Lĩnh vực nào ‘hút’ tín dụng cuối năm?
Thông thường, đến cuối năm là thời điểm các NH tung ra nhiều chương trình ưu đãi, một mặt nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra, mặt khác, cũng nhằm kịp thời hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Tại thời điểm hiện nay, khi còn chưa đầy 2 tháng nữa là hết năm, tín dụng đang được “đổ” nhiều nhất vào lĩnh vực nào?
Cuối năm, lĩnh vực cho vay tiêu dùng, mua sắm, sửa chữa nhà ở “hút” vốn nhiều nhất – Ảnh minh họa
Theo số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy, quý IV thường tăng trưởng tín dụng (TTTD) tăng mạnh nhất. Trở lại với Quý III/2014, tính đến 31.10.2014, tín dụng toàn hệ thống đối với nền kinh tế tăng 8,63% so với cuối năm 2013. So với tháng 9.2014, tín dụng toàn hệ thống tăng tới 1,59%.
Và với diễn biến từ đầu năm đến nay, theo các chuyên gia NH, chắc chắn năm nay TTTD cũng sẽ tăng tốc mạnh vào cuối năm. Theo số liệu từ Ngân hàng nhà nước (NHNN), TTTD trong 10 tháng đầu năm 2015 cao hơn so với cùng kỳ các năm 2011-2014. Tính đến ngày 26.10.2015, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 0,37% so với tháng trước, tăng 12,51% so với đầu năm và tăng 19,09% so với cùng kỳ 2014. Cho dù, hiện sức cầu nền kinh tế chưa cải thiện nhiều, nhưng các NHTM đều kỳ vọng cầu tín dụng sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm theo quy luật. Bản thân NHNN cũng kỳ vọng tăng tưởng tín dụng cả năm cũng sẽ đạt mục tiêu đề ra (từ 15-17%).
Có thể dễ dàng nhận thấy, vào giai đoạn cuối năm thường có 3 lĩnh vực hút vốn nhiều nhất. Thứ nhất, là vốn cho vay kinh doanh thương mại, nhu cầu vốn chuẩn bị hàng hóa dịp tết, dịch vụ ngắn hạn cuối năm. Thứ hai, lĩnh vực cho vay tiêu dùng, mua sắm, sửa chữa nhà cửa, mua sắm ôtô chơi tết… Thứ ba, giải ngân cho các dự án, công trình thông thường cũng tăng mạnh vào cuối năm.
Trong thời điểm hiện nay, hai từ “thừa vốn” luôn được nhắc đến, các NH đang nỗ lực để hoàn thành mục tiêu TTTD, hỗ trợ vốn cho nền kinh tế. Nhưng việc có đẩy được vốn ra hay không cũng còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Và mặc dù là “thừa vốn”, lại vào “vụ” cuối năm nhưng không phải là lĩnh vực nào cũng dễ dàng vay được và NH cũng khá thận trọng với các khoản cho vay. Theo cán bộ thẩm định cho vay của BIDV, cuối năm những lĩnh vực vay sửa chữa nhà, mở cửa hàng, dịch vụ nhỏ như mở tạp hóa, sửa chữa xe máy… có nhu cầu vay vốn khá lớn. Bản thân NH cũng thích cho vay những lĩnh vực này, vì khả năng thu hồi vốn nhanh và hầu như không có rủi ro.
Video đang HOT
Thông tin từ các NH cho biết, mặc dù các nhu cầu cho vay tiêu dùng có tăng nhưng chủ yếu vẫn là vay ngắn hạn và NH cũng hướng vào lĩnh vực ưu tiên. Hay nói cách khác là cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn theo chủ trương của Chính phủ.
Lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế – NHNN cho biết, những năm gần đây, tăng trưởng tín dụng khu vực nông thôn luôn cao hơn mức tăng trung bình của hệ thống. ầu tư tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng luôn được NHNN quan tâm chỉ đạo và các NH tích cực hưởng ứng.
Tính đến cuối tháng 5.2015 tín dụng lĩnh vực này ước đạt 798.000 tỉ đồng, tăng khoảng 7,17% so với 31.12.2014, chiếm khoảng 19,3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Nếu so với cuối năm 2009 dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực này đã tăng gấp 2,5 lần.
Mặc dù, nền kinh tế đang hồi phục, nhiều nhận định cho rằng, cơ hội cho tín dụng trong thời gian tới sẽ khá hơn. Điều này có thể làm các NH vui mừng, nhưng bên cạnh đó lãnh đạo nhiều NH cũng chia sẻ, dù ở thời điểm nào thì chất lượng tín dụng, an toàn vốn, tránh rủi ro vẫn được NH đặt ưu tiên hàng đầu. Và khi tín dụng vào vụ cuối năm thì điều này càng được chú trọng.
Theo Báo Lao động
Đằng sau báo cáo lợi nhuận của các ngân hàng
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2015, 9 ngân hàng niêm yết đều báo cáo lãi mạnh. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là những khoản nợ có khả năng mất vốn lại chiếm tới hơn một nửa (57%) cùng mức tổng nợ xấu tại các ngân hàng niêm yết lên tới 19.992 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Lãi tăng mạnh
Trong tổng số 9 ngân hàng đã niêm yết, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có mức tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế (LNST) cao nhất đạt 4.513 tỷ đồng, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Lý do là một số hoạt động trong quý 3/2015 có thu nhập tốt hơn so với cùng kỳ năm trước đã có tác động tích cực đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Vừa được Moody's xếp hạng chỉ số sức mạnh tài chính cao và được xem là một trong những ngân hàng thương mại trụ cột của ngành và nền kinh tế Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) ghi nhận LNST đạt 4.461 tỷ đồng, tăng trưởng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, và đạt 78,4% so với kế hoạch đề ra nhờ thu nhập tăng mạnh.
Cũng là ngân hàng có lợi nhuận cao trong 9 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đạt 3.635 tỷ đồng LNST, tăng 11,1% so với cùng kỳ.
Nợ có khả năng mất vốn cũng tăng
Tổng nợ xấu của 9 ngân hàng niêm yết tính tại ngày 30/9/2015. (Nguồn: Báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2015 của 9 ngân hàng niêm yết)
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2015, 9 ngân hàng niêm yết có tổng cộng 34.796 tỷ đồng nợ xấu. Tăng 5,7% so với cuối năm 2014. Đáng chú ý, khoản nợ có khả năng mất vốn lại chiếm tới hơn một nửa (57%) tổng nợ xấu tại các ngân hàng niêm yết (19.992 tỷ đồng).
BIDV đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ nhóm 3 trên tổng nợ xấu cao nhất 9 ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu đạt 11.925 tỷ đồng, tăng tới 72,3% so với cuối năm 2014. Theo giải trình liên quan đến nợ của BIDV, các khoản cho vay một số đơn vị là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và một số đơn vị thành viên và Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) được phân loại và trích lập dự phòng theo văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về việc xem xét cơ cấu lại khoản nợ cũ của Vinashin và Vinalines.
Ngoài ra, trong năm 2014, BIDV là ngân hàng bán nợ cho Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nhiều nhất với 6.600 tỷ đồng. Và trong 9 tháng đầu năm nay, BIDV đã bán hơn 11.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, vượt 25% so với kế hoạch đề ra.
Mặc dù là ngân hàng có nợ xấu giảm nhưng nợ có khả năng mất vốn lại tăng mạnh là Vietcombank, có tổng cộng 7.141 tỷ đồng nợ xấu, giảm hơn 300 tỷ so với cùng kỳ và chiếm 2% trên tổng dư nợ. Nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh 38%, từ 3.571 tỷ đồng đầu năm lên 4.938 tỷ đồng, chiếm 69% tổng nợ xấu.
Tại thời điểm ngày 30/9, nợ xấu Vietinbank đạt 4.761 tỷ đồng, tăng 28% so với con số cuối năm 2014. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn lên tới 2.685 tỷ đồng, tăng 600 tỷ đồng (tương ứng tăng 28,7% so với số cuối năm 2014).
Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến nhóm nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng tăng cao, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright cho biết, tính trong cả năm 2015, tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ vào khoảng 19%. Tiếp tục xu thế của 2014 thì các ngân hàng thương mại tiếp tục chuyển nợ xấu sang cho Công ty quản lý tài sản (VAMC). Đến cuối tháng 9, tổng nợ xấu đã chuyển là 225.000 tỷ đồng. "Nhờ mẫu số thì tín dụng tăng mạnh, tử số thì phần nợ xấu đã được chuyển cho VAMC nên tỷ lệ nợ xấu chính thức đã giảm xuống 3%. Nhưng nếu, cộng ngược lại cái nợ xấu của VAMC mà chưa được xử lý thì tỷ lệ nợ xấu phải lên đến trên 7% và như vậy nợ xấu vẫn còn nằm ở đó nên nợ xấu ngân hàng được chia thành các nhóm nợ từ 2 đến 5, nhóm nợ có khả năng mất vốn về số tuyệt đối là đều tăng", ông Thành nói.
Về những biện pháp khắc phục, ông này cho rằng, để có thể thật sự giảm được nợ xấu, nhất là các khoản nợ có khả năng mất vốn, vấn đề nằm ở 2 khía cạnh là nợ xấu phải thật sự được xử lý không phải tạm cất đấy, cũng không phải tái cơ cấu lại theo hình thức đảo nợ hay gia hạn nợ mà là thu hồi nợ. Tiếp theo là phải xử lý tài sản đảm bảo và các ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ.
Theo Người tiêu dùng
Lo bong bóng tài sản vì tín dụng tăng "nóng" Theo VEPR, tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát và bong bóng tài sản trong giai đoạn sau. Tại Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III vừa phát hành, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đánh giá, nền kinh...