Liều vắc xin miễn phí hiệu quả cho sức khỏe
Gần đây, sự bùng phát của những dịch bệnh truyền nhiễm đã gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhất là trẻ em như bệnh cúm, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, bệnh tay chân miệng, tiêu chảy cấp do vi rút Rô ta…
Theo khuyến cáo của ThS, BS Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1, một trong những biện pháp hiệu quả và khá đơn giản trong việc phòng ngừa dịch bệnh cho con người là rửa tay sạch sẽ.
Nên tập thói quen “rửa tay thường xuyên, sạch sẽ”
ThS, BS Đinh Thạc cho biết, rửa tay là một thói quen rất đời thường ai cũng am hiểu, tuy nhiên để hiểu rõ tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên, sạch sẽ hàng ngày đã mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với sức khỏe con người là một con số khá khiêm tốn. Theo Tại Việt Nam chỉ có 12% người dân có thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, và chỉ có 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi nhà vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân khiến người dân, đặc biệt là trẻ em dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, tiêu chảy do Rô ta vi rút, nhiễm giun sán, nhiễm cúm, bệnh tay chân miệng, nhiễm sởi…là những căn bệnh nguy hiểm mà con người có thể phòng ngừa một cách dễ dàng thông qua ý thức giữ vệ sinh cho đôi bàn tay.
Bàn tay không sạch sẽ là nguy cơ của các ổ bệnh dịch, cụ thể cứ mỗi 1cm2 trên bàn tay “không sạch” có thể chứa hàng triệu vi khuẩn và rất nhiều tác nhân gây bệnh khác. Một thực tế đáng báo động là có tới 74% bà mẹ có con dưới 5 tuổi không rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú.
Tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên đúng cách
Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giữ sạch đôi tay của trẻ là điều thiết thực nhất vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ trong tương lai, trong đó bàn tay của người giữ trẻ cũng cần đảm bảo sạch sẽ để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cho trẻ vì trên thực tế chỉ có khoảng 5% những người chăm sóc trẻ rửa tay với xà phòng trước khi cho trẻ ăn và có tới 60% người mẹ cho rằng rửa tay với xà phòng là không cần thiết, đây là những suy nghĩ chưa tích cực của các bậc phụ huynh trong cơn bão “dịch bệnh” đang đe dọa và tàn phá sức khỏe của những thiên thần bé nhỏ ngày càng thêm nghiêm trọng.
Rửa tay bằng xà phòng là một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn trong phòng chống dịch bệnh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan bệnh tật cho cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy, bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh (tập trung số lượng lớn ở kẽ tay và kẽ móng tay). Trong quá trình hoạt động hàng ngày, mỗi người sẽ thường xuyên va chạm vào mọi người hoặc các bề mặt, phát sinh việc tích lũy nhiều vi khuẩn trên tay. Sau đó, họ có thể lây nhiễm bệnh tật cho chính bản thân bằng các hành động vô tình như đưa vi khuẩn chạm vào mắt, mũi hay miệng. Mặc dù, chúng ta không thể giữ tay vô trùng, nhưng việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng có thể giúp mỗi người hạn chế chuyển giao và lây lan các vi khuẩn, vi rút sang người khác và ngược lại.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu cho thấy với một thói quen “rất đời thường” là rửa tay thường xuyên sạch sẽ đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, chính là nguyên nhân gây tử vong cho hàng triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Việc rửa tay cũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp từ 19% – 45% và phòng ngừa rất hiệu quả căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em.
5 thời điểm quan trọng cần rửa tay sạch sẽ
- Sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
– Sau khi sinh hoạt hoặc chơi đùa ngoài trời.
- Sau khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh như thay quần áo, tã lót, chăm sóc vệ sinh …
- Sau khi ho, hắt hơi hoặc sổ mũi làm dính các chất dịch tiết trên đôi bàn tay.
- Trước khi vào bữa ăn, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn cho gia đình.
Quy trình rửa tay sạch sẽ đúng cách do Bộ Y tế khuyến cáo gồm 6 bước:
- Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
* Chú ý: Mỗi bước “chà” 5 lần. Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây
Theo Vnmedia
TP HCM: Sẽ tiêm vắcxin viêm não Nhật Bản đại trà từ tháng 8
Theo tin từ Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến bắt đầu từ tháng 8, thành phố sẽ tổ chức tiêm vắcxin viêm não Nhật Bản trên toàn thành phố cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi.
Ảnh minh họa.
Trong 5 tháng đầu năm 2014, số lượng trẻ mắc viêm não do virus tại Thành phố Hồ Chí Minh là 34 trẻ.
Số lượng các bệnh nhân mắc viêm não do virus ở các bệnh viện Nhi Đồng cao hơn chủ yếu là từ các tỉnh, thành khác chuyển tới. Bệnh viêm não virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và mới chỉ có viêm não Nhật Bản là có vắcxin phòng bệnh.
Vắcxin viêm não Nhật Bản đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997, nhưng chỉ tổ chức tiêm ngừa ở những khu vực trọng điểm, những vùng có dịch bệnh viêm não Nhật Bản. Theo các bác sỹ, bệnh viêm não virus thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và nguy cơ tử vong cao. Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Bệnh do nhiều loại virus gây nên, trong đó có virus viêm não Nhật Bản, virus herpes, các virus đường ruột, virus sởi, quai bị...
Nhiều năm qua, các trạm y tế đều có tổ chức tiêm vắcxin viêm não Nhật Bản theo chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc ở khu vực phía Nam. Trước tình hình bệnh viêm não do virus xuất hiện liên tục khi đang bắt đầu bước vào đỉnh dịch, trong đó có viêm não Nhật Bản, mới đây Bộ Y tế đã quyết cho tổ chức tiêm đại trà vắcxin viêm não Nhật Bản.
Dự kiến, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức tiêm vắcxin viêm não Nhật Bản cho tất cả 24 quận, huyện trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Chương trình này sẽ được thực hiện sau chiến dịch tiêm sởi và dự kiến thực hiện vào tháng Tám tới cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi.
Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh cũng khuyến cáo, nguồn lây của virus viêm não Nhật Bản là từ lợn, chim và véttơ truyền bệnh chủ yếu là muỗi.
Trong khi đó, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào mùa mưa, thời điểm thuận lợi để phát sinh muỗi, nên nguy cơ xuất hiện nhiều hơn những bệnh liên quan đến véttơ muỗi, trong đó có viêm não Nhật Bản.
Do đó, tại những khu vực nuôi lợn tập trung, người nuôi cần giữ vệ sinh chuồng trại thật tốt, không để ổ bọ gậy xuất hiện. Tốt nhất, khu vực nuôi lợn phải ở xa khu dân để tránh nguy cơ lây bệnh, vì khuynh hướng của muỗi chỉ bay trong phạm vi 200m. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần đưa trẻ đi tiêm phòng vắcxin phòng viêm não Nhật Bản đúng liều và đúng thời gian quy định.
Theo Vnmedia
Cảnh báo viêm não vi rút ở trẻ trong tháng 7 và 8 Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 325 trường hợp mắc viêm não vi rút tại 31 tỉnh, thành phố, có 5 trường hợp tử vong tại 4 tỉnh, thành phố. Nhữn tỉnh, thành phố có trẻ tử vong là Gia Lai (2 trường hợp), Điện Biên (1), Bạc Liêu (1) và...