“Lính Mỹ sống 45 năm ở VN” là kẻ lừa đảo
Tuyên bố gây sốc của một người đàn ông 76 tuổi tự xưng là cựu chiến binh Mỹ bị bỏ rơi ở Việt Nam cách đây 45 năm gây xôn xao trong thời gian qua hoá ra chỉ là trò lừa.
Câu chuyện của Trung sĩ John Hartley Robertson được kể lại trong bộ phim tài liệu “Unclaimed” (Không đòi hỏi) khiến không ít người kinh ngạc vì một tù binh Mỹ đã chạy trốn khỏi nhà tù Việt Nam và bí mật lập gia đình với một người phụ nữ địa phương có thể sống ở Việt Nam trong thời gian dài như vậy mà chính quyền cũng như giới báo chí Việt Nam chưa từng nhắc đến.
Tuy nhiên, đến nay mọi sự đã rõ. Người đàn ông đó không phải Trung sĩ Robertson, mà chỉ là kẻ muốn được gia nhập cộng đồng tù binh chiến tranh/lính mất tích trong chiến tranh Việt Nam để vụ lợi. Xét nghiệm DNA do Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) vừa xác nhận điều đó.
Theo tác giả viết sách nổi tiếng và là cựu binh lực lượng đặc nhiệm Mỹ Don Bendell, người đàn ông tự nhận là Trung sĩ Robertson chỉ là người đàn ông Việt gốc Pháp muốn lợi dụng cộng đồng cựu chiến binh đang tìm kiếm lính Mỹ bị bắt làm tù binh hoặc mất tích ở Việt Nam.
Chân dung Trung sĩ John Hartley Robertson
Trong email gửi tới ban tổ chức festival sẽ trình chiếu bộ phim “Unclaimed”, ông Bendell khẳng định: “Người đàn ông trong bộ phim tự nhận là John Hartley Robertson là một người Pháp, một kẻ mạo danh chỉ muốn lừa tiền của cộng đồng cựu chiến binh và những người đang mong mỏi tìm thấy những tù binh chiến tranh còn sống”.
Một số thành viên cấp cao của cộng đồng cựu chiến binh thuộc lực lượng đặc nhiệm tham chiến ở Việt Nam cũng nói rằng họ bác bỏ tuyên bố của người đàn ông trong bộ phim tài liệu sắp chiếu.
Người đàn ông có tên Việt Nam là Dan Tan Ngoc đến nay đã lừa được hàng chục nghìn USD từ hội cựu chiến binh Mỹ.
Ông Bendell cho biết, các cựu tù binh nổi tiếng như tướng Mark “Zippo” Smith và Orson Swindle – bạn tù của Thượng nghị sĩ John McCain trong thời gian ở Việt Nam – cũng biết trò lừa của Dan Tan Ngoc.
Zippo, hiện đang sống ở Thái Lan, và điệp viên CIA Billy Waugh, đã đến gặp người nhận là Trung sĩ Robertson để tìm hiểu sự thực. Ông Bendell cho biết, Zippo và ông Waugh đã kết luận đây hoàn toàn là trò lừa, và kết quả xét nghiệm DNA xác nhận điều đó.
Hội các lực lượng đặc nhiệm Mỹ nói rằng, nếu người đàn ông đó đúng là đồng đội đã mất tích của họ thì ông ta sẽ được chào đón nồng nhiệt để trở về Mỹ. Tuy nhiên, Dan Tan Ngoc không phải người mà họ muốn tìm kiếm.
Bộ phim tài liệu của nhà làm phim giành giải Emmy Michael không đánh giá tính đúng sai về tuyên bố của người đàn ông tự xưng là Robertson.
Bộ phim chỉ nói về hành trình của một cựu chiến binh Việt Nam, Tom Faunce, trên đường đi tìm sự thật đằng sau tuyên bố kinh ngạc của người đàn ông mà họ bắt gặp.
Người đàn ông đó đang sống ở miền Trung Việt Nam tự nhận là cựu chiến binh Mỹ được cho là đã chết sau khi trực thăng của anh ta bị bắn rơi trong chiến dịch đặc biệt ở Lào năm 1968. Người đàn ông này kể rằng, ông ta chưa được ai tìm ra hay liên lạc kể từ thời gian đó. Ông ta cũng từ chối làm xét nghiệm DNA để chứng minh thân phận. Vợ và con gái của Trung sĩ John Hartley Robertson lúc đầu đồng ý làm xét nghiệm DNA, nhưng năm ngoái đã thay đổi quyết định, theo nhà sản xuất của bộ phim tài liệu “Unclaimed”.
Người đàn ông tự nhận là Robertson và đã sống ở Việt Nam 45 năm mà không ai biết đến
Tên của Trung sĩ Robertson đã được ghi cùng 60.000 lính Mỹ khác tại đài tưởng niệm chiến binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam ở Washington, nhưng bộ phim tài liệu “Unclaimed” nêu nghi vấn liệu Robertson có thực sự còn sống. Người đàn ông 76 tuổi nói rằng mình không còn nhớ ngày sinh nhật, tên của con ở Mỹ cũng như đã quên sạch tiếng Anh.
Kẻ lừa đảo nói với mọi người rằng khi chiếc trực thăng của ông ta lao xuống đất tại vùng núi ở Lào, ông ta bị bộ đội bắc Việt Nam bắt giữ. “Họ giam tôi lại, trong một chiếc lồng sắt trong rừng. Tôi bị ngất lên ngất xuống vì tra tấn và bị bỏ đói. Họ đánh tôi ngày càng nhiều, và tôi nghĩ mình đã chết. Tôi không khai điều gì, dù họ đánh đập và tra tấn tôi”. Rồi kẻ giả mạo kể rằng ông ta trốn thoát vào rừng 4 năm sau đó, rồi được một người phụ nữ tìm thấy trên cánh đồng. Người phụ nữ này đã chăm sóc rồi sau đó trở thành vợ ông ta.
Ông ta lấy họ và ngày sinh của người chồng quá cố của vợ rồi đăng ký là người Việt gốc Pháp với tên Dan Tan Ngoc. Sau đó, người đàn ông này có con với vợ Việt Nam và không liên lạc gì với vợ con ở Mỹ.
Bộ phim tài liệu được dựng theo đề nghị của cựu chiến binh Tom Faunce. Faunce lần đầu nghe về người đàn ông này trong chuyến đi từ thiện tới Việt Nam năm 2008. Nhà làm phim Jorgensen không thấy thuyết phục lắm về câu chuyện, mà chỉ hứng thú với hành trình Faunce với tư cách cựu chiến binh, một người nghiện rượu và là nạn nhân của tình trạng lạm dụng trẻ em.
Một kiểu lừa đảo
Trước tình trạng nhiều cá nhân, nhóm cá nhân lợi dụng các gia đình Mỹ đang mong mỏi tìm lại người thân để lừa tiền, trang web của Liên minh các gia đình tù nhân chiến tranh/lính Mỹ mất tích (National Alliance of POW/MIA Families) đã đưa ra cảnh báo về trò lừa đảo này:
Video đang HOT
“Có một số cá nhân hoặc nhóm cá nhân đang lợi dụng gia đình các tù binh chiến tranh hoặc lính Mỹ mất tích, các nhà hoạt động hay cá nhân cộng đồng Việt Nam. Câu chuyện của họ luôn giống nhau họ tiếp cận một hoặc vài cựu tù binh chiến tranh để nhờ giúp đỡ trở về nhà, dù lúc đầu họ không nhắc đến chuyện tiền nong. Những con người vô liêm sỉ này bắt đầu bằng việc xây dựng quan hệ với nạn nhân mà chúng nhắm tới.
Chúng cung cấp một vài thông tin, thường là thông tin đã được công bố qua các tài liệu công khai hoặc nghe ngóng từ những cuộc trò chuyện với người thân gia đình tù binh chiến tranh/lính Mỹ mất tích. Sau đó họ cung cấp ảnh. Gần đây nhất là vụ việc xung quanh John Hartley Robertson mất tích ở Việt Nam năm 1968.
Chúng tôi phải đưa ra lời cảnh báo vì chúng tôi tiếp tục nhận được báo cáo từ gia đình tù binh chiến tranh/lính Mỹ mất tích về những vụ lừa đảo kiểu này.
Chúng tôi cảnh báo: “Hãy cẩn thận khi nhận được những thông tin như vậy. Hãy kiểm tra kỹ càng, và bảo đảm những thông tin họ cung cấp không có đầy trên internet”.
Theo 24h
Bộ ảnh khác lạ về lính Mỹ ở Việt Nam
Bộ ảnh của Charlie Haughey về lính Mỹ ở Việt Nam khác biệt so với những bộ ảnh cùng loại, vì tác giả của nó không phải là phóng viên chiến trường. Ông chụp từ góc nhìn của một người lính với nhiều khoảnh khắc rất đời thường.
Ở tuổi 24, Charlie Haughey gia nhập quân đội Mỹ vào tháng 10/1967 khi đang theo học trường cao đẳng Michigan. Vì hết tiền học tiếp, Charlie bỏ học đi làm, rồi sau đó nhập ngũ.
Sau 63 ngày phục vụ trong một đơn vị ở Việt Nam, Charlie được cấp trên giao nhiệm vụ chụp ảnh để lưu lại những khoảnh khắc về chiến tranh và đời sống của lính Mỹ.
Charlie Haughey chụp được gần 2.000 bức ảnh trong thời gian từ tháng 3/1968 - 5/1969 trước khi về nước. 45 năm trôi qua, những bức ảnh đó được số hoá, nhưng tác giả của chúng lại không còn nhớ nhiều về ý nghĩa chi tiết từng bức ảnh cũng như các nhân vật trong ảnh giờ ra sao. Điều đó khiến Charlie mất ngủ nhiều ngày vì trằn trọc.
Một nhóm tình nguyện đã giúp Charlie chọn ra 28 bức tiêu biểu nhất, khác lạ nhất về
Charlie được giao nhiệm vụ chụp ảnh không phải để phục vụ mục đích chính trị mà chỉ nhằm nói lên tinh thần của cuộc chiến.
cuộc chiến tranh để trưng bày tại cuộc triển lãm với nhan đề: "Một chốn đi về". Cuộc triển lãm sẽ mở cửa vào ngày 5/4 tại phòng tranh nghệ thuật ADX ở Portland, Oregon.
Khó khăn của việc bảo quản ảnh sau chừng ấy thời gian đã khiến những dòng ghi chú sau ảnh phai mờ. 28 bức hình về những con người mà chính tác giả cũng không biết, tại những nơi đã bị quên lãng và vào những khoảng thời gian không còn xác định được nữa. Tác giả hi vọng bằng việc mở cuộc triển lãm này, ông có cơ hội liên hệ lại với những nhân vật mà có khi ông mới gặp một lần trong đời.
Dưới đây là một số bức ảnh được lựa chọn từ tập ảnh về lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam của Charlie Haughe:
Gục đầu trong thùng xe tải. Giây phút hiếm hoi bắt gặp người mệt mỏi gục đầu, tay vẫn giương súng cảnh giác
Nghỉ ngơi bên những nòng súng lớn: Nhóm lính Mỹ thư giãn trong xe tải và ngồi đọc thư. Họ sẽ đốt cháy hoặc xé vụn những bức thư này sau đó vì quân đội Hoa Kỳ không muốn binh lính mang theo thông tin cá nhân. Nếu vi phạm, họ sẽ bị bắt giữ và kỷ luật nặng
Thủ trưởng William N. Parish HHC và nhóm tân binh ở gần Củ Chi
Lính Mỹ trên chiếc Bell UH-1. Bức ảnh trông giống tác phẩm hội hoạ, mang lại cảm giác thanh bình của những giây phút "không có tiếng súng"
2 lính thông tin và 1 chỉ huy lên chiếc Huey. Bức ảnh đã hỏng phần nào vì phải chịu nhiệt độ 100 độ C trong con tàu container Conex khi tác giả trên đường về nước
Dồn bao cát để phục vụ trong các cuộc đấu súng. Tên và ngày không rõ
Một lính mang súng trường luồn qua bụi tre để tìm khẩu súng máy của trung đội. Chỉ vài giây sau khi Haughey chụp bức ảnh này, khẩu súng máy bắt đầu khai hỏa và quay tròn khiến anh lính này suýt chết
Hướng dẫn phi công điều chỉnh máy bay vận chuyển vũ khí và đồ tiếp tế, gần cứ điểm Dầu Tiếng
Trung sĩ Edgar D. Bledsos đang bế một bé sơ sinh người Việt Nam bị ốm nặng. Em bé đã được đưa về căn cứ để chữa trị
Khai hỏa quả pháo cối, loại vũ khí mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh thế giới II và chiến tranh Triều Tiên
Một hạ sĩ quỳ gối trên nền ướt nhoẹt để kiểm tra khẩu M16
Lính thông tin giữ vai trò liên lạc không thể thiếu giữa bộ binh và máy bay lên thẳng
Những chiếc trực thăng có thể chở tới 50 người. Trong bức ảnh là 5/9 chiếc Huey đầu tiên vừa thả lính xuống trong vụ càn quét gần Dầu Tiếng
Căn hầm của bộ đội Việt Nam bị phát hiện, một lính Mỹ vào hệ thống hầm ngầm để tìm vũ khí, tài liệu còn sót lại... Hệ thống hầm này sau đó bị phá hủy bằng chất nổ. Tên, ngày, địa chỉ không rõ
Dừng chân nghỉ vì khẩu M60 quá nặng và dải đạn trên vai. Tất cả thành viên của tiểu đội phải mang những vũ khí cần thiết như đạn dược, súng ngắn...
Một chiếc xe bọc sắt được mệnh danh là "rồng phun lửa" đang dọn những chỗ có thể bị mai phục bên đường
Các sĩ quan bộ binh quan sát và định hướng cho trận chiến
Một lính Mỹ đang chuẩn bị đạn dược cho cuộc chiến
Dừng chân hút thuốc
Trực thăng hạ cánh ở căn cứ Dầu Tiếng
Thu nhặt vũ khí ở gần Dầu Tiếng
Tiểu đội súng máy M60
Tranh cãi với mấy phụ nữ người Việt. Tên, ngày, địa điểm không rõ
Tiểu đội giải cứu Chinook hạ cánh xuống đồng lúa gần Trảng Bảng, tháng 1/1969
Chữa vết thương cho một cụ già Việt Nam
Mệt mỏi vì bị thương
Lính cứu thương tắm cho nhóm trẻ Việt nam. Tên, ngày, địa điểm không rõ
Tác giả của bộ ảnh, Charlie Haughey chụp ảnh cùng nhóm trẻ em học sinh Việt Nam
Nhân viên y tế của chương trình y tế dân sự (MEDCAP) đang chữa bệnh cho một em bé người Việt Nam. Không rõ tên, thời gian và địa điểm
Theo 24h
Những hình ảnh ấn tượng của quân đội Mỹ 2012 Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố bộ ảnh về những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của quân đội nước này trong năm 2012, đặc tả những sắc thái cảm xúc khác nhau, như: thán phục, sợ hãi, đau buồn... Hơn 40 bức ảnh được Bộ Quốc phòng Mỹ ghi lại chứa những khoảnh khắc ấn tượng nhất về các binh sĩ, máy...