùng quan trọng, chúng ta cần tránh các hành động có thể gây hoảng loạn và ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định", Bộ Ngoại giao Ukraine khuyến cáo. Thông cáo cho biết thêm, quân đội Ukraine tiếp tục theo dõi tình hình và sẵn sàng đáp trả bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào lãnh thổ, chủ quyền của Ukraine.
Bộ Ngoại giao Ukraine cũng cho hay, Kiev tiếp tục tìm cách hạ nhiệt căng thẳng, vận động sự ủng hộ của tất cả các đối tác quốc tế để theo đuổi con đường đối thoại ngoại giao với Nga.
Lãnh đạo Ba Lan, Litva, Latvia và Estonia tới Ukraine Ngày 13/4, người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ba Lan, ông Pawel Szrot cho biết Tổng thống nước này cùng những người đồng cấp Litva, Latvia và Estonia đang trên đường tới thủ đô Kiev và dự kiến cho cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tại cuộc họp báo ở Warsaw, Ba Lan, ngày...