Liệu dòng tiền mới có tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán Mỹ?
Việc xác định những người mua hoặc người bán trong một thị trường chứng khoán quy mô 35.000 tỷ USD với hầu hết các dòng tiền vào và ra đều không rõ ràng là điều rất khó khăn.
Với việc thị trường chứng khoán tăng gần 70% trong vòng chưa đầy 9 tháng, chỉ số S&P 500 đạt mức cao kỷ lục mới trung bình cứ sau 8 ngày giao dịch, khi các nhà đầu tư cá nhân đã đặt số tiền chưa từng có vào cổ phiếu trong vòng 6 tuần qua và các nhà quản lý quỹ có mức dự trữ tiền mặt gần mức thấp nhất trong 8 năm, liệu những người mua sẵn sàng tiếp theo của thị trường tăng giá này là ai?
Trong những tuần gần đây, một thị trường tăng giá được yêu thích đã bước vào “giai đoạn niềm tin”. Theo EPFR Global, trong tuần gần đây nhất, dòng vốn vào các quỹ đầu tư Mỹ đã đạt 30 tỷ USD, tổng số tiền cao thứ năm từ trước đến nay.
Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các khách hàng là quỹ quản lý đầu tư và tài sản toàn cầu của Bank of America cũng đang ở gần mức cao nhất trong hai thập kỷ.
Joyce Cheng, Chủ tịch nghiên cứu toàn cầu của JP Morgan, người theo dõi dòng tiền để xác định sức mua tiềm năng cho biết: “Thêm 2.100 tỷ USD tiền mặt được các công ty thuộc S&P 500 nắm giữ bên ngoài lĩnh vực tài chính. Chúng tôi kỳ vọng dòng vốn cổ phiếu trị giá 1.000 tỷ USD vào năm 2021 được thúc đẩy bởi các dòng chảy có hệ thống, dòng tiền từ quỹ đầu cơ, nhà đầu tư cá nhân, hoạt động mua lại cổ phiếu và xoay vòng từ các tài sản không phải là cổ phiếu”.
Số dư của quỹ thị trường tiền tệ cao hơn khoảng 1.000 tỷ USD so với trước khi Covid xuất hiện vào đầu năm. Điều này dường như cho thấy các cá nhân có thể bỏ số tiền này vào thị trường khi giá cổ phiếu liên tục tăng. Nhưng những người khác đã ghi nhận một phần lớn thặng dư rõ ràng này phản ánh tiền mặt của doanh nghiệp, số tiền thu được từ việc phát hành nợ khổng lồ trong năm nay.
Các công ty đang trong giai đoạn phục hồi có xu hướng không sử dụng tiền mặt và có khả năng là sự kết hợp giữa việc khởi động lại tích cực hoạt động mua lại cổ phiếu và săn lùng các thương vụ mua lại công ty. Cục Dự trữ Liên bang hôm thứ Sáu (18/12) đã cho phép các ngân hàng lớn bắt đầu mua lại cổ phiếu.
Trong khi hầu hết các thước đo định vị quỹ đầu cơ cho thấy đám đông hiện đang theo đuổi các tài sản rủi ro, thì quỹ đầu tư tuân theo các chiến lược phân bổ tài sản có hệ thống đã đứng ngoài cuộc. Những quỹ này thường lấy tín hiệu từ mức độ biến động của thị trường và đợi sự biến động giảm xuống trước khi mở rộng tỷ lệ cổ phiếu một cách mạnh mẽ.
Video đang HOT
Liệu tất cả những nguồn cầu này có trở thành người mua mạnh hay không, điều quan trọng hơn là các nhà đầu tư hy vọng có thể tự an ủi với quan niệm rằng đó là lượng tiền mua ròng tiềm năng.
Tâm lý thị trường tăng giá tự nuôi sống mình: Các nhà đầu tư chuyển tiền lợi nhuận kiếm được từ cổ phiếu này để mua cổ phiếu khác, tập trung nhiều hơn vào lợi nhuận hơn là rủi ro và đang đặt lại kỳ vọng lợi nhuận cao hơn.
Với sự đồng thuận chắc chắn về sự phục hồi được kích hoạt bằng vắc xin vào mùa Xuân năm sau, Fed có ý định sửa đổi theo hướng dễ dàng hơn là chính sách chặt chẽ hơn, nợ doanh nghiệp mới được phát hành kỳ vọng sẽ giảm xuống trong năm tới sẽ giúp hỗ trợ đà tăng của thị trường chứng khoán.
Thị trường tăng giá được phát triển bởi một niềm tin tập thể rằng còn rất nhiều người khác đang chờ mua giá cao hơn, với một niềm tin được kiểm định sau những nhịp thị trường điều chỉnh và hồi phục, và chỉ khi đám đông được thuyết phục rằng những người mua mới là rất nhiều. Những giai đoạn như thế có thể tiếp tục trong một thời gian khá lâu, mặc dù không phải mãi mãi.
Tháng 11 là thời điểm phù hợp để nhà đầu tư bắt đầu sàng lọc và tích lũy
CTCK Rồng Việt (VDSC) vừa công bố Báo cáo chiến lược tháng 11 với chủ đề: "Tích lũy cổ phiếu trên nền tảng vĩ mô dần phục hồi" trong bối cảnh thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn khan
Bầu cử tổng thống Mỹ - Cẩn trọng nhưng không quá bi quan
Theo Báo cáo, Tổng thống Trump đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống 21% vào tháng 11/2017, ngay sau khi nhận chức. Hành động của ông đã tăng thu nhập cho hầu hết các tập đoàn, đặc biệt là các công ty niêm yết lớn trên sàn chứng khoán Mỹ. Do đó, các nhà đầu tư ở Mỹ và trên thế giới đã tích cực mua cổ phiếu. Đây là một trong những lý do khiến chỉ số S&P 500 và Nasdaq ở mức cao kỷ lục.
Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, dù Trump hay Biden thắng, sẽ có tác động đến thị trường chứng khoán trên toàn thế giới. Nếu Trump thắng, sẽ không có nhiều thay đổi về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu Biden thắng, rất có thể thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tăng trở lại, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty.
Các chuyên gia phân tích của VDSC tin rằng cả hai kịch bản đều đã phản ánh vào thị trường. Rất khó có thể xảy ra trong ngắn hạn (trong 6-12 tháng) việc bất kỳ ứng viên nào có thể đưa ra những thay đổi một cách khó lường trong chính sách.
Nếu Trump tái đắc cử, đây có thể sẽ là lực đẩy giúp thị trường chứng khoán lên cao hơn. Phố Wall sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ không tăng hoặc thậm chí có thể giảm nhiều hơn từ 21% xuống 15%. Nhưng xét về phương diện ngoại giao trong dài hạn thì có vẻ không mấy khả quan vì chính quyền Trump sẽ gây ra nhiều xung đột hơn nữa với các đối tác thương mại như Canada, Trung Quốc, Mexico và EU.
Còn chiến thắng của Biden có lẽ sẽ bị các nhà đầu tư ngắn hạn coi là tiêu cực, do đó thị trường chứng khoán có thể trải qua một số kiểu bán tháo. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng một nhiệm kỳ Tổng thống Biden sẽ mang lại cơ hội trong một số lĩnh vực: môi trường, năng lượng tái tạo, giáo dục. Các ngân hàng và công ty bảo hiểm sẽ không khả quan nếu tình huống này thành hiện thực.
"Ngoài ra, chúng tôi cho rằng trong dài hạn, thị trường chứng khoán sẽ không quá bi quan vì kết quả bầu cử đều ghi nhận tác động tích cực đến thị trường chứng khoán Mỹ trong quá khứ bất kể bên thắng cuộc", các chuyên gia của VDSC nhận định.
Tích luỹ cổ phiếu trên nền tảng vĩ mô dần phục hồi
Thị trường chứng khoán ghi nhận sự tăng trưởng tốt về điểm số cũng như thanh khoản trong tháng 10. Tuy nhiên, đằng sau sự cải thiện đó có thể nhận thấy sự phân hóa rõ nét của dòng tiền giữa các nhóm ngành. Theo đó, dòng tiền có xu hướng chảy vào các nhóm ngành có kết quả kinh doanh quý III khả quan hoặc có "câu chuyện" riêng hỗ trợ.
Minh chứng rõ nét nhất, theo VDSC là diễn biến của nhóm ngành tài nguyên cơ bản với mức tăng 9% khi nhiều doanh nghiệp trong ngành này công bố kết quả kinh doanh tích cực có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, dẫn dắt bởi HPG với mức tăng trưởng lợi nhuận ròng quý III/2020 lên tới 115% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tương tự, tại nhóm ngành như Hàng cá nhân và Gia dụng, với sự đóng góp chủ yếu của PNJ khi mảng bán lẻ trang sức của doanh nghiệp này cho thấy những kết quả tốt hơn kỳ vọng chung của thị trường.
Ngoài yếu tố về kết quả kinh doanh, những cổ phiếu vốn hóa lớn như MSN, VIC lại được hỗ trợ bởi những "câu chuyện" riêng, qua đó, lần lượt thúc đẩy diễn biến giá của nhóm ngành F&B và Bất động sản.
"Khi "hiệu ứng" kết quả kinh doanh qua đi, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ đi vào vùng trống thông tin, và nhiều khả năng sẽ nhạy cảm hơn đối với những diễn biến từ các thị trường toàn cầu và các sự kiện quốc tế, trong đó có kết quả của cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ", các chuyên gia của VDSC nhận định.
Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng trong thời gian tới, các dữ liệu kinh tế vĩ mô, vốn đang cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế sau các tác động của đại dịch Covid, cùng với mặt bằng lãi suất thấp sẽ là bước đệm an toàn giữ chân dòng tiền trong thị trường.
Được biết, diễn biến kỳ họp Quốc Hội cuối cùng của năm 2020 cũng sẽ là sự kiện lớn được theo dõi trong tháng này. Theo lịch trình, từ 2 - 5/11, Quốc Hội sẽ thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và, quan trọng hơn, là xây dựng kế hoạch cho các chỉ tiêu kinh tế lớn giai đoạn 5 năm tiếp theo (2021 - 2025).
Trong đó, các vấn đề ngân sách, kế hoạch đầu tư công trung hạn và cải cách kinh tế sẽ là những nội dung quan trọng được giới đầu tư chú ý bởi tính chất định hướng đối với việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2021 sẽ được biểu quyết thông qua vào ngày 11/11.
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6% vào năm 2021, so với tăng trưởng GDP dự kiến ở mức 2 - 3% năm 2020 sau những bất ổn từ đại dịch Covid-19. Dù vậy, Chính phủ vẫn đặt mục tiêu khá tham vọng cho triển vọng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2021 - 2025 với tốc độ tăng trưởng GDP 6,5 - 7%.
Chúng tôi kỳ vọng việc thông qua những chỉ tiêu kinh tế lạc quan hơn trong giai đoạn 2021 - 2025 cũng như cam kết hành động của Chính phủ sẽ phần nào có tác động tốt đến tâm lý của thị trường tháng này.
"Chúng tôi không kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ có sự bứt phá trong tháng 11 nhưng đây là thời điểm phù hợp để nhà đầu tư bắt đầu sàng lọc và tích lũy những cổ phiếu/nhóm ngành có điểm rơi lợi nhuận trong quý IV/2020 cũng như có triển vọng tích cực hơn trong năm 2021.
Trong ngắn hạn, chúng tôi đánh giá cơ hội vẫn hiện hữu, nhưng sẽ bị giới hạn ở một nhóm nhỏ cổ phiếu có "câu chuyện" riêng. Cân nhắc giữa các yếu tố trên, chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán lẻ, ngành bất động sản, ngân hàng có thể dẫn dắt sự lạc quan của thị trường trong tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021", các chuyên gia của VDSC nhận định.
VDSC: "Trong dài hạn, thị trường chứng khoán sẽ không quá bi quan bất kể kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ" VDSC cho rằng trong dài hạn, thị trường chứng khoán sẽ không quá bi quan vì kết quả bầu cử đều ghi nhận tác động tích cực đến thị trường chứng khoán Mỹ trong quá khứ bất kể bên thắng cuộc. CTCK Rồng Việt (VDSC) vừa công bố báo cáo chiến lược tháng 11 với tâm điểm đến từ cuộc bầu cử Tổng...