Liệu pháp ‘cù lét’ có thể giúp chữa bệnh
Các nhà nghiên cứu cho biết liệu pháp “gây nhột” thúc đẩy sức khỏe tổng thể và có khả năng làm chậm một số ảnh hưởng của lão hóa, theo Health 24.
Rối loạn hệ thần kinh thực vật gây choáng váng, chóng mặt, muốn ngất xỉu – Shutterstock
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Sinh lý học, cho biết “ cù lét” kích thích dây thần kinh phế vị, có thể giúp khôi phục hoạt động khỏe mạnh của cơ thể.
Kích thích dây thần kinh phế vị
Một cái “cù lét” nhỏ – bằng điện – vào tai có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể. Và các nhà nghiên cứu Anh tuyên bố điều này có thể thúc đẩy sức khỏe tổng thể và có khả năng làm chậm một số tác động của lão hóa, theo Health 24.
Liệu pháp “cù lét” gây nhột được gọi là kích thích dây thần kinh phế vị qua da.
Quy trình này gồm việc kẹp các kẹp có gắn các điện cực trên vành tai. Một dòng điện nhỏ được truyền qua các kẹp này để tác động đến dây thần kinh phế vị.
Hệ thần kinh thực vật của con người gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Hai hệ thần kinh này bình thường sẽ cân bằng lẫn nhau.
Dây thần kinh phế vị là dây thần kinh đối giao cảm lớn nhất của cơ thể, nó truyền các tín hiệu từ não tới các cơ quan chủ chốt.
Hệ thần kinh thực vật chịu sự chi phối của những bộ phận thần kinh hoạt động một cách tự động, hoàn toàn nằm ngoài ý thức của con người, như huyết áp, nhiệt độ và nhịp tim.
Video đang HOT
Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa 2 hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng kích thích dây thần kinh phế vị qua da có thể giúp khôi phục sự cân bằng giữa hai hệ thần kinh này, theo Health 24.
Tạo sự cân bằng
Tiến sĩ Susan Deuchars, từ Đại học Leeds ở Anh và nhóm nghiên cứu đã tiến hành 3 thử nghiệm. Hai nghiên cứu đầu tiên chỉ kích thích dây thần kinh phế vị qua da một lần. Nghiên cứu thứ ba thực hiện kích thích dây thần kinh phế vị qua da 15 phút mỗi ngày, kéo dài trong hai tuần.
Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều ở độ tuổi 55 trở lên. Không ai có bất kỳ bằng chứng nào về bệnh tim.
Nghiên cứu đầu tiên có 14 tình nguyện viên. Nghiên cứu thứ hai gồm tổng cộng 51 người.
Thử nghiệm thứ ba có 29 tình nguyện viên.
Tiến sĩ Susan Deuchars cho biết kết quả: Chỉ hai tuần kích thích dây thần kinh phế vị qua da hằng ngày đã giúp cân bằng lại mức độ hoạt động trong hai nhánh giao cảm và đối giao cảm của hệ thần kinh thực vật, theo Health 24.
Hai nhánh này thường hoạt động cân bằng giúp cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
Khi già đi và khi mắc một số căn bệnh, sự cân bằng này sẽ mất đi và nhánh thần kinh giao cảm chiếm ưu thế hơn nhánh thần kinh đối giao cảm, làm cho hệ thần kinh thực vật mất cân bằng, gây bất lợi cho sức khỏe.
Việc kích thích dây thần kinh phế vị qua da hằng ngày có thể khôi phục hoạt động cân bằng của hệ thần kinh thực vật nhằm đảm bảo các chức năng cơ thể hoạt động khỏe mạnh, tiến sĩ Susan Deuchars nói.
Kết quả cho thấy liệu pháp này đã cải thiện tình trạng tinh thần và giấc ngủ. Nó cũng có vai trò điều trị bệnh tim, huyết áp cao, bệnh Alzheimer và bệnh tiểu đường loại 2.
Khi bị rối loạn hệ thần kinh thực vật, người bệnh sẽ có những triệu chứng: Hồi hộp, nhịp tim nhanh; khó thở, hụt hơi; đau nhói hoặc đau thắt ngực, nóng và rát ở vùng ngực, chóng mặt, choáng váng, muốn ngất xỉu, cơ thể lả đi do nhịp tim quá nhanh khiến cho thiếu máu lên não hoặc hạ huyết áp tư thế đột ngột; tê cứng và ngứa ran ở vùng xung quanh miệng; tay chân run và đổ mồ hôi do hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức; mệt mỏi; mất ngủ.
Khi bệnh ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ luôn hoang mang, sợ hãi và dễ bị trầm cảm, càng gây rối loạn nhịp tim trầm trọng hơn.
Hiện tại, tiến sĩ Deuchars đã lên kế hoạch cho nghiên cứu sâu hơn. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tiến hành trên nhiều người hơn và thử nghiệm sử dụng thiết bị trong thời gian dài hơn.
Theo Thanh niên
Hà Nội: Cụ ông đang ăn cơm, đột ngột tử vong ngoài đường do nắng nóng
Dưới cái nắng gần 60 độ ngoài đường, cục ông khoảng 70 tuổi đang ăn dở bữa cơm, đột ngột bất tỉnh rồi tử vong.
Sự việc xảy ra vào chiều 18/5, trước cửa nhà của một hộ dân trên đường Yên Phụ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Thời điểm trên, người dân phát hiện cụ ông khoảng 70 tuổi nằm bất tỉnh trước cửa nhà dân. Khi lại gần kiểm tra, mọi người phát hiện cụ ông đã tử vong, nghi sốc nhiệt do nắng nóng. Bên cạnh nạn nhân vẫn còn bát cơm do người đi đường mang đến nhưng chưa kịp ăn hết.
Cụ ông được phát hiện tử vong ngay trước cửa nhà dân
Cơ quan chức năng sau đó đã có mặt để xử lý. Được biết, đây là người đàn ông vô gia cư, gần đây mới lang thang trên địa bàn.
Thời điểm buổi trưa và đầu giờ chiều ngày 18/5, nhiệt độ tại Hà Nội vượt qua mức 40 độ, tuy nhiên nhiệt độ thực tế ngoài trời lên tới gần 60 độ C.
Cơ quan khí tượng quốc gia đã phải đưa ra cảnh báo, nắng nóng cực điểm gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ, thậm chí tử vong do sốc nhiệt khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, trời nắng nóng cao điểm như những ngày qua tác động rất nhiều đến sức khoẻ, làm gia tăng các ca đột quỵ, sốc nhiệt phải vào viện cấp cứu.
Với những nhóm nguy cơ cao, nắng nóng sẽ là yếu tố thuận lợi gây đột quỵ, chủ yếu trên các bệnh nhân có sẵn các bệnh lý không lây nhiễm như: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim, bệnh máu, bệnh van tim, bệnh rối loạn chuyển hoá, thừa cân...
Và không chỉ người già mới dễ đột quỵ trong nắng nóng, trẻ cũng tử vong nếu chủ quan. Mới nhất là trường hợp nam bác sĩ 31 tại Hà Nội đột quỵ, tử vong khi đi đá bóng.
Tình trạng sốc nhiệt trong nắng nóng cũng rất phổ biến, nhất là những nhóm phải làm việc lâu dưới nắng như công nhân, nông dân...
Khi đi dưới trời nắng quá lâu sẽ khiến cơ thể không dung nạp được nhiệt độ môi trường, rối loạn chuyển hoá nhiệt do tiếp xúc nhiệt độ cao trong thời gian dài khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao vượt quá ngưỡng chịu đựng, gây nguy cơ đột quỵ hoặc sốc nhiệt.
Do đó, để đảm bảo an toàn sức khoẻ, các chuyên gia luôn khuyến cáo, hạn chế ra đường trong thời điểm nắng gây gắt từ 12-16h hàng ngày. Nếu buộc phải ra đường cần phải có các biện pháp che chắn, bảo vệ, đồng thời phải uống đủ nước để tránh mất nước, tránh sốc nhiệt.
Khi bị sốc nhiệt có các biểu hiện choáng váng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... cần ngồi chỗ thoáng mát, tốt nhất là nơi có điều hoà, nới rộng quần áo, uống nước pha muối hoặc nước chanh... Sau đó chườm nước đá mát cho người bệnh ở các vị trí cổ, nách, bẹn, lưng... giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể nhanh. Tiếp tục theo dõi thân nhiệt và tiến hành các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống dưới 38,5 độ. Nếu không hạ, cần phải đưa nạn nhân vào BV cấp cứu càng sớm càng tốt.
Minh Anh
Theo vietnamnet
Khiêu vũ giữ tâm trí sắc bén Hai nghiên cứu cho thấy khiêu vũ không chỉ đem lại niềm vui, mà còn giúp giữ cho trí não sắc bén và trái tim khỏe mạnh. Shutterstock Cuộc khảo sát liên quan đến 49.000 người được thực hiện tại Anh và công bố trên chuyên san American Journal of Preventive Medicine cho thấy khiêu vũ với cường độ vừa phải giúp giảm...