Liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có quyền sa thải chủ tịch Fed?
Dù bị ông Donald Trump chỉ trích liên tục vài năm qua, Chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ không có quyền sa thải ông.
Ngày 7/11, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản xuống phạm vi mục tiêu là 4,5-4,75%. Trước đó, Fed đã giảm lãi suất 0,5% vào tháng 9.
Trong buổi họp báo sau đó, khi được hỏi liệu có từ chức nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump yêu cầu, Chủ tịch Fed Jerome Powell chỉ trả lời ngắn gọn: “Không”.
Ông cho rằng vị trí tổng thống Mỹ không có quyền sa thải hay giáng chức ông trước khi nhiệm kỳ chủ tịch của ông kết thúc vào tháng 5/2026. “Điều này không được quy định trong luật pháp”, ông giải thích.
Theo Luật Dự trữ Liên bang, chủ tịch Fed chỉ có thể bị sa thải khi có hành vi sai trái nghiêm trọng chứ không thể bị sa thải chỉ vì bất đồng quan điểm chính sách. Điều này nhằm đảm bảo rằng Fed có thể thực hiện chính sách tiền tệ một cách độc lập, đảm bảo sự ổn định và an toàn cho nền kinh tế Mỹ.
Mặc dù tổng thống Mỹ có quyền bổ nhiệm chủ tịch Fed với sự phê chuẩn của Thượng viện nhưng không có quyền trực tiếp sa thải. Chủ tịch Fed được bảo vệ để hoạt động độc lập và tránh ảnh hưởng từ chính trị.
Fed cũng là một trong số ít ngân hàng trung ương trên thế giới không chịu bất cứ kiểm soát hay quyết định nào từ chính phủ. Do đóng vai trò độc lập nên các quyết định Fed đưa ra chủ yếu là vì người dân và các lợi ích cộng đồng.
Chủ tịch Fed cũng khẳng định việc ông Trump tái đắc cử sẽ không ảnh hưởng ngay lập tức đến chính sách của cơ quan này. “Trong ngắn hạn, kết quả bầu cử sẽ không tác động đến quyết định chính sách của chúng tôi”, ông nói.
Ông khẳng định các chính sách của chính quyền mới có thể ảnh hưởng đến nhiệm vụ kép của Fed, là ổn định giá cả và thúc đẩy thị trường việc làm. Tuy nhiên, hiện còn quá sớm để kết luận.
Video đang HOT
“Chúng tôi chưa biết sẽ có những chính sách gì, cũng không biết bao giờ chúng được thực hiện”, ông Powell nói.
Ông Donald Trump và Chủ tịch Fed Jerome Powell (Ảnh: FT).
Giới đầu tư đang theo dõi sát sao mối quan hệ giữa ông Powell và ông Trump. Ông Powell đã được ông Trump đề cử vào chức Chủ tịch Fed và giữ vị trí này từ năm 2018. Tuy nhiên, ông Trump sau đó dần bất mãn với ông Powell vì Fed liên tục nâng lãi suất.
Giai đoạn 2018-2019, cựu tổng thống Mỹ thường xuyên công khai chỉ trích Fed và từng muốn sa thải ông Powell, Bloomberg cho biết. “Ông ta để lãi suất ở mức quá cao. Tôi mới là người đúng”, ông Trump giải thích khi đó.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump cũng ám chỉ khả năng tác động lên quyết định lãi suất của Fed. “Nếu là tổng thống, tôi nghĩ mình có quyền nói. Tôi không nghĩ mình được ra lệnh đâu, nhưng cũng có quyền đưa ra quan điểm chứ”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn tại Economic Club of Chicago hôm 15/10.
Cũng trong sự kiện này, ông từ chối trả lời câu hỏi về việc có sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell nếu đắc cử hay không.
Chiến thắng của ông Trump đặt Fed trước một bài toán phức tạp về chính sách. Nếu các đề xuất của ông Trump về cắt giảm thuế, tăng thuế quan và thay đổi chính sách nhập cư được thực thi thì bức tranh kinh tế có thể thay đổi đáng kể.
Các nhà phân tích của Oxford Economics giữ nguyên quan điểm rằng Fed sẽ đưa lãi suất chính sách xuống gần mức 3% vào giữa năm 2026. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho biết quan điểm này có thể thay đổi khi các kế hoạch của ông Trump trở nên rõ ràng hơn trong vài tháng tới.
Một số nhà phân tích cũng cảnh báo tác động của các chính sách của ông Trump có thể kéo dài nhiều năm và chưa rõ ông sẽ thực hiện các cam kết này đến mức độ nào.
Màn sương mù bao trùm nền kinh tế Mỹ sẽ sớm tan
Tuần này, giới đầu tư sẽ tìm được phần nào câu trả lời cho sự không chắc chắn xung quanh cuộc bầu cử của Mỹ và đường hướng chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Người dân mua sắm tại siêu thị ở California, Mỹ, ngày 15/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Kết quả bầu cử tổng thống
Theo các cuộc khảo sát và nhận định từ giới lãnh đạo doanh nghiệp, trong nhiều tháng qua, người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ đã phần nào cảm thấy bị "tê liệt" bởi cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Họ trì hoãn các giao dịch mua bán và đầu tư cho đến khi có kết quả cuối cùng, vì kết quả của cuộc bầu cử sẽ định hướng cho nền kinh tế trong những năm tới.
Cả Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đều đưa ra các chương trình nghị sự kinh tế nhằm cải thiện khả năng chi trả của người dân và củng cố nền kinh tế, nhưng mỗi người có cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau - dẫn đến những tác động khác nhau đến thuế và lạm phát. Định hướng chính sách kinh tế của Mỹ vẫn đang là một câu hỏi lớn, khi các cuộc thăm dò cho thấy cuộc đua vào Nhà Trắng đang rất sít sao.
Tầm nhìn kinh tế của ông Trump kêu gọi những thay đổi mạnh mẽ, như áp thuế quan cao trên diện rộng, trong khi chương trình nghị sự của bà Harris đề xuất các giải pháp ôn hòa hơn, chẳng hạn như tiếp tục gia hạn tín dụng thuế trẻ em và tăng mức khấu trừ thuế cho những chi phí khởi nghiệp.
Mặc dù mục tiêu cuối cùng của cả hai ứng cử viên là mang lại sự hỗ trợ cho người dân Mỹ và các doanh nghiệp, một cuộc khảo sát các nhà kinh tế của The Wall Street Journal cho thấy hơn hai phần ba (68%) số người được hỏi tin rằng kế hoạch của ông Trump sẽ khiến giá cả sẽ tăng nhanh hơn so với kế hoạch của bà Harris. Thuế quan cao là một phần quan trọng trong kế hoạch kinh tế của ông Trump và chúng có nguy cơ làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp. Điều đó cuối cùng sẽ dẫn khiến lạm phát tiêu dùng tăng nhanh hơn.
Một cuộc khảo sát hàng quý gần đây đối với các giám đốc tài chính của những công ty lớn nhỏ ở nhiều ngành nghề, do hai chi nhánh khu vực của Fed và Đại học Duke thực hiện, cho thấy gần một phần ba số người được hỏi cho biết họ đã "hoãn lại", "thu hẹp quy mô", "trì hoãn vô thời hạn" hay "hủy bỏ vĩnh viễn" các kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn trong năm nay do sự không chắc chắn về kết quả bầu cử.
Người tiêu dùng cũng cảm thấy do dự khi đưa ra bất kỳ quyết định mua hàng lớn nào, chẳng hạn như mua bán nhà. Ông Lawrence Yun, nhà kinh tế trưởng của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Mỹ, cho biết sự không chắc chắn của cuộc bầu cử có thể là lý do tại sao doanh số bán nhà đã qua sử dụng rất ì ạch trong những tháng gần đây.
Quyết định lãi suất của Fed
Fed sẽ đưa ra quyết định lãi suất mới nhất vào ngày 7/11 tới.
Tháng Chín vừa qua, Fed đã hạ lãi suất lần đầu tiên trong hơn bốn năm, đồng thời báo hiệu sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, một loạt số liệu kinh tế đã được công bố kể từ quyết định đó, và các số liệu này sẽ ảnh hưởng đến quyết định tiếp theo của ngân hàng này. Những phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại cuộc họp báo sau cuộc họp ngày 7/11 có thể cho biết liệu các quan chức Fed có còn giữ kỳ vọng về tốc độ cắt giảm lãi suất như trước hay không.
Các số liệu việc làm mới nhất được Chính phủ Mỹ công bố ngày 1/11 cho thấy, nếu không tính đến ảnh hưởng tạm thời của các cuộc đình công và thiên tai gần đây, thì thị trường việc làm đang hạ nhiệt một cách có trật tự, chứ suy giảm nhanh chóng và đột ngột.
Trong các bài phát biểu gần đây, các quan chức Fed cho biết họ cam kết giữ thị trường lao động ổn định và cho rằng lãi suất hiện tại vẫn còn quá cao đến mưc đang kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, mặc dù số liệu việc làm tháng Chín tốt hơn dự đoán, nhưng thị trường việc làm nhìn chung không có dấu hiệu sẽ tăng nóng trở lại. Như vậy, có khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong tuần này. Các nhà đầu tư đang dự đoán gần như chắc chắn rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm.
Lãi suất thấp hơn có thể thu hút những người mua nhà đang do dự quay trở lại thị trường. Còn đối với các doanh nghiệp, việc giảm lãi suất cho phép họ tiếp tục triển khai các kế hoạch đã được xây dựng dựa trên dự đoán lãi suất thấp.
Dù mọi nghi ngại về nền kinh tế Mỹ chưa thể được giải đáp hết trong tuần này, nhưng ít nhất, bầu không khí dè dặt của nền kinh tế có thể sẽ bắt đầu được cởi bỏ.
Quyết sách của Fed tác động mạnh tới thị trường hàng hóa Theo tờ The Economist, giá hàng hóa biến động cùng lúc thường là kết quả của các sự kiện trên thế giới tác động tới thị trường. Bên ngoài toà nhà trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ ở Washington, D.C.. Ảnh: THX/TTXVN Là nước tiêu thụ nguyên liệu thô lớn nhất thế giới, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hay...