Lính Pakistan bắt cóc chỉ huy cảnh sát
Cảnh binh Pakistan bắt cóc cảnh sát trưởng tỉnh Sindh để buộc ông ký lệnh bắt con rể của cựu thủ tướng Sharif, khiến lục quân vào cuộc điều tra.
Tướng Qamar Jawed Bajwa, tư lệnh lục quân Pakistan, ngày 20/10 yêu cầu các chỉ huy quân đội ở thành phố Karachi điều tra cáo buộc binh sĩ dưới quyền bắt cóc cảnh sát trưởng tỉnh Sindh Mushtaq Mehar, nhằm buộc ông này ký lệnh bắt Mohammad Safdar, con rể cựu thủ tướng Nawaz Sharif.
Một nhóm cảnh binh, lực lượng bán vũ trang trực thuộc quân đội Pakistan, trước đó xông vào nhà của chánh thanh tra Mehar. Phe đối lập cáo buộc nhóm cảnh binh này đã ép Mehar ra lệnh cho cảnh sát dưới quyền bắt Safdar.
Safdar hôm 19/10 bị bắt khi các đảng đối lập tổ chức một cuộc biểu tình phản đối chính quyền của Thủ tướng Imran Khan. Tuy nhiên, con rể cựu thủ tướng Sharif được thả sau khi tòa án cho phép ông được tại ngoại.
Cảnh sát trưởng tỉnh Sindh Mushtaq Mehar. Ảnh: Sindh Police.
Video đang HOT
Lực lượng cảnh binh Pakistan và Thủ tướng Khan chưa bình luận về vụ bắt cóc. Một số sĩ quan cảnh sát tức giận trước vụ bắt cóc Mehar đã nộp đơn xin nghỉ phép để phản đối “hành vi ngược đãi cảnh sát trưởng”. Giới chức địa phương cho biết ban đầu cảnh sát từ chối bắt Safdar.
Cảnh sát trưởng Mehar cho biết ông cũng đã cân nhắc xin nghỉ phép, song sau đó đổi ý và đề nghị các thuộc cấp hoãn nghỉ phép trong 10 ngày để giới chức điều tra vụ bắt cóc.
Mehar không nói rõ ai đã bắt cóc hay lực lượng nào đã ép buộc ông đến văn phòng của cảnh binh. Trang Twitter của cơ quan cảnh sát tỉnh Sindh cho biết “sự cố đáng tiếc gây đau lòng và phẫn nộ lớn với mọi thành viên trong lực lượng”, đồng thời cảm ơn Tư lệnh Lục quân Bajwa đã ra lệnh điều tra vụ bắt cóc.
Trong cuộc biểu tình phản đối Thủ tướng Khan, Safdar cùng những người tham gia hô vang khẩu hiệu “hãy tôn trọng lá phiếu”. Khẩu hiệu này được người Pakistan coi là lời chỉ trích nhằm vào quân đội nước này, lực lượng luôn có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới chính quyền.
Cựu thủ tướng Sharif, bố vợ của Safdar, từ lâu có quan hệ không mấy tốt đẹp với quân đội Pakistan. Sharif bị miễn nhiệm chức thủ tướng năm 2017 với cáo buộc tham nhũng. Sharif ở lại Lebanon từ tháng 11/2019 sau khi được phép ra nước ngoài điều trị y tế.
Cựu tù nhân trở thành quyền Tổng thống Kyrgyzstan
Sadyr Japarov, chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc, từng ngồi tù vì tội bắt cóc, sẽ lãnh đạo Kyrgyzstan cho đến cuộc bầu cử tổng thống năm tới.
Tổng thống Kyrgyzstan Sooronbay Jeenbekov hôm 15/10 tuyên bố từ chức để tránh "đổ máu" giữa cảnh sát và người biểu tình sau nhiều ngày bất ổn hậu bầu cử quốc hội.
Một ngày sau, các nghị sĩ quốc hội Kyrgyzstan tuyên bố Thủ tướng Sadyr Japarov sẽ là quyền Tổng thống lãnh đạo đất nước, cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào năm sau.
"Chưa bao giờ trong lịch sử đất nước, quyền lực của tổng thống, thủ tướng và quốc hội đều nằm trong tay một người. Mọi người đang chờ đợi ông đáp ứng kỳ vọng của họ", Omurbek Tekebayev, lãnh đạo một phe trong nghị viện Kyrgyzstan, cho hay.
Sadyr Japarov phát biểu trong phiên họp bất thường của quốc hội ở Bishkek, hôm 16/10. Ảnh: Reuters.
Japarov từng bị kết án tù vì bắt cóc một quan chức vào năm 2013, nhưng đã trốn sang Kazakhstan và bị bắt năm 2017. Ông gọi các cáo buộc chống lại mình mang động cơ chính trị.
Japarov vẫn đang ngồi tù khi các cuộc biểu tình nổ ra ở Kyrgyzstan từ đầu tháng này, sau các cáo buộc "mua phiếu" trong cuộc bầu cử quốc hội. Hàng nghìn người đổ xuống đường phố thủ đô Bishkek để phản đối kết quả bầu cử, khiến đụng độ với cảnh sát nổ ra làm ít nhất một người chết và hơn 1.000 người bị thương.
Người biểu tình tràn vào trụ sở quốc hội Kyrgyzstan, nơi đặt văn phòng tổng thống, chính phủ, tổng công tố Kyrgyzstan và thị trưởng Bishkek, trong khi giới chức triển khai quân đội ở thủ đô và áp lệnh giới nghiêm. Tổng thống Jeenbekov ban đầu quyết tâm không lùi bước, nhưng sau đó nhượng bộ khi trả tự do cho Japarov và bổ nhiệm ông này làm Thủ tướng, với hy vọng sẽ hạ nhiệt biểu tình.
Ông hối thúc tân Thủ tướng Japarov và các chính trị gia khác rút người ủng hộ khỏi các cuộc biểu tình nhằm "khôi phục cuộc sống bình thường cho người dân ở Bishkek". Tuy nhiên, biểu tình vẫn tiếp diễn và Jeenbekov quyết định từ chức để "không đi vào lịch sử Kyrgyzstan là một tổng thống đã gây đổ máu và cho phép nổ súng vào người dân".
Jeenbekov là tổng thống thứ ba mất chức tại quốc gia Trung Á này kể từ năm 2005.
Biểu tình tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan nổ ra sau cuộc bầu cử quốc hội hôm 4/10, với 16 đảng tham gia tranh 120 ghế trong quốc hội. Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, chỉ 4 đảng đạt tối thiểu 7% số phiếu để vào quốc hội, khiến các đảng khác phản đối.
Trốn thoát 3 năm, tội phạm tự "chui đầu vào rọ" theo cách không ngờ Tên tội phạm ma túy, chạy trốn suốt 3 năm, bất ngờ gọi điện cho cảnh sát và nói rằng mình bị rắn đuôi chuông cắn. Mọi chuyện sau đó diễn ra ngoài dự tính của hắn. Ryan Henry tự "chui đầu vào rọ" sau một cú điện thoại. Ảnh: Baker County Jail Tờ Daily Mail hôm 12/10 dẫn một thông báo cho...