Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư
Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu cách điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch, mang lại hy vọng cho người bệnh trong tương lai.
Ung thư luôn được coi là “án tử” với người bệnh. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học, hiện tại, các nhà nghiên cứu đang không ngừng tìm hiểu những cách điều trị giúp người bệnh kéo dài thời gian sống, thậm chí, tiêu diệt hoàn toàn những tế bào ác tính.
Ba phương pháp điều trị bệnh ung thư phổ biến
Vào thời Ai Cập cổ đại, con người tin rằng bệnh ung thư là do thần thánh gây ra. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, họ đã phân biệt được u ác tính và lành tính. Các thầy thuốc cũng dùng phẫu thuật cắt bỏ khối u trên bề mặt theo cách thức tương tự như ngày nay. Tới thời Hippocrates (ông tổ của nền y học thế giới, sinh vào khoảng năm 460 trước Công Nguyên), ông cho rằng ung thư là kết quả của việc thừa mật đen trong cơ thể. Hippocrates dùng từ “carcinos” và “carcinoma” (tiếng Hy Lạp) để mô tả những khối u. Bệnh ung thư được gọi là “karkinos” (tiếng Hy Lạp, nghĩa là con cua), vì ông nhận thấy khối u ác tính có hình dáng giống như con cua.
Thời gian sau đó, các bác sĩ không ngừng tìm hiểu cách điều trị căn bệnh quái ác này. Với sự phát triển của thuốc gây mê vào thế kỷ 19, việc phẫu thuật trở nên dễ dàng hơn nhưng vẫn còn những hạn chế, nhất là với người bệnh đang ở giai đoạn di căn, khối u đã lan rộng.
Các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu phương pháp điều trị ung thư trong nhiều thập kỷ qua. Ảnh: Roche
Năm 1903, những bệnh nhân đầu tiên được điều trị thành công bằng xạ trị. Loại điều trị này sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này là một bước tiến lớn và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Tuy nhiên, xạ trị có những hạn chế, làm hỏng các tế bào bình thường trong quá trình điều trị và có thể gây ra tác dụng phụ.
Sự phát triển đáng chú ý tiếp theo là sự ra đời của hóa trị liệu được phát hiện lần đầu tiên trong Chiến tranh thế giới thứ hai, với phương pháp chữa trị ung thư di căn đầu tiên vào năm 1956. Vào thời điểm này, đây là bước đột phá lớn, mang lại hy vọng cho bệnh nhân. Hóa trị đã phát triển trong hơn 70 năm qua và ngày càng phức tạp hơn so với trước đây, nhưng phương pháp này vẫn hoạt động bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư, đặc biệt là nhắm mục tiêu vào các tế bào phân chia nhanh chóng. Tuy nhiên, hóa trị không chỉ khiến tế bào ung thư bị phá hủy mà các tế bào bình thường khác, bao gồm cả trong máu và tủy xương cũng bị ảnh hưởng. Do đó, tác dụng phụ không mong muốn của hóa trị liệu là phá hủy cả những tế bào khỏe mạnh như bạch cầu khiến con người dễ bị nhiễm trùng hơn.
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư
Video đang HOT
Trong nhiều thế kỷ, phẫu thuật, xạ trị và hóa trị luôn được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thư. Nhưng hóa trị và xạ trị đều bị coi là “vũ khí tàn ác” trong việc hủy hoại các mô lành, còn phẫu thuật thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ tồn tại những tế bào ác tính.
Một bước tiến lớn trong điều trị ung thư là các liệu pháp nhắm mục tiêu – một loại điều trị ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ác tính bằng cách can thiệp vào những phân tử cụ thể. Trong khi, xạ trị và hóa trị nhắm tới các tế bào bình thường lẫn ác tính thì liệu pháp điều trị nhắm mục tiêu lại hướng đến những tế bào cụ thể, liên quan tới ung thư. Phương pháp này được gọi là liệu pháp miễn dịch.
Hệ thống miễn dịch sẽ phát hiện và phá hủy bất cứ thứ gì không nên có trong cơ thể (bao gồm các tế bào ung thư) bằng cách nhận ra những thay đổi bất thường của tế bào bình thường. Thông thường, hệ thống miễn dịch hoạt động để loại bỏ những tế bào lạ hoặc bất thường này bằng cách sử dụng các tế bào T để tìm kiếm và tiêu diệt những mối đe dọa tiềm tàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các tế bào bị đột biến này có thể trốn tránh phản ứng miễn dịch để phát triển thành những khối u có hại.
Liệu pháp miễn dịch được coi là tia hy vọng lớn cho bệnh nhân ung thư. Ảnh: BBC
Bằng việc tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh ung thư và cách hệ thống miễn dịch hoạt động, các nhà khoa học dần phát triển những loại thuốc làm tăng liệu pháp miễn dịch. Mục tiêu của các loại thuốc này là giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và tấn công những tế bào ung thư theo nhiều cách khác nhau. Một số tìm kiếm và ghi đè lên các cơ chế ngăn chặn tế bào T giúp tạo ra phản ứng miễn dịch, số khác tìm cách kích thích phản ứng miễn dịch.
Miễn dịch học và ung thư là môn khoa học rất phức tạp nhưng bằng cách tìm hiểu rõ về những khía cạnh của sinh vật học, các nhà khoa học có thể điều chỉnh việc sử dụng phương pháp điều trị miễn dịch ung thư cho từng loại khối u cụ thể của một người.
Robin Taylor – Phó chủ tịch khoa Liệu pháp miễn dịch ung thư tại Roche, cho biết việc sử dụng hóa trị liệu đã phá hủy cả những tế bào đang phát triển khỏe mạnh, dẫn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư giảm rõ rệt. Vì vậy, liệu pháp miễn dịch là một nghiên cứu tuyệt vời bởi nó không chỉ tấn công các tế bào ung thư mà còn có thể loại bỏ hoàn toàn chúng.
“Liệu pháp miễn dịch ung thư là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị và không ngừng mở rộng, có thể thay đổi cách chúng ta điều trị căn bệnh hiểm nghèo này trong tương lai. Kiến thức mở rộng về sinh học miễn dịch, cách tăng cường và hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư, tạo cho người bệnh sự lạc quan lẫn hy vọng trong cả hiện tại và tương lai”, ông Robin Taylor nói.
Các bác sĩ "nâng cấp" hệ miễn dịch để điều trị ung thư máu như thế nào?
Các nhà khoa học đã phát triển một liệu pháp miễn dịch mới có tên CAR T-cell, với mục tiêu tăng cường khả năng nhận diện ung thư của hệ miễn dịch, từ đó chủ động tiêu diệt loại tế bào ác tính này.
Ung thư máu là hiện tượng các tế bào máu phát triển và phân chia mất kiểm soát, làm rối loạn chức năng bình thường của tế bào máu như chống lại các tác nhân xâm hại hay sản sinh tế bào máu mới. Khác với nhiều loại ung thư thường gặp, ung thư máu không hình thành các khối u thể rắn. Thay vào đó, các tế bào ác tính sẽ phát tán khắp các mạch máu, hạch bạch huyết hay tủy xương. Có 3 loại ung thư máu chính là: Bệnh bạch cầu, u lympho, đa u tủy.
Các biện pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư máu hiện nay là hóa trị, xạ trị và cấy ghép tế bào gốc. Tuy nhiên, vì mỗi phương pháp đều tồn tại những mặt hạn chế nhất định, nên các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm kiếm các cách tiếp cận mới để điều trị loại ung thư không hình thành khối u này.
Một trong những phương pháp điều trị ung thư máu mới, được kì vọng nhất hiện nay là "CAR T-cell". Khác với hóa trị hay xạ trị là sử dụng các tác nhân bên ngoài như hóa chất hay tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư, "CAR T-cell" về bản chất là một liệu pháp miễn dịch, sẽ dựa vào chính khả năng miễn dịch của cơ thể để điều trị bệnh.
Vì sao hệ miễn dịch có thể tiêu diệt mầm bệnh nhưng lại không tấn công ung thư
Hệ miễn dịch là một cỗ máy sinh học mạnh mẽ được tạo nên bởi nhiều cơ quan và tế bào chuyên biệt giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm hại và bệnh tật.
Trong số các "vệ binh" của cơ thể, tế bào T có nhiệm vụ săn tìm và tiêu diệt các tế bào bất bình thường, trong đó có cả tế bào ung thư. Nghe có vẻ đơn giản nhưng nhiệm vụ tìm, diệt này là cả một quá trình hết sức phức tạp, cụ thể:
Trên bề mặt tế bào T có các thụ thể với hình dạng như những sợi râu. Chúng có khả năng gắn kết vào các loại protein được tìm thấy trên bề mặt của tất cả các tế bào, được gọi là kháng nguyên. Trong trường hợp thụ thể của tế bào T gắn kết vào một kháng nguyên bất thường, tế bào T sẽ được cảnh báo và chuyển sang trạng thái tấn công. Lúc này, tế bào T sẽ tiết các chất độc tế bào để tiêu diệt tế bào bất thường vừa phát hiện. Cùng với đó, nó sẽ liên tục phát đi tín hiệu để gọi các tế bào T khác cùng đến để tấn công "kẻ lạ mặt".
Tuy nhiên, nếu ung thư dễ bị tiêu diệt đến như vậy, thì nó đã không trở thành căn bệnh mà suốt hơn 100 năm qua con người vẫn chưa thể chiến thắng hoàn toàn.
Một trong những thứ vũ khí nguy hiểm nhất của tế bào ung thư chính là khả năng "đánh lừa" hệ miễn dịch. Để làm được điều này, tế bào ung thư sẽ tạo ra các loại kháng nguyên bất thường, ngăn không cho thụ thể của tế bào T gắn kết vào hoặc khiến thụ thể nghĩ rằng chúng là tế bào khỏe mạnh, điều này đồng nghĩa với việc tế bào T sẽ không tiêu diệt tế bào ung thư, và cho phép tế bào ác tính này thoải mái tăng sinh trong cơ thể của chúng ta.
CAR T-cell: Nâng cấp cho tế bào miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư
Để khắc phục điều này, các nhà khoa học đã phát triển một liệu pháp miễn dịch mới có tên CAR T-cell, với mục tiêu tăng cường khả năng nhận diện của hệ miễn dịch. CAR T-cell là liệu pháp chuyên dành để điều trị các loại ung thư máu như bệnh bạch cầu cấp, u lympho, đa u tủy.
Trong khi các liệu pháp miễn dịch truyền thống thường sẽ gắn các loại thuốc điều trị ung thư lên tế bào T của bệnh nhân, khiến chúng có thể nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư, thì CAR T-cell dựa hoàn toàn vào chính tế bào T của người bệnh.
Cụ thể, với phương pháp này, trước hết máu của bệnh nhân sau khi được rút ra bên ngoài qua tĩnh mạch sẽ được chạy qua máy tách tế bào, với nhiệm vụ giữ tế bào T ở lại. Máu sau khi phân tách sẽ được trả về cơ thể bệnh nhân.
Tiếp theo, tế bào T vừa được phân tách sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để biến đổi gen, bằng cách thêm vào một loại kháng thể đặc biệt có tên là "CAR", để biến chúng thành các "tế bào T CAR". Tế bào T CAR tiếp đó sẽ được nhân lên thành hàng triệu bản sao, trước khi được truyền trở lại cơ thể bệnh nhân.
Dưới sự hỗ trợ của thụ thể CAR, các tế bào T chỉnh sửa gen đã có thể gắn kết vào các thụ thể đặc biệt của tế bào ung thư, nhận diện, và tiêu diệt chúng, điều mà tế bào T bình thường không thể làm được.
Các số liệu bước đầu về liệu pháp đặc biệt này đã cho thấy tiềm năng đầy hứa hẹn của nó trong điều trị ung thư máu.
Phân biệt hóa trị và xạ trị Hóa trị được đưa vào qua đường truyền tĩnh mạch hoặc có thể uống còn xạ trị là hình thức sử dụng các chùm bức xạ tập trung vào khu vực cụ thể trong cơ thể. Hóa trị và xạ trị là hai trong số các phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất. Việc bệnh nhân được điều trị bằng phương...