Liệu ‘vết cứa lịch sử’ Hàn Nhật có hàn gắn nhờ thỏa thuận kỷ niệm 60 quan hệ ngoại giao?
Hàn Quốc đang thăm dò ý kiến của Nhật Bản về khả năng ký kết một thỏa thuận mới nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày hai nước nối lại quan hệ ngoại giao trong năm tới nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (thứ 2, phải) và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (thứ 2, trái) tại cuộc gặp song phương ở Trại David, bang Maryland, Mỹ, ngày 18/8/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), hơn một thập niên qua, quan hệ Hàn Quốc và Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất do hai bên không đồng nhất về cách giải thích lịch sử chung của hai quốc gia. Tuy nhiên, mối quan hệ này dần được cải thiện kể từ khi ông Yoon Suk-yeol trở thành tổng thống Hàn Quốc vào tháng 5/2022.
Theo một quan chức cấp cao thuộc văn phòng tổng thống Hàn Quốc tiết lộ hồi đầu tháng 3, Tổng thống Yoon Suk-yeol kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ với Nhật Bản. Dẫn lời vị quan chức này, báo Nhật Bản Yomiuri ngày 13/3 đưa tin Tổng thống Yoon hy vọng sẽ có chuyến thăm tới Nhật Bản và Seou mongl muốn vạch ra mối quan hệ hướng tới tương lai dựa trên Tuyên bố chung Nhật Bản-Hàn Quốc năm 1998.
Mặc dù chưa có bình luận chính thức nào từ chính phủ Tokyo về cách tiếp cận của Seoul, nhưng được biết, hai nước đã thảo luận về một loạt chủ đề song phương, bao gồm các chuyến thăm chính thức.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo trong khi Tokyo ủng hộ đẩy mạnh hơn mối quan hệ an ninh và thương mại với nước láng giềng, họ vẫn lo ngại chính quyền đời sau của Tổng thống Yoon có thể rút lui hoặc thậm chí hủy bỏ một thỏa thuận.
Nhật Bản chỉ ra bài học xương máu từ Thỏa thuận Phụ nữ Giải khuây Nhật Bản-Hàn Quốc – thỏa thuận được Bộ trưởng Ngoại giao của cả hai nước ký vào tháng 12/2015. Theo thỏa thuận này, Nhật Bản đã thành lập một quỹ 1 tỷ yên hỗ trợ và bồi thường cho 47 “phụ nữ mua vui”. Bốn năm sau, dưới chính quyền mới ở Seoul, quỹ này bị giải thể và thỏa thuận trên thực tế đã bị hủy bỏ.
Ryo Hinata-Yamaguchi, trợ lý giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Tokyo, nhận định: “Tôi nghĩ chính phủ Nhật Bản sẽ rất cảnh giác”.
Theo ông Ryo, Nhật Bản lo ngại một thỏa thuận mới có thể là phiên bản mới hơn dựa trên hiệp ước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1965, khiến Tokyo phải trả 300 triệu USD tiền bồi thường. “Nhật Bản có lẽ cũng lo lắng chính phủ mới của Hàn Quốc có thể rút lại bất kỳ thỏa thuận nào, giống như họ đã làm với thỏa thuận ‘phụ nữ mua vui’ vào năm 2019. Nhật Bản nói rằng các vấn đề lịch sử đã được giải quyết, nhưng Hàn Quốc nói rằng họ chỉ mới bắt đầu đàm phán”, ông Ryo nói.
Không chỉ vậy, luôn có khả năng một nhân vật chính trị cấp cao của Nhật Bản sẽ nói hoặc làm điều gì đó khiến một Hàn Quốc nhạy cảm phật ý, ví dụ như đến viếng tại đền Yasukuni, hoặc một chính trị gia Hàn Quốc sử dụng các vấn đề lịch sử để thu hút cử tri.
“Thực sự cả Nhật Bản và Hàn Quốc đang thiếu niềm tin chính trị lẫn nhau và điều đó rất quan trọng đối với một mối quan hệ hướng về tương lai”, ông Ryo kết luận.
Ben Ascione, trợ lý giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Waseda ở Tokyo, chỉ ra quan hệ Nhật-Hàn đã lao dốc dưới nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Moon Jae-in. Sự đảo ngược mối quan hệ gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực của Tổng thống Yoon.
“Cho đến khi nào Tổng thống Yoon vẫn còn nắm quyền thì Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục có tiềm năng hợp tác an ninh và chính trị, và kỷ niệm 60 năm nối lại quan hệ ngoại giao là một cách để thực hiện điều đó”, chuyên gia Ascione nhận định.
Ông chỉ ra rằng mối quan hệ này vượt xa mối quan hệ song phương vì cả Tokyo và Seoul đều xích lại gần nhau hơn nhờ mối quan hệ ba bên ngày càng khăng khít sau khi Tổng thống Joe Biden mời người đồng cấp Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đến Trại David vào năm ngoái.
Tổng thống Mỹ và Hàn Quốc hội đàm song phương
Theo hãng tin Yonhap, ngày 18/8, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã đến khu nghỉ dưỡng của Tổng thống Mỹ ở Trại David, bang Maryland, để tham dự hội nghị thượng đỉnh ba bên với Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (bên trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Yonhap
Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc đã có cuộc gặp song phương trước khi bước vào hội nghị thượng đỉnh ba bên dự kiến diễn ra cùng ngày.
Theo kế hoạch, trong ngày 18/8, Tổng thống Mỹ Biden sẽ hội đàm với Thủ tướng Kishida và người đồng cấp Yoon Suk Yeol tại Trại David gần thủ đô Washington. Đây sẽ là lần đầu tiên ba nhà lãnh đạo này cùng nhau tiến hành một hội nghị thượng đỉnh ba bên độc lập. Các bên dự kiến sẽ ra tuyên bố chung với những nội dung như đồng ý thiết lập các cuộc họp ba bên thường niên, phác thảo sự hợp tác ba bên trong các lĩnh vực phát triển tên lửa, an ninh mạng, an ninh kinh tế và vấn đề CHDCND Triều Tiên...
Trước đó, tháng 5 vừa qua, Tổng thống Biden đã đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên trong bối cảnh quan hệ Nhật - Hàn đang ấm lên. Washington muốn tạo ra một khuôn khổ hợp tác bền vững và ổn định trước những thay đổi về lãnh đạo tại ba nước cũng như những thay đổi trong cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy, giới quan sát nhận định mục tiêu đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh lần này là "thể chế hóa" hợp tác ba bên thành một khuôn khổ chính thức.
Hàn Quốc thúc đẩy tổ chức hội nghị thượng đỉnh 3 bên với Mỹ và Nhật Bản trong năm tới Theo hãng thông tấn Yonhap, Hàn Quốc đang thúc đẩy đăng cai hội nghị thượng đỉnh 3 bên với Mỹ và Nhật Bản vào năm 2024. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc đưa ra thông báo này ngày 7/12. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ( trái), Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (phải) tại...