Liều thuốc mạnh tay
Trung Quốc vừa ban hành một lệnh cấm xây mới, cải tạo tất cả các trụ sở cơ quan công quyền trong 5 năm tới. Đây được coi là “liều thuốc mạnh tay” để chữa “bệnh” lãng phí, mà biểu hiện là những tòa nhà công vụ “5 sao” đang mọc lên ngày càng nhiều ở các huyện thị nước này.
Trụ sở UBND huyện Ninh Hương, tỉnh Hồ Nam
“Cung điện” cho “công bộc của dân”
Video đang HOT
Một công trình mà đến nay vẫn mang “tiếng để đời” là trụ sở UBND huyện Quán Nam, tỉnh Giang Tô. Vốn là một huyện kinh tế yếu kém, năm 2006, chính quyền vẫn quyết định đầu tư xây dựng công trình Trung tâm văn hóa công cộng với mục đích được ghi trong giấy phép là “thỏa mãn nhu cầu hoạt động văn hóa thể dục thể thao của toàn dân”. Công trình gồm tòa nhà chính trên diện tích 8.000m2, quảng trường rộng 12.000m2, một nhà thi đấu 3.000 chỗ ngồi, tổng diện tích mặt bằng là 30.000 m2, vốn đầu tư 62 triệu NDT (200 tỷ VND). Chỉ một thời gian sau khi công trình đi vào thi công, người dân Quán Nam đã thấy “công trình dân sinh” này mang đậm “mùi quan”.
Tháng 10-2007, khi tòa nhà chính hoàn thành, 4 cơ quan hành chính huyện chuyển tới đây làm việc, trung tâm văn hóa biến thành trụ sở UBND khiến người dân bức xúc. Tới lúc chính thức khánh thành, trụ sở UBND huyện Quán Nam được đánh giá là “Công trình xây dựng hạ tầng có quy mô lớn nhất, công năng toàn diện nhất, tiêu chuẩn kiến trúc cao nhất trong lịch sử các huyện”, với tổng diện tích 50.000m2, vốn đầu tư 120 triệu NDT. Năm 2008 khi Quán Nam kỷ niệm 50 năm thành lập, công trình này vẫn được liệt vào danh sách những công trình “vì lợi ích toàn dân”. Hàng ngày, các “công bộc của dân” ở huyện này được làm việc trong điều kiện cực kỳ cao cấp, bất chấp sự phản ứng gay gắt trong dân.
Một trong những tòa nhà công vụ khác gây phẫn nộ cho người dân Trung Quốc phải kể đến là trụ sở UBND thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy. Chuyện vui kể rằng, một du khách đến tham quan thành phố Phụ Dương, yêu cầu lái xe taxi đưa đến xem công trình kiến trúc nào đẹp nhất và được đưa tới “Nhà Trắng”. Đó là cái tên mà người dân địa phương gọi tòa nhà trụ sở UBND thành phố, công trình tọa lạc trên diện tích 151.200m2, với chi phí khổng lồ, chỉ riêng bậc thềm dẫn lên sảnh chính đã tiêu tốn tới 500.000 NDT. “Tòa nhà còn lớn hơn Lầu Năm góc. Nếu như không có quốc kỳ, tôi cũng không biết mình đang đứng ở Trung Quốc hay là Mỹ nữa”, du khách này nói.
Ngăn chặn kịp thời
Mấy năm gần đây, tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc, người dân không còn xa lạ với những trụ sở chính quyền địa phương được xây dựng với “tiêu chuẩn 5 sao” và trở thành công trình kiến trúc hoành tráng nhất, cao cấp nhất, sang trọng nhất trong vùng. Thậm chí có đánh giá cho rằng, mức độ xa xỉ của trụ sở cơ quan công vụ ở Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới. Theo quan niệm của chính quyền nhiều huyện thị, những tòa nhà đó sẽ làm đẹp bộ mặt cũng như chứng tỏ sự phát triển của địa phương mình, nên ra sức xây thật to, đẹp, bất chấp khả năng kinh tế thực cũng như điều kiện sống của nhân dân còn thấp kém.
Trước thực trạng đáng lo ngại đó, mới đây Chính phủ Trung Quốc đã phải ra “Thông báo về việc đình chỉ xây mới trụ sở Đảng, chính quyền và thanh lý nhà công vụ”, yêu cầu dừng tất cả các công trình xây mới trụ sở cơ quan Đảng, chính quyền, đồng thời giám sát nghiêm ngặt các dự án cải tạo, sửa chữa văn phòng công vụ. Cụ thể, trong 5 năm tới, không được phép xây mới bất cứ công trình nào làm trụ sở Đảng, chính quyền dưới bất cứ lý do hay hình thức nào, gồm cả xây mới, mở rộng, di dời, mua; cấm xây trụ sở dưới danh nghĩa “Học viện”, “Trung tâm”; đối với các dự án đã được phê chuẩn nhưng chưa khởi công cũng phải dừng lại. Thông báo cũng yêu cầu thanh lý toàn diện nhà công vụ của các cơ quan Đảng, chính quyền và cán bộ lãnh đạo, đồng thời siết chặt hơn việc quản lý nhà công vụ.
Dù giới phân tích cho rằng thông báo này chỉ là một biện pháp chống tham nhũng mang tính hình thức của Bắc Kinh, song ở một mức độ nào đó, nó vẫn nhận được những đánh giá tích cực từ dư luận Trung Quốc. “Một trụ sở công quyền xa xỉ không cho thấy đời sống nhân dân đã khấm khá hơn. Hy vọng đây không phải là một công cụ mới để ru ngủ nhân dân”, ông Lý Vỹ, một cư dân ở Phụ Dương, An Huy nói.
Theo ANTD
71.000 hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở
"Người có công với cách mạng được hỗ trợ 20-40 triệu đồng để sửa chữa, xây mới nhà ở".
Đó là một nội dung tại Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 15-6-2013. Đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình mà người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày 15-6-2013. Hộ gia đình được hỗ trợ phải có đủ 2 điều kiện. Đó là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận và đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) với mức độ phải phá dỡ để xây mới nhà ở; hoặc phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở. Trong năm 2013, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện cơ bản xong việc hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng theo đúng quy định đối với khoảng 71.000 hộ.
Theo ANTD
"Cắt ngọn" công trình sai phép ở phố Nhân Hòa UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) vừa có quyết định phê duyệt cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị tại địa chỉ 53 55 phố Nhân Hòa (phường Thanh Xuân Trung). Cụ thể, UBND quận đồng ý chỉ định Công ty CP Tập đoàn Phương Bắc phá dỡ các hạng mục sai phạm tại công trình...