Lính Mỹ có thể không được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19
Mỹ chưa quyết định đối tượng được tiêm vaccine Covid-19 đầu tiên, dù nhiều quan chức nói rằng quân đội nằm trong nhóm ưu tiên.
Một số quan chức chính phủ Mỹ cho biết binh sĩ quân đội, người cao tuổi và một số nhóm khác sẽ được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 một khi Mỹ phát triển thành công. Tuy nhiên, tiến sĩ Moncef Slaoui, người đứng đầu Chiến dịch Thần tốc phát triển vaccine Covid-19, cho hay đang chuẩn bị tổ chức một hội nghị khoa học độc lập để đưa ra khuyến nghị phân phối vaccine với mục tiêu không để chính trị ảnh hưởng tới các quyết định.
Slaoui hôm 6/8 cho biết đã thảo luận với người đứng đầu Viện Y tế Quốc gia, tiến sĩ Francis Collins, về hội nghị khoa học. “Đó là câu hỏi siêu quan trọng và mang tính then chốt”, Slaoui nói về quyết định ưu tiên phân phối vaccine Covid-19. “Điều đó rất quan trọng, tôi nghĩ không nên để nó mang động cơ chính trị”.
Slaoui nói tiến sĩ Collins đã đề nghị để Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ chủ trì hội nghị bàn về phân phối vaccine Covid-19. “Mục tiêu của hội nghị là làm thế nào để cung cấp vaccine mới theo cách tốt nhất, tiêm chủng cho ai trước”, Slaoui nói.
Tân binh thủy quân lục chiến Mỹ đeo khẩu trang trong một buổi huấn luyện, ngày 9/4. Ảnh: USMC.
Video đang HOT
Các quan chức cao cấp của Mỹ từng nói rằng Chiến dịch Thần tốc phát triển vaccine Covid-19 có khả năng sẽ ưu tiên phân phối cho người cao tuổi, người có sức khỏe yếu, công nhân trong các doanh nghiệp thiết yếu và quân đội.
“Vai trò của chúng tôi, với tư cách là chính phủ liên bang, là đảm bảo bất cứ ai dễ bị tổn thương hoặc những người không có khả năng chi trả nhưng mong muốn vaccine Covid-19 có thể nhận được nó. Đó là nghĩa vụ của chúng tôi”, một quan chức Mỹ nói ngày 7/8.
Slaoui nói hy vọng sẽ có đủ liều vaccine an toàn trong hai tháng đầu năm 2021 để tiêm cho các nhóm dân có nguy cơ nhiễm virus cao tại Mỹ. “Dữ liệu và tình hình thực tế sẽ quyết định người được tiêm khi vaccine sẵn sàng”, Slaoui nói và cho biết sẽ từ chức lãnh đạo Chiến dịch Thần tốc “nếu phải làm điều mà tôi nghĩ không phù hợp”.
Slaoui cùng đại tướng lục quân Gus Perna được Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo Chiến dịch Thần tốc hồi tháng 5. Tướng Perna phụ trách hoạt động đóng gói, phân phối và vận chuyển số vaccine Covid-19 có thể lên tới 300 triệu liều.
Covid-19 bùng phát vào tháng 12/2019, xuất hiện tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 20,2 triệu ca nhiễm, gần 738.000 ca tử vong và hơn 13 triệu người đã bình phục. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 5,2 triệu ca nhiễm và hơn 166.000 người chết.
Vaccine Covid-19 Mỹ đầu tiên được bình duyệt
Vaccine Covid-19 từ Moderna tiếp tục đạt hiệu quả trong thử nghiệm giai đoạn một, thực hiện độc lập bởi Viện Y tế Quốc gia (NIH).
Kết quả được công bố trên Tạp chí Y khoa New England hôm 14/7, cho thấy vaccine kích hoạt phản ứng miễn dịch đủ để ngăn ngừa nCoV.
Thử nghiệm tiến hành trên 45 người trưởng thành (độ tuổi từ 18 đến 55). Tất cả được tiêm chủng trong thời gian từ ngày 16/3 đến 14/4. Họ chia thành các nhóm, nhận vaccine với liều lượng lần lượt là 25 g, 100 g và 250 g. Các phản ứng phụ nhẹ bao gồm mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, nhức tại vùng tiêm. Vaccine của Moderna chính thức trở thành "ứng viên" đầu tiên tại Mỹ được bình duyệt.
Cuối tháng này, hãng dự kiến bắt đầu thử nghiệm giai đoạn ba, trước khi đệ trình lên các cơ quan có thẩm quyền để xin phê duyệt. Trong thông cáo báo chí, Moderna cho biết nếu vaccine tiếp tục chứng minh độ hiệu quả trong các thử nghiệm sắp tới, công ty đủ khả năng cung cấp khoảng 500 triệu liều mỗi năm và khoảng một tỷ liều kể từ năm 2021.
Tình nguyện viên tiêm thử vaccine tại Viện Nghiên cứu Kaiser Permanente Washington. Ảnh: NY Times
Theo Tiến sĩ Lisa Jackson, Viện Sức khỏe Kaiser Permanente Washington, mục tiêu của thử nghiệm giai đoạn một là kiểm tra độ an toàn và lượng kháng thể được sản sinh. Kết quả sơ bộ đã được công bố hồi tháng 5 năm nay.
"Phản ứng miễn dịch có vẻ khả quan, nhưng chúng tôi chưa rõ lượng kháng thể ngăn ngừa được virus trong bao lâu. Vì vậy, chúng tôi đang từng bước tiến đến các thử nghiệm có thể trả lời câu hỏi này", bà nói.
Moderna dự kiến tiến hành thử nghiệm quy mô lớn nhất vào ngày 27/7. Đây là đơn vị đầu tiên ở Mỹ tiến đến nghiên cứu giai đoạn ba. Các thử nghiệm mới đã cung cấp thông tin sơ bộ, có thể được sử dụng để xác định liều lượng vaccine trong các giai đoạn tiếp theo.
Theo Tiến sĩ Penny Heaton, giám đốc điều hành của Quỹ Bill & Melinda Gates, dữ liệu an toàn của thử nghiệm mới khá hứa hẹn, hỗ trợ công tác phát triển vaccine.
"Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đây là quá trình phức tạp. Vẫn còn nhiều việc cần làm trước khi vaccine được phân phối rộng rãi", ông nói thêm.
Đến nay, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Australia đang có 160 "ứng viên" tiềm năng ngừa nCoV, trong đó 20 loại đến giai đoạn thử nghiệm trên người. Gần 140 loại khác được đánh giá tiền lâm sàng, theo báo cáo ngày 6/7 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Mỹ kêu gọi Trung Quốc thả hai công dân Canada Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ lo ngại vụ Trung Quốc truy tố hai công dân Canada vì tội gián điệp, kêu gọi Bắc Kinh lập tức thả hai người này. "Những cáo buộc đó mang động cơ chính trị và hoàn toàn vô lý. Mỹ đồng lòng với Canada trong việc kêu gọi Trung Quốc lập tức trả tự do cho hai người,...