Liệu Iron Dome có xứng danh “Vòm sắt”?
Radar đa nhiệm Iron Dome (Vòm sắt) là sản phẩm của công ty hệ thống ELTA – công ty con của Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Israel (Israel Aerospace Industries), được Tel Avip mệnh danh là “kẻ bảo hộ” tin cậy của Israel. Nó có khả năng sục sạo suốt ngày đêm, có thể phát hiện và đo đạc bất kỳ mối đe dọa đến an ninh Israel trong mọi điều kiện thời tiết, ở mọi cự ly.
Niềm tự hào của công nghiệp tên lửa và radar Israel.
Phó giám đốc bộ phận phát hiện và đánh chặn của IAI/ELTA, ông Avi Leshem cho biết, tỷ lệ phát hiện và đánh chặn tên lửa thành công của radar Iron Dome vượt trội tất cả các loại radar cùng loại trên thế giới.
Trong giai đoạn đánh giá sơ bộ, đầu tiên radar đánh giá khu vực ảnh hưởng của tên lửa, hỏa tiễn và pháo cối bắn sang và phát tín hiệu cảnh báo tới khu vực đó, sau đó nó gửi số liệu cần thiết đến thiết bị đánh chặn và xem xét liệu có cần phải đánh chặn hay không, nếu nó chỉ ảnh hưởng đến những khu vực không dân cư như: đồng ruộng. rừng núi thì hệ thống đánh chặn sẽ không khởi động.
Lí luận phát triển Radar Iron Dome của người Israel xuất phát từ khái niệm về radar đa nhiệm, bao gồm: định vị và khóa chết mục tiêu, phòng không và thực hiện đánh chặn, tất cả các nhiệm vụ đó đều được thực hiện bởi Iron Dome chứ không cần các radar chuyên trách từng nhiệm vụ như trước. Có thể nói, Iron Dome cung cấp số liệu vô cùng chính xác về vị trí và quỹ đạo bay của tên lửa địch, đảm bảo độ tin cậy cao cho hệ thống tên lửa đánh chặn, hơn nữa nó lại rất dễ thao tác.
Mỗi đại đội “Iron Dome’ bao gồm một trạm radar đa nhiệm (phát hiện, theo dõi và dẫn bắn), trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ. Tên lửa Tamir có đầu dò cảm biến điện tử – quang học, tầm bắn 4- 70 km, có thể đánh chặn các loại đạn cối, pháo, hỏa tiễn và tên lửa tầm trung, tầm ngắn.
Tên lửa Tamir có đầu dò cảm biến điện tử – quang học, tầm bắn 4- 70 km
Hiện Israel đã triển khai 5 đại đội tên lửa Iron Dome, đại đội đầu tiên được triển khai tại khu vực phụ cận Be’er Sheva – thành phố lớn nhất thuộc sa mạc Negev, cách dải Gaza khoảng 40km. Đại đội thứ hai được triển khai ở thành phố Ashkelon, cách dải Gaza hơn 10km về phía bắc, đại đội thứ 3 được bố trí tại khu vực phụ cận Ashdod, nằm xa hơn về phía bắc của bờ biển Ashkelon. Đầu tháng tháng 7, Tel Avip đã triển khai đại đội “Iron Dome” thứ 4 tại khu vực phụ cận thành phố cảng Eliat bên bờ Hồng hải (biển Đỏ), đại đội thứ 5 được triển khai vào ngày 17/11 vừa qua nhưng không rõ ở địa điểm nào.
Người Israel khẳng định hiệu suất tiêu diệt mục tiêu của “Iron Dome” lên tới 90%, nhất là sau khi chỉ có một số ít tạp chí quân sự cho rằng con số đó chỉ đạt tối đa là 75%. Sau khi triển khai đại đội thứ 5, Israel đã tiến hành thử nghiệm hệ thống Iron Dome vừa được cải tiến. Các hạng mục mới được nâng cấp gồm: sửa lỗi phần mềm điều khiển, cải tiến radar và sửa đổi hệ thống chiến đấu và ngay sau đó nó đã được kiểm chứng thực tế.
Theo thông tin từ Lực lượng phòng vệ Israel, trong 3 ngày diễn ra chiến dịch quân sự Pillar of Defence đầu tháng 11 vừa qua. Lực lượng Hamas đã bắn 737 tên lửa vào Israel, 492 quả đã rơi xuống, 245 quả đã bị hệ thống đánh chặn Iron Dome bắn hạ. Trong 492 quả đó, chỉ có một quả rơi xuống một tòa nhà 4 tầng ở thị trấn Kiryat Malachi cách 25km về phía Nam dải Gaza làm 3 người Israel thiệt mạng, số còn lại đều rơi xuống các khu vực không có dân cư. Như vậy có đến hơn 99% các tên lửa có khả năng đe dọa cho tính mạng người dân đều đã bị đánh chặn.
Video đang HOT
Hiệu suất cao của Iron Dome một phần do cách tính ảo
Liên quan đến hệ thống này, tạp chí Mỹ “Tiêu điểm phòng thủ tên lửa” đã có bài phỏng vấn ông George Lewis – chuyên viên cao cấp của viện nghiên cứu hòa bình và xung đột Judith Joppe – Đại học Cornell của Hoa Kỳ. Qua các số liệu đang nghiên cứu về “Iron Dome” và tham khảo các nguồn tin đáng tin cậy của mình, ông George Lewis khẳng định hiệu suất cao của Iron Dome một phần là số liệu ảo.
Mô hình đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa “Iron Dome”
Lần thử lửa thực tế đầu tiên của “Iron Dome” diễn ra vào ngày 07/04/2011, lần đầu tiên nó đã bắn hạ được một quả rocket 122mm “Grad”. Trong mấy ngày tiếp theo, hệ thống này đã đánh chặn thành công 8 lần, trong 8 hoặc 9 vụ tấn công kế tiếp. Vào hạ tuần tháng 8/2011, ước chừng 130 quả rocket (chủ yếu là loại 122mm “Grad” và “Quassams”) được phóng sang từ dải Gaza, trong đó chỉ có 28 quả là có khả năng uy hiếp cao.
Theo tin của tờ “Bưu điện Jerusalem” – Israel, tỷ lệ đánh chặn thành công là 22/28 quả, đạt tỷ lệ 78%, số lượng bắn hạ không thành công được quy kết do lỗi thao tác của nhân viên kỹ thuật nhưng trên thực tế là do trục trặc của chính tên lửa đánh chặn. Hệ thống “Iron Dome” tiến hành lần đánh chặn cuối cùng trong năm 2011 vào hạ tuần tháng 10. Israel đã hứng chịu 9 đợt tấn công bằng Rocket, mặc dù cả 3 tiểu đoàn đều khai hỏa nhưng tỷ lệ thành công chỉ có 3 lần.
Như vậy, trong năm 2011, các hệ thống “Iron Dome” đã triển khai hoạt động tất cả 3 lần. Đợt đầu tiên là tháng 4, Israel thành công 8 trong tổng số 10 lần đánh chặn, đạt hiệu suất 80%. Lần thứ 2 vào tháng 8, tỷ lệ thành công là 22/28, đạt 78%. Còn lần thứ 3 chỉ thành công vỏn vẹn 3 lần khi đối phó với 9 đợt công kích, tỷ lệ giảm xuống còn 33%. Hiệu suất bình quân chỉ đạt 70% với tỷ lệ thành công 33/47.
Hệ thống “Iron Dome” được sử dụng nhiều nhất từ ngày 9 – 15/03/2012. Hamas đã phóng sang miền nam Israel khoảng gần 300 quả rocket và pháo cối, các hệ thống “Iron Dome” đã ngăn chặn thành công 80% các mục tiêu cần thiết, còn các quan chức quân đội Israel hùng hồn tuyên bố con số ấn tượng hơn là 90%.
Binh sĩ đang thao tác điều khiển hệ thống Iron Dome
Về sự kiện này, ông George Lewis khẳng định mình nắm trong tay báo cáo chi tiết về vấn đề sai sự thật này. Các quan chức quân đội Israel báo cáo, đã có 250 quả rocket và pháo cối từ dải Gaza bắn sang Israel, trong đó có 166 quả xâm nhập vào không phận Israel. Trong số này có 74 quả có khả năng bắn trúng khu vực dân cư hoặc các công trình dân sự. Trước khi chúng bắn trúng mục tiêu, hệ thống “Iron Dome” đã bắn hạ 56 quả, đạt hiệu suất 75%. Trong số 166 quả rocket và pháo cối bắn sang Israel, chỉ có 18 quả bắn trúng mục tiêu thì đương nhiên hiệu suất phải là 90%. Điều này chứng tỏ các kết quả báo cáo toàn là số liệu ảo, thực chất 90% không phải là hiệu suất bắn hạ tên lửa mục tiêu của “Iron Dome” mà là tổng số tên lửa không trúng mục tiêu, trong đó số đánh chặn được thấp hơn rất nhiều số rơi nằm ngoài khu vực phòng thủ của nó.
Lần đánh chặn thứ 5 của hệ thống “Iron Dome” diễn ra vào trung tuần tháng 6/2012, Bộ quốc phòng Israel tuyên bố họ đã đánh chặn thành công 7 lần. ông George Lewis cho biết mình không được xem bất cứ một báo cáo cụ thể về số lần bị tiến công trên thực tế, nhưng ít nhất đã có hơn 150 quả rocket được phóng sang Israel mà họ mới đánh chặn được 7 quả.
Iron Dome đạt hiệu suất cao của do chưa gặp đối thủ xứng tầm
Không thể phủ nhận là Iron Dome đã làm giảm đáng kể thiệt hại của Israel trong các vụ pháo kích của Hamas. Thế nhưng, các chuyên gia quân sự cho rằng, người Israel chớ vội mừng, Iron Dome đạt hiệu suất cao như vậy vì sự thực là nó chưa gặp phải một đối thủ xứng tầm.
Hệ thống Iron Dome của Israel chưa gặp phải đối thủ xứng tầm
Thứ nhất: hỏa lực của Hamas không tập trung với cường độ cao nên dễ dàng bị đánh chặn. Giả sử Iron Dome phải đối đầu lực lượng pháo binh chính quy sử dụng giàn pháo phản lực 40 nòng BM-21 Grad do Nga sản xuất thì hậu quả sẽ như thế nào? Một tiểu đoàn tên lửa loại này thường được bố trí 18 dàn phóng với tổng cộng 720 quả tên lửa, thời gian xác định mục tiêu và khai hỏa chỉ trong vòng 3 phút. Trong điều kiện tác chiến, chỉ cần vài chục giây một tiểu đoàn có thể đồng loạt phóng tất cả 720 quả rocket về phía trận địa đối phương. Hamas cũng có loại hỏa tiễn này nhưng chỉ là vài ống phóng dạng rời, không thể bắn từng loạt lớn sang Israel nên Iron Dome có đủ khả năng đối phó.
Thứ 2: Lực lượng Hamas không có lực lượng trinh sát mục tiêu đủ mạnh. Thường họ pháo kích sang Israel theo kiểu bắn tọa độ, cứ ngắm sang Israel là được, không trinh sát cụ thể các mục tiêu trọng điểm nên thường là bắn hú họa, có khi một nửa số vũ khí bắn không trúng lãnh thổ Israel, số còn lại ít nhất một nửa, thậm chí 2/3 bắn chẳng trúng vào mục tiêu trọng điểm nào. Vì vậy các hệ thống “Vòm sắt” dễ dàng phân loại và tiến hành đánh chặn có hiệu quả một số lượng nhỏ tên lửa có khả năng uy hiếp cao. Chỉ cần một nửa số hỏa tiễn phóng đi có khả năng uy hiếp lớn là Iron Dome sẽ bị quá tải, không thể đánh chặn xuể được.
Nếu Iron Dome phải đối đầu với hệ thống hỏa tiễn 40 nòng BM-21 Grad
của Nga thì chưa biết hậu quả thế nào.
Thứ 3: Trang bị của Hamas quá cũ, không có vũ khí nào điều khiển chính xác.
Trên thực tế, các loại súng cối, pháo, hỏa tiễn của Hamas là loại không điều khiển lại các tham số đường đạn, đã phóng đi thì 1 là trúng, hai là trượt không thể thay đổi được. Giả sử Iron Dome gặp phải các loại pháo điều khiển chính xác, trước hết tập trung đánh phá đúng vào các trận địa Iron Dome, sau đó mới tiến hành công kích các mục tiêu khác thì hậu quả sẽ không lường hết được. Hơn nữa, các loại hỏa tiễn và tên lửa phóng sang Israel chủ yếu là có vận tốc, độ cao và quỹ đạo bay cố định, chỉ qua vài lần điều chỉnh là Israel dễ dàng nắm được quy luật này và có biện pháp đối phó tối ưu. Nếu trong tay Hamas có các loại tên lửa có khả năng thay đổi quỹ đạo, có thể biến tốc và biến đổi độ cao thì “Vòm sắt” sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Một điểm nữa đáng lưu ý là giá thành mỗi quả tên lửa đánh chặn vào khoảng 50.000 USD, trình tự tác chiến chuẩn của “Iron Dome” là mỗi lần phải phóng 2 quả tên lửa đánh chặn để tiêu diệt 1 quả tên lửa của kẻ địch. Nếu như Hamas bắn chính xác hơn, chi phí cho hệ thống đánh chặn tên lửa sẽ rất cao.
Với hiệu quả đánh chặn thực tế không cao như tuyên bố và chưa gặp phải một địch thủ xứng đáng, có thể khẳng định để Iron Dome xứng danh là “Vòm sắt” và xây dựng được một hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả, đối phó được những đối thủ có vũ khí trang bị hiện đại hơn trong tương lai, Israel sẽ còn rất nhiều việc phải làm.
Theo ANTD
Ấn Độ mua pháo hạng nhẹ M777 của Mỹ
Cuối cùng Ấn Độ đã quyết định mua pháo M777 155mm của Mỹ sau 2 năm gián đoạn.
Gần 2 năm sau khi quyết định mua pháo hạng nhẹ từ các công ty con của BAE Systems Land, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã gửi một lá thư chính thức đề nghị chính phủ Mỹ về việc mua 145 pháo hạng nhẹ M777.
Bức thư đề nghị chính phủ Mỹ chấp thuận việc mua 145 pháo M777 155mm dựa trên cơ sở chính phủ giữa 2 nước.
Thỏa thuận này là có khả năng được ký kết trước khi kết thúc tài khóa vào tháng 3/2013.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) đã gửi một thông báo cho Quốc hội hôm 22/1/2010 về khả năng có thể thực hiện vụ mua bán này.
Hệ thống pháo hạng nhẹ M777 155mm của quân đội Mỹ
Hợp đồng trị giá 700 triệu USD đã mất gần hai năm để bước đến giai đoạn này bởi vấp phải trục trặc từ phía Singapore Technologies, các nhà thầu khác của thương vụ. Singapore Technologies hủy bỏ hồ sơ vì xuất hiện các cáo buộc thương vụ không lành mạnh vào giữa năm 2009.
Đầu năm 2011, thông tin về các thử nghiệm loại pháo này đã bị rò rỉ, không phù hợp với tiến trình đàm phán và Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã lập một cuộc điều tra nội bộ để xem xét vụ việc này. Chính phủ Mỹ đã gửi đi hai khẩu đội M777 cho mục đích thử nghiệm và 84 loạt đạn đã được Ấn Độ sử dụng trong các cuộc thử nghiệm.
Theo ANTD
Lưới lửa Iron Dome để lọt rocket, 3 người Israel thiệt mạng 3 người Israel đã thiệt mạng vì rocket của lực lượng Hồi giáo Hamas bắn vào nước này nhằm trả đũa cho vụ không kích giết chết lãnh đạo quân sự của tổ chức này. Trong động thái trả đũa cuộc không kích của Không quân Israel nhắm vào Palestine giết chết lãnh đạo quân sự của Hamas, lực lượng Hồi giáo vũ...