Lisa (Black Pink) có thực sự bị YG Entertainment đối xử bất công?
Việc YG Entertainment từ chối để nữ thần tượng người Thái tham gia lịch trình riêng tại Pháp đang khiến người hâm mộ vô cùng bức xúc.
Thậm chí một fanbase của Lisa còn sẵn sàng tuyên bố tạm ngừng mua album vô thời hạn trong lúc chờ đợi lời giải thích từ phía công ty.
Với tư cách đại sứ toàn cầu chính thức của dòng trang sức cao cấp BVLGARI, Lisa (Black Pink) đã khởi hành sang Pháp để tham dự sự kiện thời trang Paris Fashion Week. Tuy nhiên, công ty chủ quản lại không để cô tham dự bất kỳ lịch trình nào mặc dù đang có mặt ở đây. Đích thân CEO thương hiệu là Jean-Christophe Babin đã lên Instagram để giải thích sự việc tới người hâm mộ.
Lisa (Black Pink) bỏ lỡ nhiều sự kiện quan trọng cùng thương hiệu cô đang làm đại diện vì YG Entertainment không phép cô tham gia.
Video đang HOT
Theo đó, ông tiếc nuối khi đại sứ Lisa không thể tham dự buổi trình diễn của BVLGARI vì ” YG Entertainment đã không cho phép cô ấy góp mặt do dịch COVID-19 “. Ngoài ra, vị CEO tiết lộ thành viên Black Pink sẽ tiếp tục vắng mặt một sự kiện lớn mà thương hiệu này tổ chức tại Milano. Trước đó, quyết định từ công ty chủ quản cũng khiến Lisa bỏ lỡ buổi chụp hình cùng hai tên tuổi đình đám là nữ diễn viên kiêm ca sĩ Zendaya và siêu mẫu Lily Aldridge.
Không thể nhắm mắt làm ngơ, cộng đồng người hâm mộ Lisa đã nhanh chóng lên tiếng đòi lại công bằng cho thần tượng thông qua việc đưa hashtag #JUSTICEFORLISA và #YGLetLisaDoHerWork lên Top thịnh hành. Khán giả khẳng định việc để Lisa đến Pháp nhưng lại ngăn cản cô thực hiện lịch trình là không hợp lý. Trong khi đó, ba thành viên khác của Black Pink cũng như nhiều nghệ sĩ khác vẫn xuất hiện tại các sự kiện một cách bình thường suốt những ngày vừa qua.
Một fanbase của Lisa tuyên bố tạm ngừng mua album trong khi chờ YG lên tiếng.
Người hâm mộ thắc mắc lý do danh sách phát các bài hát dành cho Lisa đã bị xoá đi trên tài khoản Spotify của YG Entertainment.
Mới đây, fan tiếp tục bày tỏ thắc mắc khi phát hiện danh sách phát bài hát dành cho Lisa trên tài khoản Spotify của YG Entertainment đã biến mất. Từ đó, nghi vấn về việc đối xử bất công một lần nữa được bàn luận nhiều hơn. Chưa kể trong màn debut solo gần đây với “Lalisa”, khán giả cũng từng than vãn vì lịch trình quảng bá ít ỏi trên sân khấu âm nhạc hàng tuần hay show tạp kỹ tại Hàn. Trước tình hình mọi hoạt động riêng của cô nàng bị hạn chế, một fanbase thậm chí tuyên bố tạm ngừng mua các album liên quan đến Black Pink vô thời hạn.
Trong khi người hâm mộ vẫn đang kiên trì lên tiếng trên các diễn đàn mạng xã hội thì phía YG Entertainment vẫn hoàn toàn im lặng trước sự việc.
Mặt trái của ngành âm nhạc: Người viết lời cho ca khúc bị đối xử bất công, được sử dụng như một công cụ
Bên cạnh nhạc sĩ, nhà sản xuất, bộ phận mix/ master,... người viết lời cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của một ca khúc.
Không chỉ đơn giản viết ra những thông điệp của một tác phẩm, công việc này còn yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ và ăn ý với người tạo nên giai điệu để cho ra đời một tác phẩm hoàn hảo nhất.
Mới đây, loạt dòng Tweet được đăng tải bởi một nhân vật ẩn danh đã thu hút sự chú ý của công chúng khi tiết lộ về thực tế khắc nghiệt đằng sau công việc của những cá nhân chịu trách nhiệm viết lời cho các ca khúc Kpop. Người này cho biết mình là " đại diện cho tất cả những người viết lời " tại thị trường âm nhạc Hàn và buộc phải che giấu danh tính vì có thể " nhận cáo buộc phỉ báng ".
Người viết lời đóng vai trò quan trọng trong một ca khúc. Tuy nhiên tại thị trường Kpop, họ đang phải chịu nhiều bất công về thu nhập cũng như sự công nhận xứng đáng về những gì đã đóng góp.
Mở đầu, bài đăng tiết lộ rằng những người đảm nhiệm vai trò viết lời cho các tác phẩm của ca sĩ nổi tiếng thường phải làm thêm một ngành nghề khác ổn định hơn. Nguyên nhân bởi vì họ không thể kiếm sống bằng chính công việc này. Theo quan điểm của nhân vật ẩn danh, người viết lời đang được sử dụng như một công cụ.
Ngày nay, phần lời của các ca khúc Kpop thường được thực hiện theo một nhóm nhiều người. Cách tốt nhất để có thể bắt đầu công việc này là ghi danh vào một học viện. Tại đây, để nhận về được các bản demo sáng tác, họ phải đóng một khoản chi phí theo từng tháng và tham gia vào các lớp học kéo dài 10 tháng. Nếu không nhận được bất kỳ bản demo nào trong suốt thời gian này, họ sẽ không có cơ hội được viết trọn vẹn một bài hát. Mỗi học viên được yêu cầu phải sở hữu 10 tác phẩm trước khi trở thành người viết lời chính thức. Mặt khác, sự gia tăng về số lượng học viên khiến " chất lượng của những sáng tác Kpop đã bị phá vỡ".
Theo bài đăng trên Twitter, học viện sẽ là trung gian giữa những người viết lời và công ty giải trí. Điều này đồng nghĩa với việc mọi quyết định cuối cùng về chuyện có hay không sử dụng sản phẩm đều do đơn vị này đưa ra. " Họ sẽ nhận lời bài hát từ tất cả học viên và chọn ra bản nhạc ưng ý nhất. Sau đó, các thành viên của học viện sẽ cùng nhau chỉnh sửa lại chúng. Cuối cùng, những người viết lời từ ban đầu không biết cụ thể ai là người thực hiện phần nào trong bài hát cũng như những sáng tạo của họ liệu có được sử dụng hay không ". Bên cạnh đó, số tiền thu lao nhận về cũng không công bằng. Thậm chí, có nhiều trường hợp không được trả công xứng đáng.
Nếu muốn trở thành một người viết lời cho các sản phẩm âm nhạc, các tốt nhất là ghi danh vào một học viện - đơn vị trung gian giữa công ty giải trí và tác giả.
Chưa dừng lại ở đó, một số người còn không được ghi công cho những sáng tạo của chính mình, thay vào đó là sự xuất hiện của những nhân vật không đóng góp trực tiếp vào quá trình sáng tác một ca khúc trong danh sách credit. Vấn nạn này xảy ra thường xuyên đến mức một số " người viết lời thậm chí không còn quan tâm đến tiền lương nữa. Họ chỉ muốn nhận được sự công nhận rõ ràng cho những cống hiến của mình ".
Vài ngày trước, một tập thể với tên gọi "The Pact" đã công bố một bức thư chung nhằm yêu cầu ngành công nghiệp âm nhạc xem lại tình trạng ghi nhận công lao sáng tác cho các cá nhân hay tổ chức không trực tiếp sáng tạo nên một ca khúc. Cụ thể, người viết thư nêu rõ: " Chúng tôi sẽ không để credit cho bất kỳ ai không viết ra hoặc thay đổi lời bài hát, giai điệu cũng như tham gia vào quá trình sáng tác mà không có sự trao đổi hợp tình hợp lý với tất cả tác giả của các ca khúc đó ". Phát biểu này đã nhận được sự đồng tình của nhiều cái tên nổi tiếng như Emily Warren, Justin Tranter, Ross Golan, Victoria Monet, Tayla Parx, Joel Little...
Kanye West bị cáo buộc đối xử bất công, không trả lương cho nghệ sĩ và nhân viên của chương trình "Sunday Service" Rapper Kanye West đang phải đối mặt với một vụ kiện trị giá 30 triệu SUD liên quan đến các nghệ sĩ biểu diễn và nhân viên hậu trường tại chương trình "Sunday Service" do chính anh sáng lập. Theo đó, các nguyên đơn cho rằng họ đã bị ngược đãi và không được trả tiền công hợp lý. Cụ thể, Raina Leon,...