Liều mua nhà không sổ đỏ, sau 3 năm đổi chung cư 3 tỷ đồng giữa trung tâm
Khi đó, nhiều người cũng khuyên anh chị không nên mua đất chưa có sổ đỏ, tốt nhất mua chung cư dành cho người thu nhập thấp.
Tuy nhiên, anh chị vẫn liều giữ nguyên quyết định của mình.
Vợ chồng chị Thu đều xuất thân tỉnh lẻ. Anh chị kết hôn năm 2014. Chị Thu làm kế toán với mức thu nhập 9 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm trình dược viên của một công ty dược có mức thu nhập trung bình 12 triệu đồng. Sau khi cưới, anh chị thuê nhà với giá 3 triệu đồng/tháng bao gồm cả điện nước.
“Năm 2017, vợ chồng mình sinh bé đầu lòng, mọi khoản chi tiêu sinh hoạt phát sinh lên nhiều hơn. Một tháng trừ mọi chi phí, vợ chồng mình chỉ để ra được khoảng 4 triệu đồng. Mệt nhất là khoản thuê nhà, rõ mất tiền mà lúc nào cũng nơm nớp lo chủ nhà đòi lại nên không có cảm giác yên ổn.
Cũng vì thế, vợ chồng mình luôn nung nấu quyết tâm phải mua bằng được một căn nhà dù nhỏ cũng được, miễn là nhà của mình và thoát hoàn toàn cảnh thuê trọ”, chị Thu cho biết.
Sau khi mua lại căn nhà cấp 4, vợ chồng chị Thu đầu tư thêm 40 triệu đồng để làm lại nền, ốp lại tường (Ảnh minh họa).
Tháng 11/2018, sau 4 năm lăn lộn làm ăn, anh chị cũng tích cóp được 300 triệu đồng, cộng với khoản tiền cưới trước đó dồn lại được gần 500 triệu. Anh chị bắt đầu nghĩ tới chuyện mua nhà.
Nhưng, thay vì mua chung cư trả góp như nhiều vợ chồng trẻ khác, vợ chồng chị Thu lại chọn mua một căn nhà cấp 4 rộng 32 m2, chưa có sổ đỏ với giá 620 triệu đồng. Thiếu tiền, hai vợ chồng về quê vay mượn người thân. Chị kể, khi đó nhiều người cũng khuyên anh chị không nên mua đất chưa có sổ đỏ, tốt nhất mua chung cư dành cho người thu nhập thấp, song anh chị vẫn liều giữ nguyên quyết định của mình.
Theo chia sẻ của chị Thu, căn nhà cấp 4 chị mua ở vị trí khá thoáng đãng, ngõ đi vào rộng, tuy chưa có sổ đỏ nhưng tường xây kiên cố. Vợ chồng chị về đầu tư thêm 40 triệu đồng làm lại nền, ốp lại tường là nhìn khang trang, khác hẳn.
Đặc biệt, do ngay từ đầu đã xác định sẽ không gắn bó lâu dài nên sau khi dọn về sống, vợ chồng chị Thu vẫn tiếp tục nghe ngóng đợi có người hỏi mua, được giá là sẽ bán.
Video đang HOT
“Dọn về ở được 5 tháng, có người hỏi mua lại căn nhà của mình với giá 800 triệu đồng. Vợ chồng mình quyết định bán luôn. Mình cũng nhận ra có rất nhiều người sẵn sàng mua nhà chưa có sổ đỏ bởi tài chính có hạn nên quyết định tiếp tục tìm nhà chưa có sổ đỏ để đầu tư kinh doanh. Nếu chưa bán được ngay thì để ở, như thế cũng tiện một công đôi việc”, chị Thu chia sẻ.
Qua môi giới, anh chị mua một mảnh đất dịch vụ ở Hoàng Mai rộng 40 m2 với giá 1,7 tỷ đồng (Ảnh minh họa).
Thấy tâm lý khách mua thường ưu tiên những căn nhà có mức giá khoảng từ một tỷ đồng đổ lại, do đó anh chị chỉ đầu tư tìm nhà ở giá đó để kinh doanh.
“Sau khi bán nhà, vợ chồng mình thuê trọ ở ngay khu vực đó. Mất khoảng nửa tháng, mình tìm mua được một căn 2 tầng, rộng 35 m2 với giá 900 triệu. Căn nhà này hầu như vợ chồng mình không phải sửa sang gì vì nhà còn mới, chủ nhà bán trả nợ gấp mới có giá mềm như vậy. Vợ chồng mình chớp thời cơ tới xem, thấy ưng là giao tiền mua đứt luôn”.
Nhận nhà, vợ chồng chị Thu lập tức rao bán lại trên trang facebook cá nhân. Lần này phải mất 3 tháng, anh chị mới bán được căn nhà ấy với giá một tỷ đồng. Sau lần đó, vợ chồng chị chuyển hướng đầu tư.
Chị chia sẻ: “Mình thấy đầu tư vào nhà chưa sổ đỏ cũng được, nhưng hầu hết khách mua đều dừng ở hạn mức dưới một tỷ đồng. Nếu mình đầu tư căn thấp tiền quá, phải đầu tư sửa chữa lại nhiều mới bán được; còn căn nhỉnh tiền hơn, khi bán lại không có nhiều chênh lệch bởi khách mua nhà không sổ đỏ cũng rất kén. Họ hiểu mua nhà không sổ đỏ là khá mạo hiểm, đương nhiên sẽ cân nhắc giá cả rất nhiều”.
Suy tính như vậy nên tháng 11/2019, sau khi bán được nhà, vợ chồng chị Thu quay ra kinh doanh đất dịch vụ. Qua môi giới, anh chị mua một mảnh đất dịch vụ ở Hoàng Mai rộng 40 m2 với giá 1,7 tỷ đồng. Anh chị phải vay người thân 400 triệu đồng, trả lãi theo lãi ngân hàng.
“Thu nhập của hai vợ chồng mình cũng không quá dư giả lại còn thuê nhà, nuôi con nhỏ nên nếu vay ngân hàng sẽ rất áp lực. Vậy nên, mình với chồng xoay vay tiền của người thân, mỗi người vay vài chục rồi trả theo lãi ngân hàng. Tính ra mỗi tháng, mình phải trả gần 4 triệu tiền lãi. Tiền gốc thì mình nợ lại, đợi khi nào đất được giá sẽ bán rồi trả”, chị Thu kể.
Đến tháng 9 năm sau, có người trả mảnh đất của vợ chồng chị Thu với giá 2,6 tỷ đồng. Sau khi trả nợ, anh chị còn 2,2 tỷ đồng. Chị Thu cùng chồng quyết định mua căn chung cư rộng 70 m2 ở khu Thanh Xuân, giá 2,7 tỷ đồng. Anh chị vay ngân hàng 500 triệu trong vòng 5 năm, hàng tháng trả cả gốc lẫn lãi là 13,8 triệu đồng.
Chị Thu cho hay, thời điểm này thu nhập của vợ chồng chị đã tăng lên 35 triệu đồng một tháng nên khoản nợ ngân hàng với anh chị cũng không quá áp lực. Hơn nữa, có nhà mới khang trang rộng rãi, anh chị cũng có thêm động lực để phấn đấu.
6 giờ sáng xếp hàng mua bó rau: Người Sài thành quen nếp mới
Người dân tại TP.HCM đang dần quen với việc dậy sớm để đi chợ. Việc xếp hàng sớm đảm bảo cho họ có thể lựa chọn được chủng loại thực phẩm đa dạng và tươi hơn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Ngày 29/7, Quỳnh Trang, chủ một nhà trọ gồm 10 phòng khép kín tại quận Bình Thạnh, đặt tập phiếu đi chợ ở kệ để giầy tầng trệt và nhắn tin thông báo trên nhóm chat cho các thành viên thuê trọ.
6h30 ngày 30/7, Thanh Cường, nhân viên văn phòng đang thuê trọ tại đây xuống lấy phiếu, nhanh chóng xếp hàng đi siêu thị gần nhà. Đây là lần đầu tiên, Cường dậy sớm như vậy đi mua thực phẩm.
"Tôi ra mà siêu thị đã có cả chục người đứng chờ. Phiếu đi chợ chỉ có giá trị trong ngày hôm nay nên phải đi sớm. Bình thường tôi không có thói quen này", Cường nói.
Xếp hàng đi chợ từ sớm (ảnh chụp lúc 6h30 ngày 30/7 tại quận Bình Thạnh)
Cũng có mặt tại siêu thị từ sớm để mua đồ, bà Phạm Kim Hoa (quận Bình Thạnh), cho biết, nếu đi sớm thì mới mua được đồ tươi và có nhiều sự lựa chọn. Nhiều người không biết, đến tầm 9-10h mới ra các siêu thị nhỏ lẻ thì có thể rau xanh không còn hoặc còn rất ít. Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi sẽ phân theo phường chứ không phải người dân muốn vào siêu thị nào cũng được.
Bà Hoa ví dụ, người dân ở phường 1 chỉ được đi mua đồ ở các cửa hàng nằm trên địa bàn phường 1. Nhân viên cửa hàng sẽ kiểm tra phiếu, nếu người dân phường 2 đến sẽ không thể vào mua, mặc dù là phường giáp ranh.
Theo ghi nhận của PV. VietNamNet trong các ngày từ 28-30/7, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi tuân thủ khá chặt yêu cầu từ chính quyền địa phương. Theo đó, sẽ kiểm soát người mua thực phẩm theo giấy được cấp, trên giấy có ghi rõ ngày đi chợ và địa bàn được mua. Lực lượng chức năng cùng với nhân viên tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi thường xuyên kiểm tra giấy mà người dân mang theo.
Phiếu đi chợ được người dân cầm trên tay
"Tôi thấy việc kiểm soát và phân phối theo ngày như thế này khá hay. Giảm thiểu số người ra đường, tập trung mua sắm tại cùng thời điểm", Phan Phương (quận 3) nhận xét.
Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, nhiều khi quy định quá cứng nhắc. Những người xếp hàng sớm, vào trước mua khá nhiều rau xanh thì những người đến sau không có nhiều lựa chọn. Đi nơi khác mua thì không được vào.
"Tôi đi Vinmart lúc 9h30 thì không còn rau, sau đó ra siêu thị Bách Hóa Xanh cách đó không xa để mua bổ sung. Nhưng vì siêu thị Bách Hóa Xanh nằm ở phường khác nên tôi không được vào. Mà tôi chỉ cần thêm mỗi bó rau", chị Khánh Hòa (quận Bình Thạnh) nói.
Trong khi đó, nhiều bà nội trợ nhanh trí, "lách luật" bằng việc nhờ người có phiếu mua hộ thêm đồ và thanh toán tiền theo hóa đơn riêng.
Hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã điều chỉnh giờ bán hàng theo quy định của chính quyền thành phố. Phần lớn các địa điểm phân phối thực phẩm, hàng hóa sẽ mở sớm vào buổi sáng và đóng cửa từ khoảng 17h để đảm bảo yêu cầu hạn chế tối đa người dân ra đường sau 18h.
Thông báo thời gian hoạt động của một siêu thị
Áp lực lên hệ thống phân phối hiện đại
Thống kê từ Sở Công Thương TP.HCM, tính đến ngày 26/7, thành phố có 3 chợ đầu mối và 202/234 chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động, 12/22 địa phương tạm ngưng toàn bộ hoạt động của chợ truyền thống trên địa bàn. Do vậy, việc cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu hiện được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống phân phối hiện đại làm gia tăng áp lực và gây ra nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao.
Bằng chứng, đã có 8/106 siêu thị, 137/2.895 cửa hàng tiện lợi tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Cùng với việc hạn chế lưu thông giữa các quận - huyện, việc cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu tại địa phương sẽ do hệ thống phân phối trên địa bàn đảm trách.
Như vậy, đối với các quận, huyện tại TP.HCM đang tạm ngưng hoạt động toàn bộ các chợ truyền thống sẽ khó khăn khi hệ thống phân phối hiện đại trên địa bàn có vấn đề sự cố (phát sinh ca nhiễm/ca nghi nhiễm và các tình huống phát sinh khác).
Trước tình hình trên, Sở Công Thương cho rằng, việc nhanh chóng tổ chức lại các điểm cung ứng hàng hóa tại địa phương với phương thức phù hợp trên cơ sở rà soát, khôi phục và đưa vào hoạt động trở lại các điểm bán hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tại các chợ truyền thống trong điều kiện an toàn là hết sức cần thiết, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.
Đồng Nai phong tỏa phường có 40.000 công nhân thuê trọ Phường Long Bình, TP Biên Hoà, với hơn 123.000 người, trong đó khoảng 40.000 công nhân thuê trọ, bị phong toả từ 0h ngày 24/7. Động thái trên được UBND TP Biên Hòa đưa ra chiều nay khi các ca nhiễm tại phường Long Bình liên tục tăng, diễn biến phức tạp, lan rộng vào các khu nhà trọ và doanh nghiệp trên...