‘Lính đánh thuê’ Nga có mặt ở Libya?
Điện Kremlin phủ nhận trách nhiệm đối với các hoạt động quân sự mang tính tư nhân.
Các bác sĩ tại một bệnh viện dã chiến phía nam thủ đô Tripoli ( Libya) đã lần đầu chứng kiến các vết đạn hẹp và sâu song không xuyên qua cơ thể trên người các nạn nhân trong những cuộc xung đột tại đây, theo báo The New York Times.
Các binh sĩ Libya nhận định đây là dấu hiệu có “lính đánh thuê” người Nga đang tham chiến tại quốc gia này, khi vết đạn được miêu tả ở trên là đặc trưng cho loại đạn được sử dụng bởi lực lượng đánh thuê Nga trong nhiều nhiệm vụ trên khắp thế giới.
Đạn Hollow-point. Ảnh: WIKIPEDIA
The New York Times dẫn lời một quan chức an ninh của châu Âu khẳng định việc viên đạn găm sâu vào cơ thể nhưng không xuyên qua là đặc trưng của đạn Hollow-point – loại đạn có độ chính xác cao. Đây cũng là loại đạn mà phương Tây cáo buộc được lính bắn tỉa Nga sử dụng ở miền đông Ukraine.
Cũng theo tờ báo Mỹ, hơn 200 lính đánh thuê Nga, bao gồm lính bắn tỉa, đã được triển khai đến Libya trong sáu tuần qua. Đây được đánh giá là động thái dần tiến tới can thiệp quân sự trực tiếp của Nga vào Libya, sau hơn bốn năm Moscow hậu thuẫn tài chính và chiến thuật cho lực lượng của tướng Khalifa Haftar (người chống chính quyền Tripoli và được Liên Hiệp Quốc công nhận).
Video đang HOT
Tướng Khalifa Haftar (hàng trên, ở giữa) đang gặp gỡ Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (hàng dưới, ở giữa) tại Moskva, 2017. Ảnh: AP
Lực lượng đánh thuê Nga đang tham chiến tại Libya thuộc Tập đoàn Wagner, một công ty an ninh tư nhân có liên hệ với chính phủ Nga. Chính công tin này cũng dẫn đầu việc can thiệp vào Syria của Nga, theo lời của ba quan chức Libya và năm nhà ngoại giao phương Tây đang theo dõi vụ việc.
“Kịch bản tương tự với Syria đang xảy ra tại Lybia”. Bộ trưởng Nội vụ chính quyền lâm thời Libya Fathi Bashagha cho biết. Quan chức này ám chỉ việc Nga đang can thiệp quân sự vào cuộc xung đột tại quốc gia này.
Một quan chức khác của chính quyền lâm thời Lybia – tướng Osama al-Juwaili nhấn mạnh “Nga rõ ràng đang sẵn sàng can thiệp trực tiếp vào xung đột tại Libya”. Ông này cũng chỉ trích khi các đồng minh phương Tây của Tripoli đã không có hành động ngăn chặn khi phe của tướng Haftar có được sự hậu thuẫn từ nước ngoài.
Đứng trước những cáo buộc trên, điện Kremlin phủ nhận trách nhiệm đối với các hoạt động quân sự mang tính tư nhân.
Binh sĩ tham chiến tại Libya. Ảnh: AFP
Cuộc nội chiến Libya đã kéo dài từ năm 2014 và hiện vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Đây là cuộc xung đột giữa quân đội quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar lãnh đạo chống lại chính quyền hòa hợp dân tộc (GNA) của Thủ tướng Fayez al-Sarraj.
QUANG TUỆ
Theo PLO
Giao tranh dữ dội ở Tripoli, ít nhất 18 người thiệt mạng
Giao tranh diễn ra giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy ở phía nam thủ đô Tripoli của Libya làm ít nhất 18 binh sĩ thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Hãng thông tấn Tân Hoa xã đưa tin, hôm 21-9, giao tranh đã nổ ra giữa lực lượng Chính phủ Đoàn kết Dân tộc và lực lượng nổi dậy Quân đội Quốc gia Libya tự xưng.
Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc xung đột giữa phức tạp ở Libya, với mỗi lực lượng đều nhận được hậu thuẫn từ các quốc gia và tổ chức quốc tế. Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya được thành lập theo một sáng kiến do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn. Quân đội Quốc gia Libya tự xưng đặt trụ sở tại thành phố cảng phía đông Tobruk, được Ai Cập và Saudi Arabia hậu thuẫn.
Giao tranh ở thành phố Tripoli. Ảnh: AFP
Nguồn tin quân sự từ chính quyền Tripoli cho biết 11 binh sĩ của họ thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong giao tranh ở phía nam thành phố.
"Bảy binh sĩ của chúng tôi đã bị giết trên trục đường Salah al-Din và Ain Zara nối tới sân bay ở phía nam Tripoli và hàng chục người khác bị thương" - một nguồn tin từ lực lượng nổi dậy miền đông nói với Tân Hoa xã.
Phát ngôn viên Quân đội Quốc gia Libya tự xưng Ahmad al-Mismari hôm 21-9 cho biết lực lượng này đã tiến hành một cuộc phản công trên diện rộng chống lại lực lượng chính phủ ở miền nam thành phố Tripoli.
Từ đầu tháng 4, lực lượng nổi dậy đã bắt đầu các chiến dịch lớn nhằm nắm quyền kiểm soát thành phố Tripoli, nơi đặt trụ sở các cơ quan của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya, hướng tới việc lật đổ chính quyền này. Cuộc chiến đã làm hàng trăm người chết hoặc bị thương, buộc 120.000 người phải di tản.
VĂN KIẾM
Theo PLO
Lầu Năm Góc khuyên Nga hãy 'cư xử chuẩn mực' Bộ trưởng Marc Esper tin rằng Nga đang "tìm cách làm suy yếu NATO", đồng thời lên tiếng cảnh báo về những "ảnh hưởng nguy hại" của nước này tại châu Âu. Tại cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Nội vụ Pháp Florence Parley ở Paris, người đứng đầu Lầu Năm Góc Mark Esper khuyên Nga nên thay đổi hành vi của...