Liệu Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc có thể gặp mặt vào tháng 11?
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dự kiến thăm Mỹ vào ngày 26/10. Chuyến thăm này sẽ đánh dấu một bước tiến khác của hai cường quốc nhằm giảm bớt căng thẳng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters
Nhật báo Nga Nezavisimaya Gazeta cho biết sau chuyến thăm của ông Vương Nghị, có khả năng hai bên sẽ đạt được đồng thuận để lãnh đạo hai nước tổ chức đàm phán bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) tại San Francisco vào giữa tháng 11.
Trước những thông tin về một cuộc gặp trong tương lai, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng làm việc cùng Mỹ để đạt được tiến bộ chung.
Video đang HOT
Trong thông điệp gửi tới buổi dạ tiệc của Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Mỹ-Trung được tổ chức tại New York ngày 24/10, ông Tập Cận Bình khẳng định: “Trung Quốc sẵn sàng tuân thủ ba nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi để thúc đẩy hợp tác với Mỹ, giải quyết những khác biệt và cùng nhau ứng phó với các thách thức toàn cầu, đạt được thành công và các mục tiêu chung, thịnh vượng và mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia và thế giới”.
Cuộc gặp tiềm năng giữa hai người đứng đầu của hai nền kinh tế lớn nhất thế đã được các nhà phân tích theo dõi sát sao.
Chuyên gia Alexander Lomanov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO RAS) lại lưu ý rằng, nếu Trung Quốc và Mỹ đều tự tin về khả năng cải thiện quan hệ, thì thông báo về chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình lẽ ra đã được đưa ra từ tháng 10.
Lý giải về vấn đề trên, chuyên gia người Nga Lomanov cho rằng Bắc Kinh có lẽ không mong đợi quá nhiều từ chuyến thăm. Và chuyến đi của Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ làm rõ liệu rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đến Mỹ có hợp lý hay không.
Giới chức hai bên có thể đạt được một thỏa thuận kinh tế, nhưng Washington khó có thể dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao sang Trung Quốc, cũng như dỡ bỏ các rào cản thương mại do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra.
Một trong những lý do là kỳ bầu cử tổng thống đang đến gần. Theo ông Lomanov, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden sẽ không muốn trao cơ hội cho các đối thủ Đảng Cộng hòa chỉ trích ông là “yếu đuối”, nếu như ông đưa ra nhượng bộ nào đối với Trung Quốc.
Chuyến thăm của nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc sắp tới cũng có liên quan đến cuộc xung đột Israel-Palestine. Đó là nhận định của chuyên gia Viktor Pirozhenko tại tại Đại học Hồ Châu của Trung Quốc. Ông cho rằng Mỹ dường như đang cố gắng lôi kéo Trung Quốc vào các nỗ lực hòa giải, dựa trên kinh nghiệm thành công của Bắc Kinh trong việc hòa giải Iran và Saudi Arabia. Đáng chú ý, Washington không thể một mình giải quyết cuộc khủng hoảng mới ở Trung Đông. Người Arab, trong đó có cả người Palestine, ít tin tưởng vào Mỹ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lại tin rằng còn quá sớm để bàn về bất kỳ sự hợp tác nào giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề này. Các bên có cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau. Mỹ ủng hộ Israel, nước khẳng định phong trào Hamas phải bị loại bỏ và coi việc làm suy yếu Iran là một giải pháp cho cuộc xung đột. Ngược lại, Trung Quốc kêu gọi ngừng bắn và coi việc thành lập nhà nước Palestine là giải pháp cho xung đột hiện nay.
Lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc có thể gặp nhau vào tháng tới
Ngày 6/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cập khả năng gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11 tới ở San Francisco dù hiện chưa ghi nhận tiến triển trong thu hẹp bất đồng giữa hai nước liên quan nhiều vấn đề ngoại giao và kinh tế quan trọng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) tại cuộc gặp ở Bali, Indonesia, ngày 14/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden cho biết dù hai bên chưa lên kế hoạch cụ thể nhưng có khả năng ông sẽ gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc bên lề Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), dự kiến diễn ra tại San Francisco vào giữa tháng 11 mà ông chủ trì.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng từng nhiều lần thể hiện mong muốn gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong năm nay cũng như bày tỏ ý định tìm cách "quản lý một cách phù hợp" những căng thẳng ngày càng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giới quan sát nhận định Hội nghị Cấp cao APEC sắp tới là dịp phù hợp nhất để hai nhà lãnh đạo gặp nhau trước khi Tổng thống Biden bận rộn với chiến dịch tái tranh cử trong năm 2024. Tháng trước, phát biểu tại kỳ họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ở New York, Tổng thống Biden cho biết Washington mong muốn "quản lý một cách có trách nhiệm" sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc để không biến thành xung đột, tái khẳng định chính quyền của ông mong muốn theo đuổi các mối quan hệ "giảm nguy cơ" chứ không phải là "tách rời" với Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông đã tới Washington vào cuối tháng 9. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Tôn Vệ Đông đã có cuộc trao đổi "thẳng thắn, chuyên sâu và mang tính xây dựng" với ông Daniel Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Tháng trước, khi làm việc tại New York trong khuôn khổ ĐHĐ LHQ, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đã nhất trí với Phó Chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính về việc duy trì các kênh liên lạc mở và tổ chức các hoạt động tiếp xúc cấp cao song phương trong những tuần sau đó. Trước đó, Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) cũng đã có cuộc họp kéo dài 12 tiếng tại Malta, thảo luận về những vấn đề mà hai bên còn mâu thuẫn. Các quan chức chính phủ hai nước cũng được cho là sẽ tăng cường tiếp xúc trong những tuần tới.
Truyền thông Mỹ: Nhà Trắng đang lên kế hoạch cho cuộc gặp trực tiếp của lãnh đạo Mỹ-Trung Tờ Washington Post ngày 5/10 dẫn lời một quan chức cấp cao cho biết Nhà Trắng đã bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp vào tháng 11/2022. Ảnh: Reuters Theo thông...