Liệu pháp cải thiện bệnh gút
Bệnh gút là một trong những dạng gây đau nhất của viêm khớp, khi các khớp sưng phồng kèm theo cơn đau nhức nhối. Theo các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ, một số liệu pháp tự nhiên sau có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh của bạn.
Cherry, giấm táo, gừng, nước chanh… có ích trong việc điều trị gút – Ảnh: Hạ Huy – Shutterstock
Quả táo. Các chuyên gia khuyên nên ăn 1 quả táo sau mỗi bữa ăn. Hàm lượng a xít malic có trong táo giúp trung hòa a xít uric trong cơ thể và do đó làm giảm đau và viêm khớp. Thường lượng a xít uric trong cơ thể dư thừa sẽ dẫn tới bệnh gút. Nếu không thích ăn táo, bạn có thể thử nước ép táo. Hoặc bạn cũng có thể ăn 1 củ cà rốt sống mỗi ngày.
Quả cherry. Nguồn chất chống ô xy hóa dồi dào trong quả cherry giúp giảm viêm và đau ở bệnh nhân gút. Ăn khoảng 15 – 20 quả cherry mỗi ngày. Một cách khác là uống 1 ly nước ép cherry đen hằng ngày. Bạn cũng có thể thêm một vài tép tỏi băm nhỏ trong đó.
Giấm táo. Độ chua của giấm táo có tác dụng giảm các cơn đau cấp tính của bệnh gút. Nếu thêm chút mật ong vào giấm táo trước khi dùng sẽ giúp giảm sưng nhờ nó thúc đẩy các phản ứng chống viêm của cơ thể. Hòa một muỗng cà phê giấm táo vào ly nước, uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Gừng. Nhờ đặc tính kháng viêm của gừng nên đây là một trong những loại thảo dược tốt nhất cho bệnh nhân gút. Nó cũng giúp giảm đau đáng kể do các khớp bị viêm gây ra. Bạn có thể thêm gừng khi nấu nướng hoặc ăn sống một miếng gừng nhỏ mỗi ngày. Hoặc thêm một nửa muỗng cà phê gừng vào một ly nước nóng và hòa đều, nên uống ít nhất 1 lần/ngày. Nếu siêng thì bạn có thể nghiền gừng và hòa với chút nước, sau đó áp lên chỗ bị đau sưng và để như vậy trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Làm cách này 1 lần/ngày.
Bột nở (baking soda). Sẽ giúp làm giảm a xít uric trong cơ thể, từ đó giúp giảm cơn đau từ bệnh gút. Theo trang tin top10homeremedies.com, bạn hãy hòa nửa muỗng cà phê bột nở vào 1 ly nước. Uống hỗn hợp này 4 lần/ngày nhưng không nhiều hơn. Duy trì cách này trong 2 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn trên 60 tuổi, không nên dùng hơn 3 lần/ngày. Ngoài ra, nếu bạn bị huyết áp cao thì không nên áp dụng cách này.
Video đang HOT
Muối epsom. Là tên gọi khác của muối vô cơ (magnesium sulphate, công thức MgSO4.7H2O), có thể điều trị hữu hiệu bệnh gút. Muối epsom có hàm lượng ma giê cao giúp làm giãn cơ bắp và giảm đau khi dùng cùng với nước ấm. Châm nước ấm vào thau nước và hòa tan 4 muỗng canh muối epsom. Ngâm cơ thể hoặc chân vào dung dịch này trong 15 phút hoặc cho đến khi nước nguội. Liệu pháp này làm tăng lưu lượng máu và giảm sưng chân. Làm cách này 1 lần/tuần. Nếu bạn bị gút nặng, có thể thực hiện 2 – 3 lần/tuần.
Nước chanh. Để trung hòa a xít uric trong cơ thể, bạn có thể dùng nước chanh kết hợp với bột nở. Vắt 1 trái chanh vào nửa muỗng cà phê bột nở. Để vài giây cho hết sủi bọt, sau đó đem hòa với 1 ly nước và uống. Giải pháp khác là vắt nửa trái chanh vào 1 ly nước và uống 3 lần/ngày.
Chuối. Rất tốt để điều trị bệnh gút nhờ hàm lượng kali cao trong chuối, chất giúp chuyển các tinh thể a xít uric sang chất lỏng để cơ thể dễ dàng tống khứ ra ngoài thông qua nước tiểu. Bạn chỉ việc ăn 1 – 2 quả chuối mỗi ngày.
Than hoạt tính. Có khả năng hấp thụ a xít uric, vốn rất hữu ích trong việc điều trị bệnh gút. Hãy tắm cùng than hoạt tính khoảng 3 ngày một lần sẽ giúp giảm đau. Hòa nửa chén bột than với một ít nước cho đến khi nó đặc sệt, sau đó hòa thêm nhiều nước. Ngâm chân vào dung dịch này trong ít nhất nửa giờ. Hoặc bạn có thể lấy ít than hòa với chút nước đắp lên da. Để trong 30 phút; sau đó rửa sạch với nước ấm.
Nước lạnh. Giúp giảm sưng và giảm đau ở bệnh nhân gút. Nhưng lưu ý không chườm đá trực tiếp vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh. Thay vào đó, bạn quấn túi chườm lạnh vào khăn và áp lên chỗ bị đau trong 15 phút. Làm cách này 2 lần/ngày. Hoặc có thể ngâm chỗ khớp bị sưng viêm vào nước lạnh trong 10 – 15 phút.
Bột mù tạt. Thoa bột mù tạt lên chỗ khớp bị đau có tác dụng cải thiện bệnh. Để có kết quả tốt nhất, nên để bột qua đêm.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
5 lợi ích sức khỏe của nghe nhạc
Nghiên cứu đã chứng minh rằng nghe nhạc có thể giúp chữa lành vết thương cả về thể chất và tinh thần. Âm nhạc gần gũi với trái tim con người thậm chí còn được chứng minh là chữa các bệnh tâm thần và nhiều bệnh có liên quan khác.
Hãy cùng xem nghe nhạc có lợi như thế nào cho sức khỏe của bạn nhé:
1. Giúp giảm đau cho cơ thể
Nghiên cứu cho thấy những người đang bị đau đớn về thể chất đã có sự khác biệt đáng kể về khả năng chịu đau khi họ nghe nhạc. Âm nhạc thực sự khiến bệnh nhân cảm thấy bớt đau hơn và liệu pháp âm nhạc trở thành quy chuẩn trong lĩnh vực y học giảm đau.
2. Khiến bạn ăn ít hơn
Khi nghe nhạc êm dịu ở chế độ vừa phải, mọi người có xu hướng tập trung vào những gì họ đang ăn và ăn bao nhiêu. Ăn ít giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh và nghe nhạc giúp đạt được mục tiêu này. Nhưng bạn cần chắc chắn là đang nghe nhạc êm dịu vì bạn có khả năng sẽ ăn nhiều hơn khi nghe nhạc to và sôi động.
3. Tăng cường chức năng mạch máu
Nghe những bản nhạc hạnh phúc giúp bạn có được cảm xúc tuyệt vời, nhờ vậy tăng cường lưu thông máu và giữ cho bơm máu lên tim được nhịp nhàng. Điều này giúp cho tim và cơ thể khỏe mạnh vì cung cấp đủ oxy lên não.
4. Giúp ngủ tốt hơn
Có một thực tế đã được biết đến rằng bạn ngủ tốt hơn khi nghe nhạc. Ví dụ rõ ràng nhất là những bài hát ru các bà mẹ đã hát cho con nghe từ nhiều năm nay. Không chỉ trẻ con, người lớn cũng ngủ ngon hơn khi nghe những bản nhạc êm dịu trước khi ngủ. Âm nhạc không chỉ giúp bạn dễ ngủ hơn mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Bạn sẽ ít gặp ác mộng hơn khi nghe nhạc trước khi đi ngủ.
5. Cải thiện tinh thần và giảm trầm cảm
Nghe loại nhạc yêu thích giúp bạn tinh thần bạn trở nên sảng khoái và giảm trầm cảm. Liệu pháp âm nhạc nhanh chóng trở thành một phần của điều trị các bệnh về tinh hần vì nó làm dịu các dây thần kinh và giúp não truyền các tín hiệu tích cực tới cơ thể.
Nghe nhạc không chỉ là một sở thích tốt mà nó còn giúp duy trì cơ thể và tinh thần khỏe mạnh. Vì nghe nhạc mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe nên bạn hãy thử thực hiện càng sớm càng tốt.
Hải Ngân
Theo MGW
Công dụng bất ngờ của sữa mẹ Nếu muốn con thông minh, có học vấn cao và kiếm được thu nhập tốt về sau, bạn hãy cho trẻ bú sữa mẹ lâu hơn (tới 12 tháng). Ảnh: Shutterstock Các nhà khoa học thuộc Đại học liên bang Pelotas (Brazil) rút ra kết luận trên sau khi khảo sát ở khoảng 3.500 trẻ sơ sinh trong 30 năm. Các tình nguyện...