“Lính Trung Quốc có thể cải trang ngư dân chiếm đảo, đá ở Trường Sa”
Sau khi điều 32 tàu cá ra Trường Sa, theo nhận định của học giả Dương Danh Dy, rất có khả năng trong thời gian tới Bắc Kinh có thể sẽ phái lính cải trang thành ngư dân xâm nhập, đổ bộ và chiếm đóng thậm chí là xây dựng nhà dàn, công sự trái phép trên các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa
Biển Đông trong thời gian vừa qua đã liên tục trở nên căng thẳng sau những động thái leo thang của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khiến dư luận trong nước, khu vực và quốc tế đặc biệt quan ngại.
Một tàu cá bị bắn vòi rồng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Tại Hoàng Sa, ngày 20/3 tàu quân sự Trung Quốc bắn cháy cabin một tàu cá Việt Nam đang đánh bắt hợp pháp trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam; tổ chức tour du lịch trái phép ra đảo Đá Bắc, Hoàng Sa hôm 18/4, chưa kể những hoạt động quấy rối, xua đuổi ngư dân Việt Nam đánh bắt ở Hoàng Sa; áp đặt cái gọi là “lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa của Việt Nam từ 16/5 đến 1/8.
Tại Trường Sa, từ cuối tháng 3/2013 đến nay Trung Quốc đã ngang nhiên triển khai ít nhất 3 cuộc tập trận trái phép, trong đó cuộc tập trận quy mô lớn của hạm đội Nam Hải kéo dài 16 ngày từ 19/3 được đặc biệt chú ý bởi quy mô, mức độ, cường độ cũng như các nội dung diễn tập trái phép trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Từ 12/5 hạm đội Nam Hải lại tiếp tục phái 1 biên đội tàu hộ vệ ra tập trận trái phép ở Trường Sa, một ngày sau, 13/5, một biên đội tàu chiến khác của hạm đội Đông Hải cũng kéo vào tập kết tại Biển Đông.
Đáng chú ý, ngày 6/5 giới chức tỉnh Hải Nam, Trung Quốc phái 32 tàu cá kéo ra quần đảo Trường Sa của Việt Nam đánh bắt trái phép. Không chỉ kéo theo các phóng viên để tuyên truyền, quay phim, chụp ảnh, lần đầu tiên giới chức Trung Quốc còn công khai tọa độ vị trí 32 tàu cá Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển chủ quyền của Việt Nam (10,27 độ Vĩ Bắc và 111,14 độ Kinh Đông và 6,01 độ Vĩ Bắc, 108,48 độ Kinh Đông, cực Tây Nam quần đảo Trường Sa, sát với cái gọi là “đường lưỡi bò” phi pháp).
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo những thủ đoạn mới hết sức nguy hiểm của giới cầm quyền Trung Quốc nhằm thực hiện âm mưu biến Biển Đông thành ao nhà
Trao đổi với PV, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo những thủ đoạn mới hết sức nguy hiểm của giới cầm quyền Trung Quốc nhằm thực hiện âm mưu biến Biển Đông thành ao nhà, đồng thời chia sẻ một số giải pháp đối phó với âm mưu và thủ đoạn thâm độc của Bắc Kinh.
PV: – Với những động thái của Trung Quốc leo thang gây căng thẳng trên Biển Đông, cụ thể ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam trong thời gian vừa qua mà báo chí, trong đó có báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, theo ông những hoạt động cũng như âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, Trường Sa có diễn biến gì mới so với trước?
- NNC Dương Danh Dy:
Video đang HOT
Trước đây tàu của Trung Quốc chỉ hoạt động (trái phép) quanh quẩn ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt trái phép năm 1974 – PV), tiếp đến Trung Quốc thành lập trái phép cái gọi là thành phố Tam Sa, bầu bí thư, bầu chủ tịch rồi cho khách du lịch đến Hoàng Sa… .
Hiện tại Trung Quốc đã đi một nước cờ mới rất nhẹ nhàng, lặng lẽ nhưng cũng vô cùng bài bản và nguy hiểm bằng việc tiến xuống quần đảo Trường Sa. Điển hình là các hoạt động tập trận trái phép cũng như việc điều động 32 tàu cá xuống đánh bắt trái phép ở Trường Sa như báo chí đã phản ánh. Theo tôi, Trung Quốc sẽ không chỉ dừng lại ở đây, rất có khả năng trong thời gian tới Bắc Kinh có thể sẽ phái lính cải trang thành ngư dân xâm nhập, đổ bộ và chiếm đóng thậm chí là xây dựng nhà dàn, công sự trái phép trên các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà hiện nay ta chưa kịp triển khai quân chốt giữ.
Đây là một bước leo thang mới của Trung Quốc, hoạt động phái 32 tàu cá ra Trường Sa của Việt Nam chỉ là nước cờ dò đường nhằm thử thái độ, phản ứng của ta, nếu ta phản ứng thiếu kiên quyết Trung Quốc sẽ được đà lấn tới và có thể có nhiều hành động leo thang khó lường trước.
- PV: Việc Trung Quốc gây căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian vừa qua, ông đánh giá như thế nào về những phản ứng của Việt Nam? Theo ông, chúng ta phản ứng như vậy đã đủ mạnh hay chưa?
NNC Dương Danh Dy: Tôi cho rằng những phản ứng của Việt Nam trong thời gian vừa qua là đúng mực, hợp lý và cần thiết.
Chúng ta chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đối thoại, đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam không muốn chiến tranh, không chủ động gây chiến. Tuy nhiên, Trung Quốc dường như lại không như vậy. Những động thái leo thang của họ ở Biển Đông thời gian vừa qua, chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Tàu ngư chính 311 (ở xa) canh cho đội tàu cá đánh bắt trái phép ở Trường Sa
Ngoài việc tiếp tục phản đối cương quyết các động thái của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông qua con đường ngoại giao như thời gian vừa qua, chúng ta cũng phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế thấy rõ âm mưu, thủ đoạn mới hết sức thâm độc của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ đã bành trướng từ Hoàng Sa tiến xuống Trường Sa rồi và chúng ta không thể có đường lùi mà phải ngăn chặn cái thế bành trướng ấy lại.
- PV: Theo ông, để ngăn chặn xu thế bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, ngoài việc phản đối kiên quyết qua đường ngoại giao, chúng ta còn cần những giải pháp cần thiết nào để đối phó hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn ngày một nham hiểm của Bắc Kinh?
- NNC Dương Danh Dy: Đồng thời với việc phản đối kiên quyết mọi động thái của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta cần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nâng cao năng lực quốc phòng một cách toàn diện.
Ngoài tăng cường vũ khí trang bị hiện đại, nâng cao sức chiến đấu của quân đội sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống, chúng ta còn cần phải phát huy sức mạnh của toàn dân, đặc biệt là bà con ngư dân, những người kiên cường bám biển ở tuyến đầu của Tổ quốc.
Cụ thể, chúng ta cần nhanh chóng xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ bà con ngư dân đánh bắt trong các vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa cả về vật chất lẫn tinh thần.
Về vật chất, cần triển khai càng sớm càng tốt các chính sách hỗ trợ bà con ngư dân về vốn, về trang bị, về các kỹ năng đối phó với các lực lượng của Trung Quốc quấy rối ở Biển Đông, tăng cường hoạt động bảo vệ ngư dân của lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Biên phòng, Hải quân. Về tinh thần, cần biểu dương, khuyến khích, động viên tinh thần ngư dân bám biển, phản ánh kịp thời những khó khăn của bà con để tìm cách tháo gỡ, phải để bà con được nói lên tiếng nói của mình nhiều hơn nữa.
Ngoài vai trò điều phối của nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp và đồng bào cả nước cũng nên có những phong trào ủng hộ, giúp đỡ, chia lửa với bà con ngư dân đánh bắt ở Biển Đông.
PV: Vâng, xin cảm ơn ông!
Theo NTD
Bảo vệ tàu cá ở Trường Sa, Trung Quốc âm mưu gì?
Chuyên gia Việt Nam nói về âm mưu của Trung Quốc cố xua tàu Ngư chính bảo vệ tàu cá xâm phạm Trường Sa của Việt Nam đánh bắt trái phép.
Trả lời phỏng vấn TS, ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam cho biết, Trung Quốc đang cố gắng lấn lướt chủ quyền biển đảo của Việt Nam qua việc xua tàu cá và thậm chí tàu Ngư chính ra Trường Sa.
Tàu Ngư chính 311 của Trung Quốc
"Có thể nói đây là âm mưu độc chiếm Biển Đông cũng như xâm phạm trắng trợn quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam", ông Mưu nói.
Ông Mưu phân tích, trong đội tàu cá Trung Quốc lần này có tàu hậu cần cỡ 4.000 tấn và 1.500 tấn đủ cho thấy họ muốn khai thác dài ngày trên vùng biển của Việt Nam.
Ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam - Ảnh: Đỗ Hường
Những ngày qua, Hội nghề cá Việt Nam nhận được nhiều phản ánh của các ngư dân ở miền Trung. Theo đó, ngoài 32 tàu cá đang đánh bắt trái phép ở Trường Sa, còn có nhiều tàu cá Trung Quốc khác đang đánh bắt trong vùng lãnh hải của Việt Nam, gây khó khăn và cản trở ngư dân Việt Nam.
Hội nghề cá Việt Nam phản đối kịch liệt hành động sai trái, ngang ngược của Trung Quốc và khẳng định sẽ có các biện pháp cụ thể, phối hợp cùng nhiều cơ quan chức năng để khuyến khích, bảo vệ ngư dân Việt Nam khi ra đánh bắt ở Biển Đông.
"Chúng ta cần hiểu rõ quan điểm của Trung Quốc là cứ khai thác, rồi khi khai thác nhiều sẽ nghiễm nhiên biến thành vùng biển của mình", ông Mưu nói.
Ở góc độ khác, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ cho rằng Trung Quốc xua tàu Ngư chính ra Biển Đông chỉ càng cho thấy nước này đuối lý và sai trái khi đòi hỏi chủ quyền về "đường lưỡi bò".
Theo ông Trục, khi làm những việc bất hợp pháp như vậy ở các khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như các nước khác, Trung Quốc phải có phương án đề phòng, bảo vệ cho các hoạt động phi pháp có tính toán của mình. "Rõ ràng đây là hành động thị uy của Trung Quốc, họ muốn chứng tỏ rằng nếu các nước khác can thiệp vào các hoạt động phi pháp của họ thì Trung Quốc sẵn sàng ra tay"
Ông Trục còn cho biết thêm, không chỉ các tàu Ngư chính mà thời gian vừa qua, Trung Quốc còn xua các tàu vũ trang, thậm chí là máy bay đến tập trận ở các vùng biển của Philippines, Myanmar và Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Đây không phải lần đầu Trung Quốc có những hành động như vậy, trên bàn đàm phán nói một đằng, trên biển thực hiện một nẻo. Chúng ta có thể nhận rõ điều đó qua các tuyên bố có vẻ thiện chí của Bắc Kinh rằng các bên liên quan trên Biển Đông tôn trọng và xúc tiến mạnh mẽ quá trình đàm phán hòa bình", ông Trục nhận định.
Trong diễn biễn khác, tờ Tokyo Shimbun của Nhật nói tàu chiến của hạm đội Nam Hải Trung Quốc vẫn đang tập trận bắn đạn thật ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Hành động này được cho là để "răn đe" Philippines sau vụ bắn chết một ngư dân Đài Loan tuần trước.
Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc cũng được nói là đang áp sát vùng biển Philippines sau vụ tàu công vụ Philippines bắn tàu cá Đài Loan (Trung Quốc) sáng 9/5.
Những ngày qua, truyền thông Trung Quốc vẫn liên tiếp đưa tin về hoạt động của đội tàu cá nước này ở Trường Sa. Tuy nhiên, báo mạng Hải Nam của nước này thừa nhận tàu cá Trung Quốc đang "chơi dài" do không bắt được cá.
Hôm nay, 20/5, báo mạng Hải Nam tiếp tục đưa tin bài về đội tàu cá, nhưng cũng chỉ nói thêm được rằng "bắt đầu câu được nhiều cá", nhưng không tiết lộ đánh bắt được bao nhiêu kg.
Thuyền viên trong đội tàu cá được dẫn lời thừa nhận rằng họ nhiều lần "mừng hụt" bởi máy dò cá phát hiện có nhiều luồng cá nhưng ra đến nơi thì cá đi mất sạch.
Theo vietbao
Trung Quốc ngang ngược điều tàu Ngư chính đến Vịnh Bắc Bộ Như tin đã đưa, bất chấp việc Việt Nam phản đối Trung Quốc áp đặt việc cấm đánh bắt cá năm 2013, Trung Quốc vẫn ngang nhiên đưa các tàu Ngư chính ra Biển Đông nhằm tăng cường hiệu lực của cái gọi là "lệnh cấm đánh bắt cá" trong khu vực này. Tàu Ngư chính 45001 của Trung Quốc đang lộng hành...