Lính Ukraina tử nạn bị bán nội tạng để tiết kiệm chi phí y tế?
Thông tin được đăng tải trên tờ Pravda (Nga) số ra gần đây cho hay, hàng trăm xác chết của những người lính vệ binh quốc gia bị phát hiện không có nội tạng.
hông tin các binh sĩ Ukraina tử nạn bị bán nội tạng đang khiến nhiều người hoang mang
Thông tin được đăng tải trên tờ Pravda (Nga) số ra gần đây cho hay, hàng trăm xác chết của những người lính vệ binh quốc gia bị phát hiện không có nội tạng. Có ý kiến cho rằng, nội tạng của những người lính đã bị bán để “cứu” ngân sách nhà nước đang trống rỗng nhưng cũng có ý kiến nhận định, đó chỉ là một chiến lược truyền thông nói xấu chính quyền Ukraina.
Hàng trăm xác chết bị phát hiện không có nội tạng
Thông tin xuất hiện trên các mạng xã hội cho biết, lực lượng dân quân ở Slavyansk trong hoạt động trinh sát ban đêm đã tìm thấy hàng trăm xác chết của những người lính vệ binh quốc gia. Điều ngạc nhiên là tử thi của những người lính đã bị đụng dao kéo, dạ dày và các cơ quan nội tạng khác đã bị lấy đi.
Ngoài ra, người dân sống ở các vùng lãnh thổ gặp khó khăn cũng khẳng định đã nhìn thấy xe cứu thương được trang bị khá hiện đại, xe tải bọc thép và nhiều loại xe y tế chuyên dụng khác xuất hiện gần bệnh viện của quân đội Ukraina. Nhân viên của sân bay quốc tế, ví dụ như ở Boryspil nói rằng, có rất nhiều máy bay loại nhỏ, vận chuyển tủ lạnh đặc biệt được sử dụng để vận chuyển các bộ phận của con người đã xuất hiện.
Bán nội tạng để tiết kiệm chi phí y tế và làm giàu ngân sách quốc gia?
Video đang HOT
Trước thông tin gây “sốc” trên, nhiều người nghi ngờ rằng, chính quyền Ukraina buộc phải sử dụng nội tạng của những binh lính chết trận để phục vụ y học, tiết kiệm chi phí y tế cho những quân nhân bị thương khác. Hiện nay, hiến pháp Ukraina không quy định bảo đảm điều trị y tế miễn phí tại các bệnh viện. Bệnh nhân và gia đình phải trả tiền cho tất cả mọi thứ. Với hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngay cả quốc gia có mức thuế về y tế cao ngất ngưởng như Mỹ, những quân nhân trong lực lượng vũ trang đều được điều trị y tế miễn phí.
Tuy nhiên, với Ukraina thì không. Chính quyền Ukraina hiện nay không đủ tiền để trang bị đồng phục cho quân nhân, thực phẩm, thiết bị quốc phòng hay y tế. Những binh lính bị thương được đưa đến bệnh viện thuộc khu vực Kharkiv và Dnepropetrovsk – những nơi mà ngân sách y tế trống rỗng.
Cũng rất có thể, nội tạng của những binh lính đã được bán ra nước ngoài cho những bệnh nhân giàu có. Ước tính, ở nước ngoài, một ca phẫu thuật cấy ghép gan có giá 50 nghìn USD, ghép tim giá 250 nghìn USD trong khi chi phí để mua nội tạng ở Ukraine chỉ vào khoảng 2-3 nghìn USD. Tại các phòng khám ở Châu Âu và Mỹ, bệnh nhân xếp hàng dài để chờ đợi được ghép gan, thận… Về mặt pháp lý, bệnh viện có thể sử dụng nội tạng của các nạn nhân chết não để cấy ghép cho bệnh nhân có nhu cầu. Tuy nhiên, nguồn cung cấp này rất ít và không đủ để cung cấp cho nguồn cầu quá lớn.
Chính vì vậy, đây là điều kiện để “thị trường đen buôn bán nội tạng” phát triển. Những người liên quan trong “ngành” kinh doanh này có thể thực hiện một trong hai cách. Thứ nhất, họ tìm kiếm tình nguyện viên – những người cam kết sẽ bán nội tạng của chính mình để nhận một số tiền nhất định. Số tiền này, tất nhiên là nhỏ hơn nhiều so với số tiền mà những nhóm tội phạm sẽ nhận được từ người mua. Cách thứ hai là lấy nội tạng “miễn phí” từ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang, bắt cóc…
Chiến lược truyền thông nhằm “phỉ báng” chính quyền Ukraina?
Có ý kiến cho rằng, thông tin trên là một phần trong chiến lược truyền thông nhằm “phỉ báng” chính quyền Ukraina. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khẳng định, tình trạng ngân khố trống rỗng là một thực tế mà chính quyền Ukraina không thể “chối cãi”. Ukraina hầu như không có tài nguyên gì đáng kể. Sản xuất công nghiệp đã giảm 20%, chính phủ không còn khả năng để thanh toán tiền lương và lương hưu. IMF đã lên tiếng cho Chính quyền Ukraina vay tiền với một số điều kiện hợp lý nhưng quốc gia này thậm chí không đủ tiền để trả nguồn khí đốt mà Nga cung cấp.
Trước đây đã có một số vụ buôn bán nội tạng người bị phanh phui ở khu vực này. Vào năm 1998, bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Lviv, Bogdan Fedak bị kết tội buôn bán nội tạng trẻ em cho các nước phương Tây. Một vài năm trước, bác sĩ của Viện phẫu thuật Shalimov cũng phải hầu tòa. Các bác sĩ phẫu thuật này đi du lịch đến Azerbaijan (nơi các hoạt động cấy ghép “thương mại” được phép) để tiến hành phẫu thuật cho người dân đến từ Ukraina và Moldova.
Theo Xahoi
Khủng hoảng Ukraina: Mịt mù hơn, nguy hiểm hơn
Khủng hoảng ở Ukraina đang bước vào một giai đoạn mới nguy hiểm hơn, khi tất cả các bên liên quan cần phải xác định mức độ rủi ro mà họ phải đón nhận trong nỗ lực đảm bảo kế hoạch của mình cho tương lai nước này thắng thế.
Theo Jonathan Marcus, nhà báo về ngoại giao của hãng tin BBC, sau một sự khởi đầu đầy sóng gió, chính phủ ở Kiev cuối cùng đã bắt tay vào phục hồi trật tự ở các thành phố miền đông, nơi những người li khai thân Nga đang vây chiếm nhiều tòa nhà công quyền.
Thay vì giải tán và trao nộp vũ khí cho quân chính phủ, những người chống Kiev vẫn tiếp tục gia cố các hàng rào chướng ngại vật và chống cự ác liệt. Cả hai bên đều chịu thiệt hại và thương vong. Phía quân đội Ukraina thậm chí còn bị mất trực thăng vì bị tên lửa đất đối không bắn hạ một dấu hiệu cho thấy quân li khai ở miền đông Ukraina được trang bị vũ khí tốt.
Những người li khai thân Nga ở đông Ukraina tiếp tục gia cố hàng rào chướng ngại xung quanh các tòa nhà họ vây chiếm.(Ảnh: AP)
Trên mặt trận chính trị, chính phủ tạm quyền Ukraina khẳng định, bất cứ một cuộc trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu nào do địa phương tổ chức ở các vùng miền đông nước này, đều là trái luật. Kiev đang hướng tới một cuộc bầu cử tổng thống trên toàn quốc vào ngày 25/5.
Về phía Nga, mục tiêu của nước này trong cuộc khủng hoảng Ukraina không thay đổi. Moscow khẳng định họ chỉ đơn thuần hành động để bảo vệ những người nói tiếng Nga. Thế nhưng giới chức phương Tây lại cho rằng Kremlin có ý đồ phá hỏng bất kỳ cơ hội nào của Ukraina nhằm tổ chức bầu cử tổng thống thành công trên toàn quốc và mục tiêu dài hơi hơn là làm xói mòn và suy yếu chính quyền Kiev.
Mặc dù vậy, trên thực tế, cán cân lợi thế có thể đang thay đổi. Dù nhiều tòa nhà công quyền và hàng rào chướng ngại vật ở miền đông vẫn nằm trong tay những người li khai thân Nga, năng lực của Kiev trong việc thực hiện một chiến dịch an ninh hiệu quả đang khiến Moscow lo ngại.
Trong một khoảng thời gian, chính quyền Kiev đã chịu nhiều áp lực và tinh thần tự nguyện chiến đấu của binh lính là rất đáng lo. Nhưng điều này dường như đã thay đổi. Kiev đã tiến gần hơn tới điểm mà Tổng thống Nga Vladimir Putin phải quyết định liệu có hay không sử dụng sức mạnh quân sự một cách công khai.
Đó là lý do tại sao giai đoạn hiện nay lại nguy hiểm đến như vậy.
Kiev đang cố gắng định hướng các chiến dịch quân sự làm sao tránh được việc khiến Nga ra tay. Đây cũng là một phương sách đúng cả về sự khéo léo lẫn may mắn. Hành động vụng về gây thương vong lớn cho dân thường có thể sẽ làm thay đổi tính toán của Kremlin.
Nguy cơ một vụ việc diễn ra không như dự định trên thực địa làm thay đổi giới hạn xung đột đang hiện hữu. Hỏa hoạn ở Odessa cướp đi hơn 40 mạng người là một ví dụ rõ rệt về kiểu leo thang này.
Trong khi đó, thế giới bên ngoài đang hướng về Ukraina với nỗi lo ngại ngày càng lớn về một khung cảnh chính trị mà ở mức độ địa phương đang ngày càng giống cảnh tượng của các cuộc xung đột ở Bosnia hoặc Kosovo.
Phương Tây đã nhất trí ủng hộ chính phủ Kiev và sự lên án vai trò của Nga trong lòng Ukraina ngày càng gay gắt hơn. Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen thậm chí còn đi xa tới mức mô tả Nga là ngày nay là một kẻ thù chứ không phải đối tác.
Tuy nhiên, đến giờ này, phương Tây vẫn nói nhiều hơn hành động. Rõ ràng đang có một hy vọng rằng các lệnh cấm vận mạnh tay sẽ khiến Tổng thống Putin phải chú ý. Nhưng đó có thể chỉ là một ảo tưởng.
Những gì thực sự khiến ông Putin quan tâm là khả năng kháng cự của Kiev. Các chiến dịch an ninh của Ukraina hiện mới đạt được tiến bộ rất khiêm tốn. Khó khăn ở phía trước còn rất nhiều.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
'Kẽ hở' trong lập luận của Nga Nhiều khả năng khủng hoảng Ukraina và bán đảo Crưm sẽ là một trong những trường hợp tranh cãi nhất giữa các học giả quốc tế từ sau chiến tranh Iraq đến nay. LTS:Tuần Việt Nam tiếp tục giới thiệu một góc nhìn khác về khía cạnh tính hợp pháp của Nga khi can thiệp vào Crưm để độc giả cùng thảo luận....