Liệu Mỹ có can thiệp sâu hơn vào xung đột Syria?
Theo một cựu quan chức cấp cao, mục đích của các nhà hoạch đính chính sách Mỹ vẫn là tránh can thiệp sâu hơn vào cuộc xung đột Syria.
Dường như chính giới Mỹ không còn nuôi ảo tưởng về chính sách của Washington liên quan đến Syria, khi chương trình đào tạo và trang bị vũ khí cho quân nổi dậy “ôn hòa” Syria đã thất bại. Hiện tại, chính phủ Mỹ buộc phải thực hiện bước tiếp theo với những sự lựa chọn mà Washington đều không mong muốn.
Tổng thống Obama đã không tiến hành các biện pháp cần thiết để giải quyết cuộc xung đột tại Syria ngay từ khi nội chiến bùng phát trong năm 2011.
Theo trang Defense One, cựu quan chức Mỹ nói trên cho rằng Tổng thống Obama đã không tiến hành các biện pháp cần thiết để giải quyết cuộc xung đột tại Syria ngay từ khi nội chiến bùng phát trong năm 2011.
Qua đó, tất cả các cuộc đàm phán về vấn đề Syria đều không mang lại hiệu quả. Mọi hành động của Mỹ đều nhằm ủng hộ các lực lượng muốn lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Video đang HOT
Cựu quan chức giấu tên tiết lộ trên Defense One rằng không có bất kỳ cuộc thảo luận toàn diện nào tại Washington về những việc cần làm tại Syria trong suốt bốn năm qua. Ông nhấn mạnh chính quyền Mỹ không muốn can thiệp sâu hơn vào cuộc xung đột Syria và nói thêm chính sách của Washington cuối cùng đã “đổ bể”.
“Chúng tôi từng nghĩ có thể kiểm soát tình hình (tại Syria) nhưng khi nhìn lại, đó chỉ là mơ tưởng”, vị quan chức nói.
Cựu đại sứ Mỹ tại Syria, ông Robert Ford, khẳng định rằng Nhà Trắng “bất đắc dĩ” can thiệp vào cuộc nội chiến Syria và nhấn mạnh Tổng thống Obama đã không thể đưa ra những biện pháp quyết liệt giải quyết vấn đề.
“Thay vì lấy lực lượng người Syria địa phương chiến đấu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS, chúng tôi phải sử dụng không quân Mỹ. Giải pháp này tốn kém hơn và làm mất uy tín của chúng tôi, nhất là khi cuộc chiến không thành công”, Defense One dẫn lời cựu đại sứ Robert Ford.
Cho đến nay, phiến quân IS vẫn chưa bị đánh bại, hàng nghìn người tị nạn Syria rời bỏ đất nước sang Châu Âu và Moscow đang hoạt động hiệu quả hơn Washington trong chiến dịch không kích phiến quân IS.
Theo Defense One, Washington nhận thấy rằng những biện pháp chủ động như đưa bộ binh tham chiến là cần thiết để giữ thể diện cho nước Mỹ nhưng dường như không quan chức nào ở Nhà Trắng muốn đả động đến ý kiến này.
Thiên An (Theo Sputnik)
Theo kienthuc
Tướng Iran thuyết phục Nga can thiệp quân sự ở Syria?
Tướng Iran Qassem Soleimani được cho là đã đến Moscow vào tháng 7 và thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin can thiệp quân sự vào tình hình Syria.
Theo tin tức trên Reuters, ông Soleimani đã trải tấm bản đồ Syria để giải thích cho Nga thấy tình hình đang ngày càng xấu đi ở Syria.
Phe nổi dậy đang tiến về phía bờ biển, đặt ra nguy hiểm đến Tartus, vùng đất đa phần nơi sinh sống của người Alawite trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Đây cũng là nơi hiện diện căn cứ hải quân duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải.
Thiếu tướng Iran Qassem Soleiman (trái).
Người Nga lo lắng và cảm thấy tình hình đã xấu đi nghiêm trọng, đặt ra nguy hiểm thực sự với chính quyền Syria. Iran bảo đảm rằng vẫn có cách để "giành lại thế thượng phong", một quan chức cấp cao khu vực cho biết. "Vào thời điểm đó, Soleimani đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo với Moscow rằng họ chưa mất hết tất cả quân bài".
Ông Soleimani là Tư lệnh lữ đoàn Al-Quds - lực lượng đặc nhiệm đặc biệt tinh nhuệ thuộc Vệ binh Hồi giáo Iran (IRGC). Ông cũng đóng vai trò chỉ đạo cuộc chiến của dân quân người Shiite do Iran hậu thuẫn, chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq.
Sau chuyến đi hồi tháng 7 của Soleimani, Nga và Iran đã có các cuộc liên lạc cấp cao để thống nhất rằng cần phải có sự hỗ trợ mới cho ông Assad, trong bối cảnh quân đội Syria đang ngày càng thất bại.
Khi được hỏi về thông tin về cuộc họp tháng 7 này, phát ngôn viên của ông Putin, Dmitry Peskov ngày 7/10 nói rằng có quá nhiều tuyên bố từ các quan chức giấu tên.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho biết ông "không có thông tin gì" về việc tướng Soleimani thăm Nga. Iran cùng ngày cũng không đưa ra tuyên bố phản hồi về những thông tin này.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Can thiệp quân sự vào Syria: Không dễ dàng đến vậy Với dòng người tị nạn đổ về châu Âu không có dấu hiệu ngừng lại, các quốc gia thi nhau yêu cầu tìm ra gốc rễ của cuộc khủng hoảng và nhanh chóng giải quyết nó. Một số cho rằng không có hy vọng tiến hành các nỗ lực ngoại giao ở Syria, trong khi số khác muốn leo thang quân sự. Leon...