Lính Mỹ kiện vụ rò rỉ phóng xạ Fukushima
Đơn kiện khẳng định những hậu quả của thảm họa hạt nhân đã bị che giấu với thủy thủ đoàn của tàu USS Reagan.
Tám lính hải quân Mỹ đã kiện Công ty điện lực Tokyo ( TEPCO) đòi hàng trăm triệu USD tiền bồi thường do những cáo buộc công ty Nhật Bản đã nói dối họ về những nguy hiểm với phóng xạ sau vụ tan chảy ở lò phản ứng hạt nhân Fukushima vì thiên tai năm ngoái.
Các binh sĩ này cáo buộc TEPCO lừa gạt những chỉ huy của họ về nồng độ phóng xạ khi chiếc tàu sân bay USS Ronald Reagan tham gia vào các chiến dịch cứu hộ cứu nạn sau trận động đất và sóng thần ngày 3/11/2011, theo đơn kiện nộp ở tòa án liên bang Mỹ khu vực nam California.
Trận sóng thần đã tràn ngập hệ thống làm mát ở nhà máy Fukushima, khiến các thanh nhiên liệu trong lò phản ứng bị chảy ra và phóng xạ lan ra một vùng rộng lớn. TEPCO và chính quyền Nhật Bản “tiếp tục thông tin như thể không có nguy hiểm gì với phóng xạ cho tàu USS Reagan và thủy thủ đoàn, rằng “mọi thứ ở trong tầm kiểm soát, không có vấn đề gì, có thể tin tưởng chúng tôi” – luật sư của các thủy thủ viết.
Các quan chức Nhật đã khẳng định “không có nguy hiểm lập tức” nào hay mối đe dọa nào với sinh mạng con người, nhưng họ chỉ dối trá về tình trạng các lò phản ứng” ở Fukushima, đơn kiện viết.
Video đang HOT
Tàu USS Ronald Reagan tham gia cứu hộ tại Fukushima hồi năm 2011 (Nguồn: AFP)
Bên nguyên cáo buộc TEPCO tắc trách, cẩu thả và thiết kế nhà máy không an toàn. Đơn kiện khẳng định những hậu quả của thảm họa hạt nhân đã bị che giấu với thủy thủ đoàn khi họ vội vàng tới nơi xảy ra thảm họa và “những nguyên cáo có thể phải sống cả đời trong cảnh bị nhiễm độc phóng xạ và những nguy hiểm khác mà lẽ ra họ có thể tránh được”, đơn kiện viết.
Một thành viên thủy thủ đoàn, Kim Gieseking, đang có thai vào lúc thảm họa xảy ra và con gái hiện đã một tuổi của cô cũng có tên trong danh sách nguyên đơn. Các thủy thủ đòi 10 triệu USD tiền đền bù thiệt hại, 30 triệu USD tiền phạt và thành lập một quỹ 100 triệu USD trang trải các chi phí theo dõi y tế và điều trị.
Tại Tokyo, TEPCO nói đây là vụ kiện đầu tiên ở một tòa án nước ngoài liên quan tới việc họ xử lý thảm họa ở Fukushima, theo Kyodo News. “Chúng tôi chưa thể bình luận gì vì chúng tôi chưa nhận được các tài liệu của vụ kiện”, hãng tin dẫn lời công ty nói ngày thứ Sáu.
Hồi tháng 10, TEPCO thừa nhận đã hạ thấp các rủi ro do sóng thần gây ra vì lo sợ phải trả giá về mặt chính trị, kinh tế và uy tín. TEPCO thông báo tháng trước rằng chi phí thu dọn và bồi thường sau thảm họa nhà máy hạt nhân Fukushima có thể tăng gấp đôi lên mức 125 tỷ USD.
Công ty cho biết chi phí giải độc cho những vùng bị nhiễm xạ và bồi thường cho công ăn việc làm cũng như nhà của cho người dân bị ảnh hưởng sẽ lớn hơn nhiều so với mức năm nghìn tỉ yen (58,1 tỉ USD) mà TEPCO ước tính hồi tháng 4.
Theo 24h
Dân Fukushima kiện chủ tịch TEPCO
Ngày 11-6, hơn 1.300 người dân tỉnh Fukushima đệ đơn lên văn phòng công tố quận Fukushima khiếu kiện hình sự chủ tịch Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) và 32 cá nhân liên quan trong thảm họa hạt nhân 2011.
Người dân Nhật Bản biểu tình phản đối quyết định khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân của Thủ tướng Noda vào cuối tuần qua - Ảnh: Reuters
Đơn kiện chung của 1.324 người dân tỉnh Fukushima viết rằng ban lãnh đạo của TEPCO, gồm chủ tịch Tsunehisa Katsumata và cựu chủ tịch Masataka Shimizu, phải chịu trách nhiệm vì không ngăn ngừa được thảm họa hạt nhân hồi năm ngoái, đẩy cuộc sống người dân vào sự nguy hiểm do tiếp xúc phóng xạ.
Trong danh sách bị kiện còn có tên chủ tịch Ủy ban an toàn hạt nhân Haruki Madarame vì sự sơ suất trong các công tác đối phó thảm họa bất chấp nhiều cảnh báo sóng thần ở Fukushima và những trận động đất xảy ra trước đó.
Điều khiếu nại thứ hai là việc chậm trễ thông báo dữ liệu về phóng xạ lan tỏa của TEPCO đã "cản trở quá trình di tản của người dân xung quanh Nhà máy Fukushima và tăng rủi ro nhiễm xạ".
Người phát ngôn của TEPCO cho biết công ty vẫn chưa nhận được đơn kiện.
Văn phòng công tố quận Fukushima sẽ xem xét đơn khiếu kiện và quyết định có tuyên bố cáo buộc hình sự chống lại những người được nêu tên trong đơn hay không. Trong đơn này, người dân muốn các quan chức trên phải đi tù.
Cuối tuần qua, cựu chủ tịch Shimizu đã lần đầu ra đối chất trước một ủy ban điều tra cấp cao về trách nhiệm của ông trong thảm họa hạt nhân Fukushima.
Trong một diễn biến khác, Ủy ban an toàn hạt nhân tỉnh Fukui ngày 11-6 đã thông qua việc tái khởi động lại lò phản ứng số 3 và 4 ở hai nhà máy điện hạt nhân tại thị trấn Ohi của tỉnh.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda ngày 8-6 đã lên truyền hình kêu gọi sự ủng hộ của người dân trong việc tái khởi động hai nhà máy điện trên trước dự báo thiếu hụt điện nghiêm trọng tại đây trong mùa hè.
Theo Tuổi Trẻ
Nhật Bản: Cựu chủ tịch Tepco bị điều tra về sự cố ở Fukushima Trong buổi thẩm vấn hôm 8-6, cựu chủ tịch Công ty Điện lực Tokyo (Tepco) - Nhật Bản Masataka Shimizu đã bác bỏ cáo buộc ông từng xem xét rút nhân công của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi trong lúc cần đối phó với thảm họa hạt nhân. Theo hãng tin Reuters, ông Shimizu khẳng định trước một ủy ban điều...