“Linh động” cho thịt bò Úc nhiễm khuẩn lọt vào
Gần 10 tấn thịt bò đông lạnh được nhập khẩu từ Australia qua kiểm tra phát hiện không đủ tiêu chuẩn ATTP nhưng vẫn được cơ quan chức năng cấp phép. Cả chục tấn thịt bò đã được phù phép bằng những quy trình và thủ tục lập lờ, bỏ qua quy định.
Người tiêu dùng khó nhận biết đâu là thực phẩm nhập khẩu đã được chứng nhận VSATTP
Xé lẻ lô hàng, kiểm tra lần 3
Tháng 5-2012, Công ty TNHH Thực phẩm cao cấp (Hà Nội) được Cục Thú y – Bộ NN&PTNT cấp phép nhập khẩu số lượng lớn thịt cừu, thịt bò đông lạnh từ Australia về Việt Nam qua cảng Hải Phòng và một số cửa khẩu khác. Ngày 22-8-2012, doanh nghiệp (DN) này nhập 543 thùng thịt bò, thịt cừu đông lạnh từ nhà sản xuất Midfield Commodities Pty Ltd – Australia về Việt Nam. Tổng trọng lượng thịt nhập khẩu là hơn 11 tấn, trong đó thịt cừu 1.814kg, thịt bò hơn 9.714kg. Cơ quan thú y vùng II (Hải Phòng) đã thực hiện lấy mẫu kiểm dịch. Kết quả mẫu xét nghiệm cho thấy sản phẩm thịt bò bị nhiễm vi khuẩn hiếu khí vượt 7,4 lần, coliform gấp 2,4 lần cho phép.
Do thịt bò không đạt yêu cầu vệ sinh ATTP, Cơ quan thú y vùng II ra thông báo yêu cầu Công ty Thực phẩm cao cấp làm các thủ tục cần thiết để lấy mẫu tái kiểm tra lần 2. Kết quả mẫu xét nghiệm lần 2 vẫn không đạt, Cơ quan thú y vùng II yêu cầu DN tái xuất lô hàng theo quy định. Mặc dù vậy, DN này lại có văn bản, gửi Cơ quan thú y vùng II và Cục Thú y “xin” bóc tách thành 8 loại sản phẩm để lấy mẫu kiểm tra lần 3. Dù biết không có quy định nào cho phép như vậy, nhưng Cục Thú y vẫn đồng ý lấy mẫu lần 3. Và tại lần này đã cho ra kết quả chỉ còn lại hai sản phẩm (F.Beftenderloin và F.Befcuberolls là thăn nõn bò và bắp bò có tổng trọng lượng 5.566 kg) không đạt tiêu chuẩn làm thực phẩm cho người.
Trả lời về việc chia nhỏ lô hàng để lấy mẫu kiểm tra lần 3 không có trong quy định, ông Đoàn Thành Lũy, Giám đốc Cơ quan thú y vùng II nhìn nhận, trong quy định không có việc lấy mẫu lần 3 và chia nhỏ lô hàng nhưng đây là sự “linh động” của cơ quan chức năng trước đề nghị của DN. Hơn nữa, Cơ quan thú y vùng II cũng chỉ làm theo sự chỉ đạo của Cục Thú y (cấp trên trực tiếp – PV)!
Ông Trần Đình Luân, Phó cục trưởng Cục Thú y cũng nhìn nhận, việc lấy mẫu lần 3 là thực hiện theo yêu cầu của công ty, để tránh tổn thất cho DN. Ngoài ra, việc thực hiện lấy mẫu lần 3 để xét nghiệm sản phẩm được ông Luân trích dẫn theo điểm b, khoản 6, điều 28, Pháp lệnh Thú y năm 2004. “Trả sản phẩm động vật về nơi xuất xứ hoặc xử lý theo quy định của pháp luật sau khi xử lý, nếu đạt yêu cầu thì cho nhập khẩu”. Không biết, Cục Thú y cố tình hay vô tình không hiểu, Pháp lệnh Thú y không có quy định nào thể hiện sẽ cho lấy mẫu lần 3 để kiểm tra. Trong khi đó, bản thân ông Luân cũng như ông Mai Thế Phong, Chánh văn phòng Cục đều khẳng định: “Nếu lấy mẫu lần 1 kiểm tra không đạt yêu cầu, Cơ quan chức năng thông báo cho DN lấy mẫu lần 2 tái kiểm tra. Nếu vẫn không đạt thì xử lý lô hàng theo quy định”.
Video đang HOT
Sự linh động đáng trách
Sau lần kiểm tra “ngoài quy định” này, số thực phẩm “bẩn” (hơn 5,5 tấn) đáng ra phải được xử lý theo quy định là tái xuất hoặc tiêu hủy, nhưng Cơ quan thú y lại cho phép chuyển số lượng thịt “bẩn” này sang làm thức ăn chăn nuôi theo đề nghị của DN.
Theo đó, ngày 4-10-2012, Cục Thú y có Văn bản 1632/TY-KD chấp thuận cho chuyển số thực phẩm “bẩn” làm thức ăn chăn nuôi. Cơ quan thú y vùng II có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (GCNKD) làm thực phẩm cho 5.963,68kg sản phẩm từ bò, cừu đông lạnh đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y, và cấp GCNKD sản phẩm động vật làm thức ăn chăn nuôi cho 5.566,73kg thị bò đông lạnh không đạt tiêu chuẩn. Về việc chuyển đổi mục đích sử dụng của hơn 5,5 tấn thịt bò “bẩn” này, ông Lũy cho biết, cũng thực hiện theo sự chỉ đạo của Cục Thú y. Trong khi, các văn bản quy định về quản lý, giám sát, xử lý, tiêu thụ sản phẩm động vật đông lạnh, ướp lạnh nhập khẩu làm thực phẩm của Cục Thú y đều không cho phép điều này.
Khi được hỏi, Cục căn cứ vào quy định nào để cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng số thực phẩm không đạt tiêu chuẩn đó, ông Luân tiếp tục dẫn điểm b, khoản 6, điều 28, Pháp lệnh Thú y năm 2004 ra làm căn cứ.
Tuy nhiên, quy định này nêu rõ, “sau xử lý nếu đạt yêu cầu thì cho nhập khẩu”, không có điều khoản cho phép Cục này chuyển đổi mục đích sử dụng của thực phẩm không đạt làm thực phẩm dành cho cá sấu.
Có chăng Cục Thú y cố tình hiểu sai quy định của pháp luật để lách luật? Đặc biệt, tại Văn bản 1574 ban hành ngày 18-9-2009 hướng dẫn về quản lý, giám sát, xử lý, tiêu thụ sản phẩm động vật đông lạnh, ướp lạnh nhập khẩu làm thực phẩm của Cục Thú y nêu rõ, sản phẩm không đạt vệ sinh thú y buộc phải tái xuất, hoặc tiêu hủy. Lãnh đạo Cục Thú y thừa nhận, đến thời điểm này, Văn bản 1574 nêu trên là mới nhất. Nhưng không hiểu tại sao, lô hàng thịt bò đông lạnh nhập khẩu của Công ty Thực phẩm cao cấp lại nhận được quá nhiều sự ưu ái ngoài quy định pháp luật từ phía Cơ quan Thú y đến vậy? Trả lời cho thắc mắc này của phóng viên, ông Luân đã tiết lộ: “Không phải chỉ lô hàng của DN này đâu, mọi DN khác đều vậy”!
(Còn nữa)
Theo ANTD
Phạt người thả rông chó không dễ
Quy định phạt người thả rông chó nơi công cộng, khu đô thị với số tiền từ 200 - 300 ngàn đồng được cho là có sức răn đe, góp phần ngăn ngừa bệnh dại, hạn chế tình trạng chó cắn người..., nhưng lại rất khó đi vào cuộc sống.
Mức phạt này được nêu rõ trong dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi vừa được Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) công bố nhằm lấy ý kiến đóng góp để chỉnh sửa, hoàn thiện trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Theo dự thảo này, ngoài phạt tiền người thả rông chó, những con chó thả rông sẽ bị buộc phải xích, nhốt, giữ trong chuồng cũi.
Đại diện Phòng Pháp chế (Cục Thú y), đơn vị soạn thảo dự thảo nghị định này cho biết, chó thả rông ở nơi công cộng, nơi đông dân cư và khu đô thị là mối nguy hiểm của cộng đồng. Nếu chó dữ cắn người thì gây thương tích, đặc biệt đối với các loại chó to lớn và rất hung dữ, khi tấn công người sẽ gây thương tích nặng. Nguy hiểm hơn, chó cắn có thể truyền bệnh dại cho người, gây tốn kém kinh phí tiêm phòng vắc xin và đe dọa đến tính mạng của nạn nhân.
Sắp tới người thả rông chó sẽ bị phạt - Ảnh: Ngọc Thắng
Theo đại diện Phòng Pháp chế, chúng ta đã có các quy định cụ thể về việc quản lý chó ở ngoài đường, nơi công cộng như phải đeo rọ mõm cho chó, có xích và có người giám sát. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định này trên thực tế là chưa nghiêm, chó thả rông vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Vì vậy, phạt những người thả rông chó ở khu vực công cộng, khu đô thị và nơi đông người là việc làm cần thiết, có tác dụng răn đe.
Nguyên Cục trưởng Cục Thú y, ông Bùi Quang Anh cũng cho rằng, việc xử phạt người thả rông chó như quy định trong dự thảo nghị định nêu trên là hợp lý và nên thực hiện.
"Cả nước hiện có 6-7 triệu con chó. Chó thả rông có thể gây bệnh dại. Năm 2012 cả nước đã có trên 70 người chết vì căn bệnh này. Ngoài ra, chó thả rông còn "bậy bạ" ở nơi công cộng, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan", ông Quang Anh nói.
Tuy nhiên, ông Quang Anh cho rằng, việc áp dụng trên thực tế là không dễ.
"Quy định này có đi vào cuộc sống được hay không phụ thuộc phần lớn vào các cấp chính quyền địa phương. Với thực tế hiện nay, để tổ chức giám sát, phát hiện và xử phạt hành vi thả rông chó cũng như bắt chó thả rông sẽ là không đơn giản", ông Quang Anh lưu ý.
Ông Nguyễn Văn An, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thanh Oai (Hà Nội) nói rằng, việc xử phạt là rất khó khăn, không chỉ là việc "lấy đâu cho đủ lực lượng" giám sát, phát hiện chó thả rông.
"Ở nông thôn, mỗi nhà nuôi ít nhất 1 con chó, nhà nhiều thì 3-4 con. Người dân lâu nay vẫn có thói quen thả rông chó. Chúng ta đã có quy định nuôi chó phải đăng ký và từng thôn, từng xã phải có sổ theo dõi giám sát đàn chó trên địa bàn nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa làm được gì nhiều. Quy định xử phạt chắc cũng khó thực hiện trên thực tế", ông An nói.
Một số chuyên gia thú y cho rằng, Việt Nam đã có các quy định xử lý đối với chó thả rông và có chính sách thành lập "đội săn chó thả rông" nhưng đến nay, trên địa bàn cả nước, số "đội bắt chó thả rông" được thành lập mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Theo các chuyên gia này, các cấp chính quyền địa phương cần phải vào cuộc một cách quyết liệt, mạnh mẽ thì quy định được cho là hợp lý này sẽ đi vào cuộc sống và đem lại hiệu quả thiết thực.
Theo TNO
1 đơn vị được cấp phép mua bán vàng miếng Ngày 28.12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã cấp phép cho 17 tổ chức tín dụng (TCTD) và 14 doanh nghiệp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng với mạng lưới 2.456 điểm giao dịch mua, bán vàng miếng ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trước đó, NHNN cũng có quy định kể từ ngày 10.1.2013, các...